2.4.SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu nguồn lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương (Trang 66 - 82)

2.4.1.Tình hình chung

và tài nguyên, tính đã xây dựng một cơ cấu kinh tế khá hợp lý: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Trong đó, công nghiệp là ngành kinh tế chính, thu hút số lượng lao động rất lớn; nông nghiệp là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng cũng thu hút lượng lớn lao động. Do đó, tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế cao, luôn chiếm hơn 91% dân số trong tuổi lao động.

2.4.2.Thực trạng cung-cầu lao động trong tỉnh

Xét về mặt số lượng cung lao động lớn, khoảng 504 800 lao động (2002), trung bình mỗi năm tăng thêm 32 255 lao động/năm. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa từ cấp 2 MÒ xuống cao, chiếm 81% tổng lao động. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, chiếm khoảng 32% tổng lao động. Vì vậy, thực trạng cung - cầu lao động trong tỉnh đang tồn tại một mâu thuẫn: lao động có tình độ chưa đáp ứng được nhu cầu nhưng lao động phổ thông chưa được sử dụng hết.

Cung - cầu lao động trong công nghiệp Là một tỉnh phát triển kinh tế rất nhanh trong những năm gần đây với ngành kinh tế chủ đạo là công nghiệp, Bình Dương đã thu hút một lượng lớn lao động trong và ngoài tình. Số lượng lao động công nghiệp

tăng nhanh từ 81 872 người (1997) lên 196 700 người (2002).

Tuy nhiên, chất lượng lao động công nghiệp còn thấp. Đến nay, lao động công nghiệp trong tỉnh chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, trình độ văn hóa thấp và chưa qua đào tạo nghề nên việc sắp xếp, phân công lao động còn nhiều khó khăn. Cụ thể: năm 2002, có tới khoảng 38% số lao động nộp hồ sơ xin việc chỉ có trình độ phổ thông cơ sở.

Đối tượng lao động cần giải quyết việc làm hiện nay tập trung chủ yếu ở lứa tuổi trên 30, trình độ văn hóa thấp, khó bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nên rất ít có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp. Trong khi, đa phần các doanh nghiệp tuyển dụng nhóm lao động ừẻ từ 18 - 25 tuổi.

Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông như ngành may thì lương thấp, tăng ca nhiều, xa khu dân cư nên lực lượng lao động địa phương lại không có nhu cầu làm việc.

Đối với các doanh nghiệp có mức lương cao lại đòi hỏi người lao động phải có trình độ văn hóa, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có kinh nghiệm, có ngoại ngữ, có tin học..., những yêu cầu mà phần lớn nguồn lao động nội tỉnh chưa đáp ứng được.

Kết qua điều tra nhu cầu tuyển dụng lao động công nghiệp 6 tháng đầu năm 2002 của các doanh nghiệp trong tỉnh cho thấy:

- Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông lớn hơn lao động đã qua đào tạo, nhưng khả năng tuyển dụng đối với lao động đã qua đào tạo lại thấp hơn lao động phổ thông. Lý do:

- Cung lao động có trình độ không đủ cầu lao động. Chỉ tính trong năm 2001, có tới 80,3% lao động dự tuyển không đáp ứng được yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp của các doanh nghiệp.

Vì thế, để thu hút lao động có trình độ CMKT, các doanh nghiệp trong tỉnh đã sẩn sàng trả mức lương cao hơn so với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Cung - cầu lao động trong nông nghiệp Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mô hình kinh tế ừang ữại trong qua tình công nghiệp hóa, ở kjiu vực nông thôn đã

hình thành một lực lượng lao động mới. Bên cạnh nhu cầu về lao động phổ thông, khu vực nông thôn cũng cần một số lao động có tành độ chuyên môn kỹ thuật và trình độ quản lý phù hợp.

Cung - cầu lao động trong ngành dịch vụ

Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển nhanh nên các loại hình dịch vụ cũng phát triển và ngày một phong phú, đa dạng hơn. số lượng lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 50 769 (1997) lên 92 500 (2002). Nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn nghiệp trong vụ dịch vụ cũng ngày một cao hơn.

U

Nhận xét chung

Về cung lao động: Nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trẻ năng động,

sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại. Tỷ lệ lao động có khả năng lao động cao, đảm bảo nguồn lao động cho quá trình phát triển kinh tế.

Nhưng nguồn lao động hạn còn những chế cần giải quyết, đó là: Đội ngũ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật vừa thiếu lại vừa yếu chưa đáp ứng được nhu cầu. Khả năng đào tạo lao động có tình độ CMKT trong tỉnh khoảng 1000 - 1200 lao động/năm. Trong khi nhu cầu cần từ 13 000 - 16 000 lao động có CMKT/năm. Như vậy, hiện tại nguồn lao động nội tỉnh chỉ có thể đáp ứng khoảng 9-10% nhu cầu lao động có trình độ. Vì vậy, tình trạng việc đi tìm người mà người vẫn thất nghiệp còn là bài toán chưa giải được.

