Sự phân hóa giàu nghèo

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 121 - 151)

2000)

3.4. Sự phân hóa giàu nghèo

Qúa trình đô thị hóa đã tạo nên nhiều hiện tượng xã hội với những mặt phải và mặt trái của nó, vì thế trong tiến trình diễn ra, sẽ nảy sinh những phức tạp mâu thuẫn khác nhau: thực tế gía cả sản phẩm nông nghiệp luôn biến động, thu nhập của người nông dân sản xuất nông nghiệp rất thấp so với giá sinh hoạt, vì thế nên đời sống của họ gặp nhiều khó khăn, để cải thiện đời sống, họ phải kiếm thêm công việc khác để tăng thu nhập từ đó nảy sinh tư tưởng thoát ly nông nghiệp, một số nông

dân đi vào thành thị kiếm sống, không tay nghề, chuyên môn, và trình độ học vấn

còn hạn chế do đó công việc kiếm được vẫn là những nghề vất vả, nặng nhọc nhưng không ổn định. Ngoài ra, lực lượng lao động đô thị ngoài một bộ phận được đào tạo chính quy, phần lớn vẫn chưa được đào tạo, chưa bắt kịp với tiến trình của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Đây cũng là khó khăn chung của các đô thị ở Việt Nam hiện nay là thiếu lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cần thiết đáp ứng cho nhu cầu phát triển

của xã hội hiện đại, thêm vào đó sự di chuyển của lực lượng lao động từ nơi khác đến, nếu không được giải quyết việc làm thì không những gây sức ép về tăng dân số cơ học mà còn làm tăng thêm nạn thất nghiệp ở đô thị.

Đất nước ta tiến lên đô thị hóa trong điều kiện đặc thù của thời kì chuyển tiếp, quá độ từ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường. Vì thế, sự phân tầng xã hội từng bước diễn ra gay gắt, và phân tầng xã hội là một quy luật tất yếu của cơ chế thị trường và là một vấn đề nổi bật trong đời sống xã hội.

Do tính chất đa dạng, phức tạp, năng động của đời sống hiện đại ở đô thị nên họat động kinh doanh, nghề nghiệp và sự phân hóa giàu nghèo càng mạnh mẽ. Trong đó, xuất hiện sự chênh lệch về thu nhập, trong văn hóa giáo dục là sự phân cách giữa điều kiện học hành của những gia đình giàu có, khá giả và tình trạng thất học, bỏ học của con em những gia đình nghèo, làm thuê. Trong lĩnh vực y tế là khả năng chi phí dịch vụ không phải tầng lớp nào trong xã hội cũng đáp ứng được.

Vấn đề phân hóa giàu nghèo trong xã hội đô thị là một quy luật vì thế đây cũng là vấn đề đáng quan tâm khi Cần Thơ chuyển lên đô thị.

Bảng 3.12: Phân chia hộ nghèo giàu của người dân thành phố Cần Thơ

2000 Hộ giàu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo 8335 24279 36600 3914

[nguồn : Phòng thống kê thành phố Cần Thơ, 14, Trang 34].

Qua bảng trên cho thấy, số hộ nghèo của thành phố Cần Thơ trong năm 2000 còn tương đối nhiều 3.914 hộ, đây là con số khá cao. Bên cạnh số hộ nghèo thì số giàu của thành phố Cần Thơ tương đối cao 8.335 hộ gấp hơn 2 lần, số hộ nghèo.

Số hộ giàu ngày càng tăng lên trong khi nền kinh tế ngày càng phát triển đây là một dấu hiệu tốt, không những tăng về số hộ giàu mà còn tăng về khoảng thu nhập.

“Tuy nhiên, với những ưu điểm đạt được thì ở thành phố Cần Thơ tỷ lệ hộ

nghèo đói vẫn còn khá cao năm 2000 là 4,2%” [14, 34]. Vì vậy, cần quan tâm hơn

nửa để xóa được đói nghèo làm hành trang cho cuộc sống tốt đẹp của người dân.

