2.3.NGUỒN LAO ĐỘNG BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu nguồn lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương (Trang 52 - 66)

2.3.1.Số lượng lao động

Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, dân số trong tuổi lao động luôn chiếm tỷ lệ cao hơn 50% tổng dân số và có xu hướng gia tăng khá nhanh. Từ 1997 -2002, dân số trong tuổi lao động tăng thêm 11,6% (khoảng 161 276 lao động), trung bình tăng 2,3% (khoảng 32 255 lao động/năm).

Tỷ lệ dân số có khả năng lao động cao và luôn chiếm khoảng 98% tổng dân số trong tuổi lao động. Từ 1997 - 2002, dân số có khả năng lao động tăng thêm là 160 733 người, trung bình tăng 32 146 lao động/năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của tính, nhất là việc đảm bảo nhu cầu lao động trong quạ trình công nghiệp hóa.

2.3.2.Chất lượng lao động

trong tỉnh không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu trong qua trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trình độ văn hóa của người lao động còn thấp, đặc biệt là sự thiếu hụt lao động có tành độ quản lý giỏi, lao động có tành độ CMKT, có tay nghề cao.

Lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao trong một số ngành quan ttọng Như trong ngành giày da lao động phổ thông chiếm 96%, ngành chế biến lâm sản chiếm 88%, ngành chế biến cao su chiếm 84%, ngành chế biến hạt điều chiếm 99%...

Những năm gần đây, do các cấp lãnh đạo tình chưa nhận thức đúng đắn về nhu cầu chất lượng lao động trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nên sự chuẩn bị chưa được đầy đủ và hệ thống. Vì vậy, chất lượng nguồn lao động tuy có được nâng lên nhưhg còn chậm và không đều giữa nông thôn -thành thị. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có xu hướng gia tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cả trong hiện tại và những năm sắp tới.

2.3.3.Kết cấu lao động

2.3.3.1.Kết cấu lao động theo trình độ văn hóa

Nhìn chung, trình độ văn hóa người lao động tương đối cao, cao hơn so với mức trung bình của cả nước, nhưng thấp hơn so với mức trung bình của Đông Nam Bộ. Mặc dù, những năm gần đây, vấn đề giáo dục - đào tạo trong tỉnh đã được chú trọng hơn và có những chuyển biến tích cực.

Năm 1997, tỷ lệ lao động chưa biết chữ của cả nước là 5,1%, của Đông Nam Bộ là 3,2%, trong khi ở Bình Dương chỉ là 1,4%.

Tỷ lệ chưa biết chữ ở Bình Dương nhỏ, nhưng bình quân số năm đến trường tính trên tổng dân số không cao, do phần lớn lao động Bình Dương mới chỉ tốt nghiệp cấp 1. Bình quân số năm đến trường của người lao động thấp hơn so với mức trung bình của cả nước và Đông Nam Bộ, cụ thể năm 2001: Bình Dương là: 7,3%; Đông Nam Bộ: 7,7% và cả nước: 7,4%.

Lao động có trình độ văn hóa chưa qua cấp 1 chiếm tỷ lệ cao. Những năm gần đây, có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao: từ 25% (1997) giảm xuống 13,4% (2002). Tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa cấp 1 cao nhất chiếm 41,5% (1997) và 42% (2002). Lao động có tình độ văn hóa tốt nghiệp cấp 2 có xu hướng tăng: từ 19,2%

(1997) lên 24% (2002). Lao động có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp 3 không cao nhưng đã tăng lên đáng kể: từ 12,9% (1997) tăng lên 19% (2002).

2.3.3.2.Kết cấu lao động theo trình độ chuyên môn – kỹ thuật

Trong thời gian gần đây, việc thực hiện chính sách thu hút nhân tài, cùng việc chú trọng công tác đào tạo nghề của các cấp lãnh đạo tỉnh, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã được nâng cao hơn nhưng mức độ gia tăng còn chậm.

So với cả nước tành độ học vấn của nguồn lao động tương đối cao nhưng trình độ CMKT còn thấp. Tỷ lệ lao động không có tành độ CMKT còn cao chiếm 87,9% (1997) và 84% (2002). Như vậy, trong 5 năm lao động có trình độ CMKT tăng được 3,9%.