Rõ ràng, với tốc độ phát triển kinh tế (đặc biệt là công nghiệp) rất nhanh như hiện nay, nguồn lao động nội tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đây cũng là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế và chương trình giải quyết việc làm của các cấp lãnh đạo tỉnh những năm tới.

Về cầu lao động: Kinh tế Bình Dương phát triển nhanh nên cầu lao động lớn. Sự

phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, khả năng phát huy thế mạnh của các ngành nghề truyền thống, sự phát triển của mô hình kinh tế trang trại trong nông nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm.

như việc xác định nhu cầu lao động theo ngành nghề, độ tuổi... còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động cũng không dự báo được nhu cầu lao động cho các năm sau do còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: thị trường tiêu thụ sản phẩm, nên chưa xác định được năng lực sản xuất. Hơn nữa, trong luật doanh nghiệp của Việt Nam cũng chưa có yêu cầu về chỉ tiêu lao động.

2.4.3.Mức độ tham gia hoạt động kinh tế của nguồn lao động

Năm 2002, tổng dân số 15 tuổi ữở lên trong tình là 569 604 người. Trong đó, DS HĐKT là 435 331 người, chiếm 76%, cao hơn so với ĐNB (72,5%) và cả nước (66,9%).

Tỷ lệ DS HĐKT ở khu vực thành thị chiếm là 143 168 người, 69,4% tổng dân số 15 tuổi trở lên, thấp hơn khu vực nông thôn (74,8%), nhưng cao hơn so với ĐNB (64,5%) và cả nước (62,4%). ở khu vực nông thôn, DS HĐKT là 292163 người, chiếm 74,8% cao hơn ĐNB (72,6%) nhiữig thấp hơn cả nước (75,5%).

2.4.3.1.Nhóm dân số hoạt đông kinh tế (DS HĐKT)

Xét theo số liệu tương đối thì tỷ lệ DS HĐKT thường xuyên ở khu vực thành thị thấp hơn nông thôn nhưng có xu hướng tăng, từ 27% (1997) lên 34% (2002); khu vực nông thôn giảm từ 73% (1997) xuống 66% (2002).

Tuy nhiên, xét về qui mô, DS HĐKT thường xuyên ở nông thôn và thành thị đều tăng. Trong 5 năm, DS HĐKT thường xuyên toàn tỉnh tăng 64 644 người. Trong đó, khu vực thành thị tăng 20 237 người, khu vực nông thôn tăng 44 407 người, cao hơn

gấp đôi khu vực thành thị.

2.4.3.1.1.Tình trạng có việc làm

Những năm gần đây, tình trạng việc làm trong tỉnh khá ổn định và có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ lao động có việc làm cao do kinh tế liên tục phát triển mạnh, thị trường lao động được mở rộng. Năm 2000, tỷ lệ lao động có việc làm chiếm 97,3% cao hơn so với Đông Nam Bộ (95%).

Tỷ lệ có việc làm cao và tương đối ổn định: từ 97,3% (2000) giảm xuống 95,3% (2001) và lại tăng lên 98,2% (2002). Trong đó, tỷ lệ lao động đủ việc làm tăng từ 61,7% (2000) lên 67,2% (2002). Tỷ lệ lao động thiếu việc làm giảm từ 35,6% (2000) xuống 29% (2002).

Tình trạng việc làm phân theo khu vực và giới tính

Năm 2001, tổng dân số HĐKT thường xuyên toàn tỉnh là 373 885 người, chiếm 48,6% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, tỷ lệ dân số HĐKT thường xuyên ở thành thị chiếm 31%, nông thôn chiếm 69%. Tỷ lệ nữ HĐKT thường xuyên ở khu vực thành thị cao hơn nông thôn 0,8%.

Năm 2002, dân số HĐKT thường xuyên chiếm 69% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ có việc làm thường xuyến chiếm 98,2%, trong đó nữ có việc làm chiếm 49,9%. Tỷ lệ dân số có việc làm thường xuyến trong tổng dân số HĐKT thường xuyên cao, chiếm 97%, trong đó nữ có việc làm thường xuyên chiếm 49,7%, cao hơn nam 2,4%.

Ở khu vực thành thị, dân số có việc làm thường xuyên thấp hơn toàn tỉnh không đáng kể chỉ 1,1%, thấp hơn khu vực nông thôn 1,4%. Ở khu vực thành thị tỷ lệ nữ có việc làm thường xuyên cao hơn chỉ nam 1,1%, ở khu vực nông thôn nữ cao hơn nam tới 3,7%.

