1.4.1.Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng một cách gián tiếp đến nguồn lao động và sử dụng lao động của mỗi vùng, mỗi quốc gia.
- Vị trí địa lý tự nhiên chi phối các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ, ảnh hưởng đến các hình thức cư trú và sản xuất của con người. Sự ảnh hưởng đó thể hiện qua các yếu tố như địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, sinh vật, khoáng sản...
Vị trí địa lý còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, có ảnh hưởng lớn đến nguồn lao động và sử dụng lao động. Vì lợi thế về vị trí địa lý kinh tế sẽ thu hút lượng lớn lao động từ nơi khác đến.
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu, sự phân bố
và sử dụng nguồn lao động ở mỗi khu vực. Vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên thường sớm được khai thác để phát triển kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, thu hút lượng lớn lao động.
Các nguồn tài nguyên ảnh hưởng đốn sự hình thành, phân bố của các ngành kinh tế tương ứng và cần nguồn lao động phù hợp. Ví dụ, vùng phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng cần nguồn lao động có sức khỏe tốt, nhu cầu về lao động nam lớn hơn lao động nữ.
Vùng phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may... phù hợp với lao động nữ. Vùng phát triển công nghiệp mạnh đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, do đó, lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ sẽ chiếm tỷ lệ cao.
1.4.2.Các nhân tố kinh tế- xã hội
Lịch sử khai thác lãnh thổ: những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thường là nơi tập trung đông dân cư và lao động. Đó là những vùng được thiên nhiên ưu đãi: đất đai phì nhiêu, giàu tài nguyên hay thuận lợi giao thông, có cơ sở hạ tầng phát triển, đội ngũ lao động có trình độ chiếm tỷ lệ cao.
thường, gia tăng dân số tự nhiên cao thì mức gia tăng lao động cũng cao và ngược lại. Gia tăng dân số cơ học cao dẫn đến tình trạng tăng, giảm quy mô lao động một cách đột biến tại nơi nhập cư và xuất cư, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nơi có tỷ lệ nhập cư qua cao sẽ thiếu việc làm - thừa lao động, nơi có tỷ lệ xuất cư qua lớn sẽ thiếu lao động.
Cơ cấu kinh tế quyết định cơ cấu lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế
và sự phân công lao động theo lãnh thổ. Cơ cấu ngành kinh tế chi phối cơ cấu lao động theo ngành. Trong nền kinh tế nông nghiệp, tỷ lệ lao động nông - lâm - ngư nghiệp cao. Trong nền kinh tế công nghiệp phát triển, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cao.
Chính sách sử dụng lao động và phát triển nguồn nhân lực: Chúng ta biết rằng,
ương mọi thời đại, giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Thực tế đã chứng minh: giáo dục đào tạo là nền tảng, cơ sở trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh; là nguồn gốc sự thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai ở Mỹ; là gốc rễ ưu thế về kỹ nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba ở Nhật. Vì vậy, rất nhiều quốc gia đã lập kế hoạch "phát triển khả năng con người" và "chiến lược phát triển con người''... như Nhật Bản, Thụy Điển, các nước Đông Âu, Trung Quốc...
Những năm gần đây, nước ta cũng đã chú ý hơn đến công tác giáo dục -đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động trong qua tình CNH, HĐH đất nước.