Tuy mức thu nhập cao đem lại cho người dân cuộc sống tốt đẹp, nhưng đó cũng là sự phân chia bất bình đẳng trong xã hội. Cũng như cả nước, ở thành phố Cần Thơ thu nhập của người dân có sự chênh lệnh giữa thành thị và ngoại thành, giữa người nghèo và người giàu.

“Ở khu vực thành thị thu nhập cao chủ yếu từ hoạt động công nghiệp và

dịch vụ là chính nên đem lại giá trị cao có thể mỗi năm một người kiếm được 30 đến 40 triệu đồng. Trong khi đó ở khu vực ngoại thành chủ yếu hoạt động nông nghiệp là chính, đem lại thu nhập thấp hơn khoảng vài triệu đồng. Một sự bất bình đẳng về thu nhập nữa là ở nội thành thì có người rất giàu thu nhập rất cao 40 đến 50 triệu đồng/năm, trong khi đó số người cơm chưa đủ ăn phải làm vất vả hàng ngày mà vẫn thiếu đói” [14, 15].

Những người có thu nhập thấp hơn thường là những người có trình độ thấp và tay nghề kém, chưa kể những người chưa có việc làm hoặc không có việc làm ổn định, Cũng chính lực lượng này là tác nhân gây nên các tệ nạn xã hội như mại dâm, mat túy, tội phạm tại các đô thị ngày một tăng. Với những chính sách kinh tế – xã hội đổi mới như: đã tạo nhiều cơ mai cho các cá nhân, giai đình, nhất là với các hộ nghèo. Từ sự quan tâm của chính quyền, sự vận động giúp đỡ của quần chúng, bước đầu Cần Thơ đã phần nào tạo được sự quan tâm cho lớp nghèo thành thị.

Sau 25 năm đổi mới, quá trình đô thị hóa đã diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi mặt của đời sống nhân dân: dân số thành phố tăng nhanh trong giai đoạn đầu, nhưng dần tỷ lệ tăng dân số đi vào ổn định, thành phố có lực lượng lao động đông đảo năm 2000 lao động trong tuổi là 660 ngàn người chiếm 61,1% trong tổng số dân. Cùng với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Cần Thơ

cũng có sự chuyển dịch lao động từ khu vực sản xuất nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch theo các nhóm ngành còn chậm, tỷ lệ lao động trong khu vực 1 vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 53,4%, cho thấy tốc độ đô thị hóa của thành phố Cần Thơ trong giai đoạn này còn chậm.

Đi liền với sự phát triển triển kinh tế thì các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội của người dân cũng được cải thiện ngày một tốt hơn. Nhìn vào thống kê thu nhập

bình quân, tiện nghi sinh hoạt vật chất, các phương tiện, điều kiện sinh hoạt văn

hóa,… cho thấy đời sống của cư dân đô thị ngày một tốt hơn.

Sự nghiệp giáo dục ngày càng được nâng cao về chất lượng chẳng những của học sinh còn cả sinh viên, cán bộ sau đại học cũng như đào tạo đội ngũ lao động

nhằm nâng cao trình độ dân trí. Y tế cũng phát triển cao, tình trạng sức khỏe nhân

dân tiếp tục được cải thiện, y tế cơ sở từng bước được củng cố, cơ sở điều trị được chấn chỉnh, chương trình tiêm chủng đạt tỷ lệ 95 – 98%, chương trình phòng chống

lao, sốt rét,… đều đạt mục tiêu đề ra.

Xây dựng đời sống văn hóa phát triển tốt, hoạt động phát thanh truyền hình

có nội dung khá đa dạng, phản ánh kịp thời thực tế hoạt động của điạ phương, đáp

ứng nhu cầu thông tin và giải trí của nhân dân.