Dân số HĐKT có việc làm thường xuyên phân theo nhóm tuổi

Tỷ lệ có việc làm ở lứa tuổi lao động già và trung niên cao, cao nhất ở lứa tuổi trên 55, luôn chiếm trên 98%. Cụ thể: tăng từ 98,3% (2000) lên 98,7% (2002). Tỷ lệ lao động trẻ 15 -34 tuổi thấp nhất 96,5% (2000), thấp hơn mức chung toàn tỉnh 0,8%, thấp hơn nhóm tuổi ữên 55 là 1,8%; năm 2002 giảm xuống 95%, thấp hơn mức chung toàn tỉnh 3,2%, thấp hơn nhóm tuổi trên 55 là 3,7%.

Năm 2000, tỷ lệ có việc làm của nhóm tuổi 35 - 54 chiếm 97,1%, thấp hơn mức chung toàn tỉnh 0,2%, thấp hơn nhóm tuổi trên 55 là 1,2%; năm 2002, tăng lên 97,9%, thấp hơn mức chung toàn tỉnh 0,3%, thấp hơn nhóm trên 55 tuổi là 0,8%.

Tỷ lệ dân số HĐKT thường xuyên ở các ngành kinh tế có sự khác biệt khá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn.

Trong công nghiệp, do chủ trương phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến tại chỗ, do sự hồi phục của các ngành nghề truyền thống nên tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế thường xuyên giữa khu vực thành thị và nông thôn trong ngành công nghiệp không chênh lệch nhiều. Cụ thể: trong công nghiệp tỷ lệ chênh lệch không đáng kể: thành thị (38,3%), nông thôn (32,2%). Trong khi, ngành dịch vụ tỷ lệ chênh lệch khá lớn: thành thị (55,8%), nông thôn (24,7%); và trong nông nghiệp tỷ lệ chênh lệch là rất lớn: thành thị (5,9%), nông thôn cao gấp hơn 7 lần (43,1%).

Năm 2002, ở khu vực thành thị, dân số HĐKT có việc làm thường xuyên của Bình Dương trong ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 38,3%. Cao hơn ĐNB (35,6%) và cao hơn cả nước (28,4%); tỷ lệ trong ngành dịch vụ Bình Dương thấp nhất chiếm 55,8%, thấp hơn ĐNB (57,3%) và thấp hơn cả nước (58,7%), trong ngành nông - lâm - ngư thấp nhất chiếm 5,9% so với ĐNB (7,1%) và cả nước (12,9%).

Ở khu vực nông thôn, dân số HĐ KT có việc làm thường xuyên trong công nghiệp cũng cao nhất chiếm 32,2%, cao hơn so với ĐNB (19,8%) và hơn gấp 3 lần cả nước (10,9%). Trong dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất 24,7% so với ĐNB (22,9%) và cả nước (13,5%); trong ngành nông - lâm - ngư là thấp nhất chiếm 43,1% so với ĐNB (57,3%) và cả nước (75,6%).

Dân số HĐKT có việc làm thường xuyên phân theo ngành.

Những năm gần đây, nền kinh tế phát triển mạnh và ổn định, nên dân số HĐKT có việc làm thường xuyên ương các ngành kinh tế khá đều. Năm 2002, cơ cấu dân số HĐKT theo ngành của tính là: công nghiệp: 34,2 % - dịch vụ 35,2% - nông - lâm - ngư 30,6%.

Từ 1997 đến 2002, dân số HĐKT có việc làm thường xuyên trong công nghiệp và dịch vụ tăng, trong nông nghiệp giảm.

Tỷ lệ dân số HĐKT có việc làm thường xuyên trong ngành công nghiệp tăng từ 27,4% (1997) lên 34,2% (2002); ngành dịch vụ tăng từ 32,1% (1997) lên 35,2% (2002); ngành nông - lâm - ngư giảm từ 40,5% (1997) xuống còn 30,6% (2002).

So với cả nước, dân số HĐKT có việc làm thường xuyên trong các ngành kinh tế của Bình Dương không có sự chênh lệch lớn (công nghiệp 34,2% - dịch vụ 35,2% - nông nghiệp 30,6%).

Dân số HĐKT có việc làm thường xuyên trong ngành nông nghiệp là 30,6% This image cannot currently be displayed.

tương đương với ĐNB (31,5%), nhưng thấp hơn nhiều so với cả nước (60,9%). Trong ngành công nghiệp - xây dựng là 34,2% cao gấp đôi cả nước 19,1% và cao hơn ĐNB 6,3%.

2.4.3.1.2.Tình trạng thiếu việc làm:

Nhìn chung, tỷ lệ thiếu việc làm ứong tỉnh có xu hướng giảm nhưng có sự khác biệt giữa các ngành. Tỷ lệ thiếu việc làm trong ngành nông nghiệp và công nghiệp tăng, trong ngành dịch vụ giảm.