Năm 1997, có tới 87,9% lao động không có trình độ CMKT. Lao động có CMKT chiếm 12,1%, trong đó công nhân kỹ thuật không bằng chiếm 6,6%, công nhân kỹ thuật có bằng chiếm 2,09%, THCN chiếm 1,3%, CĐ -ĐH chiếm 2,1%, trên ĐH chiếm 0,01%.

Năm 2002, tỷ lệ lao động có tành độ CMKT đã có thay đổi tích cực hơn chiếm 16% tổng lao động, thấp hơn so với cả nước (19%) và Đông Nam Bộ (30%). Trong đó công nhân kỹ thuật không bằng tăng lên 7,8%, công nhân kỹ thuật có bằng chiếm 3,9%, THCN: 1,7%, CĐ - ĐH: 2,5%, trên đại học chỉ chiếm 0,1%. Tỷ lệ công nhân kỹ

thuật có bằng chiếm 7,8%, thấp hơn mức trung bình cả nước (11,8%), vùng Đông Nam Bộ (16,4%) và thấp hơn nhiều so với TP. Hồ Chí Minh (33,1%).

Tỷ lệ lao động có trình độ CMKT không đều giữa nông thôn - thành thị.

Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động không có trình độ CMKT là 87,5% cao hơn

thành thị là 8,8%. Tốc độ giảm chậm từ 87,5% (1997) xuống 71,1% (2002). Tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp học nghề tăng nhanh từ 5,8% (1997) lên 20,5% (2002). Tỷ lệ CNKT có bằng ưở lên tăng chậm từ 6,7% (1997) tăng lên 8,4% (2002).

Năm 1997, tỷ lệ lao động không có trình độ CMKT là 87,5% thấp hơn so với cả nước 5,1%; năm 2002, giảm xuống còn 71,1% thấp hơn cả nước 16,8%.

Ở khu vực thành thị, tỷ lệ lao động không có trình độ CMKT giảm từ 78,7%

(1997) xuống còn 58,6% (2002). Tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp học nghề giảm từ 20% (1997) xuống còn 9,6% (2002). Tuy nhiên, tỷ lệ CNKT có bằng ữở lên tăng nhanh từ 1,3% (1997) lên 31,9% (2002), trong 5 năm tăng 30,6%, trung bình tăng 6%/năm.

Năm 1997, tỷ lệ lao động không có trình độ CMKT cao hơn cả nước là 10,9%; đến 2002, cao hơn 8,6%. Tỷ lệ sơ cấp học nghề thấp hơn cả nước là 6,7%, đến 2002 đã ngang bằng vơi cả nước (Bình Dương: 9,6%, cả nước: 9,7%). Tỷ lệ CNKT có bằng trở lên thấp hơn cả nước 4,2% (1997) và 2,4% (2002).

2.3.3.3.Kết cấu lao động theo nhóm tuổi

Lực lượng lao động của tình đa phần là lao động trẻ, đang có nhiều khả năng cống hiến cả về sức khỏe cũng như sức sáng tạo - đây là một điều kiện hết sức thuận lợi trong qua tình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Năm 2001, tỷ lệ lao động trong nhóm tuổi từ 15 - 24 tuổi cao nhất chiếm 34,9% tổng lao động, cao hơn so với cả nước (31,5%). Lao động ương nhóm tuổi từ 55 trở lên chiếm tỷ lệ thấp 3,6% (2001).

Nếu xét theo ba nhóm tuổi: lực lượng lao động trẻ (15-34 tuổi), lực lượng lao động trung niên (35 -54 tuổi) và lực lượng lao động cao tuổi (55 tuổi trở lên), thì năm 2001, lao động trẻ toàn tình chiếm tới 64,8%, cao hơn so với cả nước (50,2%) và Đông Nam Bộ (50,9%), lao động trung niên chiếm 31,6% thấp hơn cả nước (39%), còn lao động từ 55 tuổi trở lên chỉ chiếm 3,6%, thấp hơn cả nước (4,2%).