Bên cạnh những mặt đạt được, thì ở thành phố Cần Thơ còn tồn tại những mặt yếu kém như trang thiết bị trong gia đình chưa cao, chưa đồng bộ giữa ngoại thành và nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao,…

Trong quá trình đô thị hóa, lối sống của cư dân thành phố Cần Thơ có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên cũng có những mặt hạn chế. Những giá trị văn hóa truyền thống vẫn được giữ gìn và phát huy; đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa của các địa phương khác trong nước cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cũng có những hạn chế như: lối sống chạy theo vật

chất, đồng tiền, những suy thoái đạo đức, xung đột gia đình, các tệ nạn xã hội,… Đây là các vấn đề cần được khắc phục để tiến tới đô thị hóa bền vững.

KẾT LUẬN

Đô thị hóa là một quá trình mang tính quy luật tất yếu khách quan của xã hội loài người. Nghiên cứu qúa trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 1975 – 2000, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

1. Qúa trình đô thị hóa ở Cần Thơ từ 1975 đến 2000 diễn ra với nhiều thuận

lợi, là quá trình tiếp diễn liên tục trên cơ sở kế thừa những cơ sở vật chất của một đô thị có từ trước.

Có lẽ địa giới hành chính Cần Thơ bắt đầu hình thành từ năm 1739 với tên gọi Trấn Giang. Trấn Giang được lập ra và trở thành vùng hậu cứ của trấn Hà Tiên. Sau đó Mạc thiên Tứ nối nghiệp cha thiết lập một bộ máy cai trị toàn vùng. Qua

nhiều giai đoạn, nơi đây luôn là giao điểm thủy bộ giữa các địa phương trong vùng.

Nói cách khác yếu tố quan trọng đó là lịch sử và địa lý tự nhiên thuận lợi cùng với chính sách đẩy mạnh khai hoang của nhà Nguyễn đã đặt nền móng cho việc hình thành các điểm cư dân mới và sự ra đời của đô thị.

Một tác nhân quan trọng khác nữa là từ năm 1890 đến những năm đầu thế kỷ XX, người Pháp đã đầu tư lớn cho việc khai thác miền Tây bắt đầu bằng việc nạo vét kênh rạch vừa góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, vừa tạo ra những tuyến đường sông, đường bộ nối Cần Thơ với các địa phương kể cả với nước ngoài làm cho việc thông thương hàng hóa xuất khẩu (đặc biệt là lúa gạo) ngày càng mạnh.

Trên cơ sở đó và cùng lúc đó, quá trình đô thị hóa ngày càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ, với mạng lưới nhà lồng chợ, phố sá, hiệu buôn, nhà máy điện, nhà máy nước, ngân hàng, trường trung học,… ngày càng nhiều tạo nên những trung tâm thị tứ ngày càng sầm uất. Đặc biệt trong giai đoạn 1954 – 1975, lúc này ở Cần Thơ đã hình thành nhiều cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như: xay xát lúa gạo, sản xuất rượu bia nước ngọt, cưa xẻ gỗ,… Đáng chú nhất là khu kỹ nghệ Tây Đô được hình thành là một trong 3 khu kỹ nghệ lớn ở miền Nam (Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ), tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp của cả Đồng bằng sông Cửu Long với máy móc, thiết bị khá hiện đại thời đó.

Đồng thời, ở Cần Thơ còn xây dựng cảng, sân bay và các công trình thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng khác như: đường xá, hệ thống tải điện, cấp thoát nước,… Có thể nói, quá trình đô thị hóa ở Cần Thơ diễn ra với nhiều thuận lợi trên cơ sở kế thừa toàn bộ cơ sở hạ tầng đã được xây dựng từ trước đó. Sau khi hòa bình lập lại, đất nước được thống nhất, thành phố Cần Thơ sớm được xác định là trung tâm của cả tỉnh và được sự quan tâm của các cấp chính quyền.

Vì thành phố Cần Thơ có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội và có điều kiện thuận lợi để cải tạo xây dựng thành trung tâm kinh tế - văn hóa – khoa học kỹ thuật, không chỉ của cả tỉnh mà của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nên quyết định 51/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/11/1992, xếp loại thành phố Cần Thơ là đô thị Loại II.