Trong ngành nông nghiệp, tình trạng thiếu việc làm tăng từ 70,3% (1997) lên 72,7% (2002), công nghiệp tăng từ 17% (1997) lên 19,4% (2002), dịch vụ giảm từ

12,7% (1997) xuống 7,9% (2002).

So với cả nước, tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong ngành nông nghiệp của Bình Dương thấp hơn cả nước 11,9% (1997), đến 2002, thấp hơn cả nước 10,8%.

Tỷ lệ thiếu việc làm trong ngành công nghiệp tăng chậm, từ 17% (1997) lên 19,4% (2002); trong khi cả nước giảm từ 9,3% (1997) xuống 8,6% (2002). Tỷ lệ thiếu việc làm trong ngành dịch vụ giảm nhanh hơn so với cả nước, từ 12,7% (1997) xuống 7,9% (2002); trong khi cả nước giảm từ 8,5% (1997) xuống 7,9% (2002).

Tổng số lao động thiếu việc làm toàn tỉnh tăng từ 42 644 người (1997) lên 71 240 (2002). Trong đó, số lượng lao động thiếu việc làm trong ngành nông nghiệp nhiều nhất và tăng nhanh nhất từ 29 983 người (1997) lên 51 791 người (2002).

Tỷ lệ thiếu việc làm phân theo khu vực

Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị thấp hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong tuổi lao động luôn thấp hơn so với dân số từ 15 tuổi ữở lên.

Năm 2002, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn của dân số từ 15 tuổi trở lên là 66,3%, cao gấp 17 lần so với khu vực thành thị (3,7%); của dân số trong tuổi lao động là 58,3%, cao gấp 19 lần so với khu vực thành thị (3,0%).

2.4.3.1.3.Tình trạng thất nghiệp

Do lực lượng lao động ngoại tỉnh đến Bình Dương tìm việc làm rất lớn, phần lớn là lao động phổ thông, hầu hết họ đang trong độ tuổi lao động trẻ. Bên cạnh đó, nguồn lao động trẻ nội tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng của các doanh nghiệp nên tỷ lệ thất nghiệp trong tỉnh tập trung ở nhóm tuổi lao động trẻ từ 15 - 24 tuổi (khoảng 8,5%) và chủ yếu là tình trạng thất nghiệp cơ cấu.

Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm từ 5,18% (1997) xuống 4,7% (2001) và còn 4,2% (2002).

So với Đông Nam Bộ, năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp của Bình Dương là 3,8%, thấp hơn Đông Nam Bộ (5,0%); năm 2001, tăng lên 4,7%, gần bằng Đông Nam Bộ (4,9%), năm 2002, giảm xuống còn 4,2% thấp hơn Đông Nam Bộ (4,7%).

Tình trạng thất nghiệp phân theo nhóm tuổi

Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm tuổi 15 -34 luôn cao nhất: năm 1997 là 6,5% thấp hơn so với cả nước (8,6%); năm 2001 là 6,8% (thấp hơn so với Đông Nam Bộ (7,8%). Hiện nay, tỷ lệ này giảm xuống còn 5,0% (2002).

Năm 1997, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi 15 - 34 cao gấp 3,4 lần nhóm tuổi trên 55; năm 2002, cao gấp 4,7 lần. Nhóm tuổi 35 - 54 gấp 2,4 lần (1997) và gấp 3,8 lần (2002).

Tình trạng thất nghiệp phân theo khu vực

Năm 2001, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn thấp hờn thành thị 1,6%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của Bình Dương là 5,5%, thấp hơn so với cả nước (6,1%), Đông Nam Bộ (5,8%), thành phố Hồ Chí Minh (6,02%). Trong đó, tỷ lệ nữ thất nghiệp là 6,3%, thấp hơn so với cả nước (6,7%), thành phố Hồ Chí Minh (6,7%) và Đông Nam Bộ (6,5%).

Từ năm 1997 đến nay, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị có xu hướng giảm, từ 5,18% (1997) giảm còn 4,8% (2002). Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp nữ thành thị có giảm nhưng chậm từ 6,5% (1997) giảm xuống 5,8% (2002).

2.4.4.1.3.Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn

Do kinh tế ở khu vực nông thôn đang có xu hướng phát triển mạnh, tạo nhiều việc làm nên tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn Bình Dương cao hơn so với cả nước và Đông Nam Bộ.

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tương đối cao và liên tục gia tăng, từ 76% (1997) lên 84,2% (2002). Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng 8,2%, từ 76% (1997) lên 84,2% (2002)! Trong đó, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của nữ tăng 7,2%, từ 78% (1997) lên 85,2% (2002). Như vậy, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn Bình Dương cao hơn cả nước là 9,8% và cao hơn Đông Nam Bộ là 7,7% (2002).

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn của lao động nữ nhìn chung cao

Một phần của tài liệu nguồn lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương (Trang 66 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)