2.3.3.4.Kết cấu lao động theo giới tính

Do phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may, chế biến nên Bình Dương thu hút nhiều lao động nữ.

Từ 1997 đến nay, tỷ lệ lao động nữ luôn luôn lớn hơn tỷ lệ lao động nam và có xu hướng tiếp tục gia tăng từ 51% (1997) lên 52,6% (2002). Năm 1997, tỷ lẹ lao động nữ cao hơn nam là '2%. Năm 1999, cao hơn 4,2%, đến năm 2002 cao hơn 5,2%.

2.3.5.5.Kết cấu lao động theo ngành

Là tỉnh hội đủ điều kiện để phát triển một nền kinh tế nông- công nghiệp - dịch vụ hoàn chỉnh. Từ năm 1996 đến nay, với sự phát triển rất nhanh của ngành công nghiệp, cơ cấu GDP của tình đã có sự thay đổi lớn. Tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng lên nhanh, tỷ trọng của nông nghiệp giảm. Cơ cấu kinh tế năm 1997 là: công nghiệp: 50,4% - nông nghiệp : 22,8% - dịch vụ: 16,8%, năm 2002 là: công nghiệp: 60,6% - nông nghiệp: 13,5% - dịch vụ: 25,9%.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành đã kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Tỷ lệ lao động trong ngành nông - lâm - ngư giảm nhanh từ 57% (1997) xuống 35,2% (2002), thấp hơn nhiều so với cả nước (60,9%). Tỷ lệ lao động trong công nghiệp - xây dựng tăng từ 26% (1997) lên 44,% (2002). Tỷ lệ lao động dịch vụ tăng từ 16,1% (1997) lên 20,7%(2002).

Từ 1997 đến 2002, Bình Dương có khoảng 21,8% lao động từ nông -lâm - ngư chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Sự chuyển dịch này phù hợp với tình hình chung của cả nước, xu hướng giảm tỷ ữọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao

động côngnghiệp, dịch vụ. Cơ cấu lao động cả nước năm 2001 là: nông nghiệp: 60,9%, công nghiệp - xây dựng: 15,1%, dịch vụ: 24%.

Kết cấu lao động theo ngành kinh tế ở các địa phương

Kết cấu lao động theo ngành có sự chênh lệch lớn giữa các huyện thị. Do phát triển mạnh công nghiệp, tỷ lệ lao động công nghiệp ở các huyện thị Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một. Trong đó, huyện Dĩ An chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 82,9% tổng lao động (2001), gấp 7 lần so với huyện thấp nhất là Bến Cát (11,8%). Riêng trong huyện Dĩ An tỷ lệ lao động công nghiệp gấp 23,7 lần lao động nông nghiệp, và gấp 6 lần tỷ lệ lao động dịch vụ.

Do phát triển công nghiệp mạnh đồng thời là trung tâm hành chính của tỉnh nên tỷ lệ lao động dịch vụ ở Thị xã Thủ Dầu Một cao nhất, chiếm 46,5% (2001). Các huyện như Bến Cát, Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo, do chủ yếu phát triển nông nghiệp nên lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, cao nhất ở Bến Cát 75,9% (2001).

2.3.3.5.1.Lao động công nghiệp

Lao động công nghiệp tăng nhanh. Năm 1997, lao động công nghiệp là 76 294 người, đến năm 2002 tăng lên 196 700 người, trung bình mỗi năm tăng 24 081 lao động; trong 5 năm tăng 24,8%, trung bình tăng gần 5%/năm.

Lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Xu hướng thay đổi tỷ lệ lao động theo thành phần kinh tế như vậy là kết qua của qua trình công nghiệp hóa ương tỉnh, nhất là những năm gần đây khi vốn đầu tư ở khu vực nước ngoài tăng lên và chiếm tỷ lệ cao (luôn > 54%).

Từ năm 1997 - 2002, tỷ lệ lao động trong hai khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh có xu hướng giảm xuống, lao động khu vực nước ngoài tăng lên. Tỷ lệ lao động trong khu vực quốc doanh giảm nhanh nhất, trong 5 năm giảm 12,7%; khu vực ngoài quốc doanh giảm 12,7%. Trong 5 năm, tỷ lệ lao động ở khu vực nước ngoài tăng 25,4 %, trung bình tăng 5,1%.