2. Động lực thúc đẩy quá trình đô thị hóa của thành phố Cần Thơ là do hai yêu cầu: là trung tâm kinh tế - xã hội của toàn vùng và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

So với các đô thị trong vùng về cơ sở vật chất thành phố Cần Thơ có vùng nội thị lớn nhất, có cơ sở hạ tầng đô thị vào loại mạnh nhất, có khu công nghiệp phát triển sớm nhất, có cảng tàu biển đạt công suất lớn nhất,… Trong dự án chiến lược phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng Nam Bộ đã khẳng định thành phố Cần Thơ sẽ được mở rộng phát triển nhiều mặt để trở thành trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở đây sẽ phát triển các trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, bến cảng tương ứng với yêu cầu phát triển của khu vực.

Xuất phát từ lịch sử, quá trình đô thị hóa ở Cần Thơ trong vòng 25 năm qua với đặc điểm như sau: phát triển mở rộng không gian từ khu vực trung tâm thành phố nằm giữa rạch Cái Khế và sông Cần Thơ nơi đây tập trung các công trình quan trọng về chính trị văn hóa đào tạo khoa học kỹ thuật, trung tâm dịch vụ thương mại

– du lịch, phát triển ra theo các hướng: hướng Bắc gồm khu vực Bình Thủy – Trà

vượt sông Hậu. Trong tương thời gian tới phát triển ra hướng phía Nam sông Cần Thơ, sẽ hình thành một khu dân cư mới, cùng với hướng đông thành phố, chủ yếu tập trung khai thác cảnh quan 3 cù Lao trên sông Hậu (Cồn Sơn, cồn Cái Khế, cồn Ấu).

3. Đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ (từ 1975 đến 2000) luôn có hai loại: đô thị hóa tự giác và đô thị hóa tự phát. Tính tự giác thể hiện ở chổ: quá trình đô thị hóa diễn ra theo kế hoạch, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước cũng như của chính quyền thành phố. Trong những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tiến hành xây dựng 2 bản quy hoạch: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cần Thơ từ nay đến năm 2010”, và “Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2020”. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cần Thơ từ nay đến đến năm 2010 đã đề ra phương hướng phát triển đô thị như sau: “Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 được phê duyệt hình thành hành lang phát triển đô thị trên tuyến Quốc lộ 1A và 91, bao gồm: thành phố Cần Thơ, các thị trấn Thốt Nốt, Ô Môn, Cái Răng và khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung Trà Nóc,… Xây dựng thành phố Cần Thơ theo quy hoạch để phát huy vai trò là thành phố trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, chú trọng phát triển các thị tứ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa., chủ động kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật”. Bên cạnh quá trình đô thị hóa tự giác, song song đó là quá trình đô thị hóa tự phát: đó là nhân dân tự xây dựng nhà lấn chiếm kênh rạch gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đô thị hóa tự giác vẫn giữ vai trò chủ đạo và quyết định xu hướng phát triển của thành phố Cần Thơ. Có thể nói sự quan tâm của các cấp chính quyền đóng vai trò là động lực thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của thành phố cần Thơ.

4. Qúa trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ diễn ra theo chiều rộng cùng với chiều sâu.

Việc cải tạo, mở rộng xây dựng những khu công nghiệp, khu dân cư, thương mại làm cho đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, không gian đô thị mở rộng ra vùng ngoại ô, đó là đô thị hóa theo chiều rộng.

Bên cạnh đó, tỷ lệ dân cư phi nông nghiệp tăng lên, cơ cấu kinh tế thành phố có sự chuyển dịch, sản xuất công nghiệp, thương mại – dịch vụ ngày càng

phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế, cơ sở hạ tầng được cải

thiện, mở rộng, thu nhập của người dân ngày càng gia tăng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đô thị ngày càng được nâng cao đó là những biểu hiện của đô thị

hóa theo chiều sâu.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 1975 đến 2000, quá trình này diễn ra còn

chậm vì diện tích đất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu sử dụng đất ở thành phố Cần Thơ, tỷ lệ dân thành thị còn chiếm tỷ lệ thấp, lao động trong nông

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 121 - 151)