Lao động công nghiệp phân theo ngành

This image cannot currently be displayed.

Do công nghiệp chế biến là ngành giữ vai ưò chủ đạo và thu hút nhiều lao động nhất ở Bình Dương. Vì vậy, nếu xét cơ cấu lao động công nghiệp theo ngành chúng ta thấy: lao động trong công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ cao nhất 98,8% (1999) và 99% (2002).

Kết cấu lao động công nghiệp theo lãnh thổ

Lao động công nghiệp luôn tập trung cao tại các huyện thị phát triển mạnh công nghiệp, đó là ba huyện thị Dĩ An, Thuận An và Thủ Dầu Một. Năm 1997, lao động công nghiệp ba huyện thị này chiếm 87,3% tổng lao động công nghiệp toàn tỉnh.

Tuy nhiên, hiện nay tĩnh đã và đang thực hiện chủ trương di dời các nhà máy, xí nghiệp từ trung tâm thị xã đi các huyện khác, nhằm tạo nên sự phát triển kinh tế xã hội tương đối đồng đều trên toàn tỉnh. Vì vậy, trong tương lai, mức độ chênh lệch về tỷ lệ lao động công nghiệp giữa các huyện thị sẽ giảm dần.

2.3.3.5.2.Lao động nông nghiệp

Cũng như xu hướng chung của cả nước, tỷ lệ lao động nông nghiệp ngày một giảm. Lao động nông nghiệp giảm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa những năm gần đây.

Tốc độ giảm lao động nông nghiệp nhanh hơn so với cả nước từ 57,9% (1997) xuống 35,2% (2002), trong 5 năm giảm xuống 22,7%, trung bình giảm 4,54%/năm. Trong khi cả nước 5 năm giảm 4,1%, từ 65% (1997) xuống 60,9% (2002).

2.3.3.5.3.Lao động dịch vụ

Do phần lớn các hoạt động dịch vụ trong tỉnh được hỗ trợ từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam nên lao động trong ngành dịch vụ thấp và gia tăng chậm, trung bình chỉ gần 1%/năm.

Do phát triển công nghiệp mạnh nhất nên tỷ lệ lao động dịch vụ phục vụ công nghiệp ở Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An cao hơn. Các huyện còn lại lao động dịch vụ chủ yếu làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp.

Lao động dịch vụ tập trung trong 3 huyện thị trên chiếm 67,5% tổng lao động dịch vụ toàn tỉnh. Chỉ riêng thị xã Thủ Dầu Một đã chiếm 42,5% (do tỷ lệ lao động

trong các cơ quan hành chính nhà nước cao), hai huyện Thuận An chiếm 13,9%, Dĩ An chiếm 11,1%.

2.3.3.4.Phân bố lao động

Sự phân bố lao động ở Bình Dương không đồng đều giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng phía bắc và vùng phía nam tỉnh.

Mật độ lao động cao nhất tập trung ở phía nam tính, đặc biệt ba huyện, thị phát triển công nghiệp mạnh là: Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một. Trong đó, Dĩ An cao nhất là 1073 lao động/kmP

2

P

, gấp 7 lần mức trung bình toàn tỉnh, gấp 17,3 lần so với Phú Giáo, huyện thưa nhất (62 người/kmP

2P P ) Thuận An 868 người/kmP 2 P , gấp 5,6 lần mức trung bình toàn tỉnh.

Đối với các huyện, thị như Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An do phát triển mạnh công nghiệp, thu hút nhiều lao động trong khi diện tích lại nhỏ nên mật độ lao động cao. Các huyện còn lại tuy có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng chưa được

khai thác, số lượng lao động thấp hơn, diện tích lại lớn hơn nên mật độ lao động thấp. Vì vậy, tỉnh cần có những chính sách cân đối lại việc sử dụng lao động ữên toàn lãnh thổ nhằm khai thác triệt để tiềm năng kinh tế của các địa phương.

Một phần của tài liệu nguồn lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương (Trang 52 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)