Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh và chiếm tỉ trọng

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 53 - 65)

trọng ngày càng cao trong đời sống kinh tế.

2.1.1.1. Thời kỳ 1975 – 1985.

Qúa trình đô thị hóa mang tính tất yếu là sự phát triển của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và sự giảm thiểu của kinh tế nông nghiệp. Trong đó, sự phát triển của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thường gắn liền với chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hoặc của một địa phương.

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, căn cứ theo quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 – 3 – 1976 và Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 –

02 – 1976 của Chính phủ, tỉnh Hậu Giang được thành lập trên vùng đất tỉnh Cần

Thơ, thành phố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Sau chiến tranh tình hình kinh tế - xã hội tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Nhiệm vụ đầu tiên của chính quyền cách mạng là khôi phục lại kinh tế, ổn định trật tự xã hội sau chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, cùng với củng cố, kiện toàn lại bộ máy tổ chức, hệ thống chính trị các cấp, Đảng bộ chính quyền địa phương vận động nhân dân trở về quê cũ khôi phục sản xuất, từng bước

ổn định đời sống. Qua các lần Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ I, II, III (1977 –

1980, 1981 – 1982, 1983 – 1985) với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ổn định sản

xuất, chăm lo đời sống nhân dân. Cơ chế kinh tế trong thời kỳ này là tập trung bao cấp, 2 thành phần kinh tế chủ đạo được ưu tiên phát triển sản xuất là kinh tế quốc doanh và tập thể.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ nhất (1977), đã xác định vị thế của Cần Thơ lúc đó như sau: “Sau thành phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang là tỉnh đông dân… Hậu Giang có thành phố Cần Thơ một trung tâm chính trị, văn hóa, có trường đại học, có nhà máy nhiệt điện công suất 33.000 kí – lô – oát, có cơ sở thí nghiệm tạo giống, có khả năng đào tạo cán bộ kỹ thuật. Hậu Giang trước mắt là một tỉnh có khả năng phát triển về sản xuất lương thực. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp còn có nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (nhất là cơ khí sữa chữa với dạng lấp ráp phụ tùng thay thế, chế biến…” [44, tr.11-12].

Về phát triển kinh tế, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ nhất (1977) nêu rõ: “Kết hợp với việc cải tạo phát triển nông nghiệp, ra sức cải tạo công thương nghiệp, xây dựng một số cơ sở công nghiệp có yêu cầu lớn, có nguồn nguyên liệu vững chắc, có triển vọng lâu dài như: cơ khí, vật liệu xây dựng, phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, phát huy tốt tài chính, ngân hàng phục vụ cho các ngành sản xuất giải quyết

nhu cầu của quần chúng và xuất khẩu.

Về công nghiệp và thủ công nghiệp: cải tạo quản lý tốt các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện có ở địa phương bằng các hình thức thích hợp. Đồng thời tích cực xây dựng một số cơ sở công nghiệp quốc doanh, có yêu cầu lớn trong tỉnh với quy mô thích hợp, có nguồn nguyên liệu vững chắc có triển vọng lâu dài như cơ khí, vật liệu xây dựng, phân bón, công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tổ chức quản lý tốt các cơ sở công nghiệp quốc doanh hiện có về các mặt tổ chức, sản xuất, kinh doanh, chủng loại và chất lượng sản phẩm, phát huy vai trò của cơ sở quốc doanh đối với công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa” [44,tr.14-20].

Mặt khác, quán triệt quan điểm, đường lối Đại hội IV của Đảng, Đảng bộ Cần Thơ đã lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cách mạng của thời kỳ đổi mới. Đó là ra sức khai khẩn đất hoang, cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, thủy lợi hóa đồng ruộng gắn liền với tập thể hóa nông nghiệp và từng bước cơ giới hóa theo hướng đưa nền sản xuất nông nghiệp Cần Thơ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách như lương thực và nâng cao chất lượng đời sống nhân

dân. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ

đã được khôi phục và xây dựng mới.

Nhìn chung, nền công nghiệp Cần Thơ được hình thành trên cơ sở Nhà nước quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn trên địa bàn, cùng với các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ trong dân. Theo các số liệu thống kê thì giai đoạn 1976 – 1985, giá trị sản lượng công nghiệp và các cơ sở công nghiệp đều tăng đáng kể.

Bảng 2.3: Gía trị sản xuất công nghiệp (1976 – 1985)

Triệu đồng 1976 1980 1981 1985 Tốc độ PTBQ (%) 76 – 80 81 – 85 Tổng số 268.593 342.411 374.433 588.619 106, 26 111, 97 1.Nhà nước 75.334 110. 501 125. 075 267. 409 110, 05 120, 92 2.Ngoài Nhà nước 193.259 231. 910 249. 358 321.210 104, 66 106, 53

(Ghi chú đây là số liệu của tỉnh Cần Thơ [Nguồn: 46, 10].

Phân tích bảng giá trị sản lượng công nghiệp trên đây, có thể thấy trong vòng 10 năm (từ 1976 đến 1985), các giá trị này đều tăng. Tính chung là từ 268.593

triệu đồng năm 1976 lên 588.619 triệu đồng năm 1985 tăng 2,19 lần. Sản xuất chủ yếu là các mặt hàng truyền thống như: sản xuất cơ khí nông ngư cụ, xay xát lúa gạo, đường, khóm, đông lạnh, nước mắm và bia.

Nhìn chung, giai đoạn 1976 – 1985, nền sản xuất công nghiệp chỉ phát triển bởi các thành phần kinh tế trong nước, nhưng ngành công nghiệp của Cần Thơ vẫn có tốc độ phát triển bình quân tăng khá, thời kỳ 76 – 80 là 106, 26%, thời kỳ 81 – 85 là 111, 97 %.

Tuy nhiên, việc gia tăng giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có phản ánh mức độ đô thị hóa hay không cũng cần phải xem xét thêm các yếu tố khác như: việc mở rộng thêm cơ sở sản xuất, hoặc thu hút thêm nhân công lao động chẳng hạn.

Bảng 2.4: Số lượng cơ sở công nghiệp trên địa Cần Thơ (1976 – 1985)

Ghi chú: đây là số liệu của tỉnh Cần Thơ Nguồn [46, 154]. Nhìn chung, số lượng cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ có sự gia tăng nhanh. Năm 1976, toàn thành phố có 1.616 cơ sở công nghiệp, trong đó số cơ sở ngoài Nhà nước chiếm gần 98%.

Năm 1985, thành phố Cần Thơ có 5.177 cơ sở công nghiệp, trong đó ngoài

Nhà nước chiếm 97,6%, số còn lại là của Nhà nước. Đến năm 1985, số cơ sở công nghiệp tăng 3.561 cơ sở so với năm 1976, trong đó Nhà nước tăng 93 cơ sở, ngoài Nhà nước tăng 3.468 cơ sở so với năm 1976 (đa số các cơ sở ngoài Nhà nước được hình thành từ trước năm 1975 nên chiếm số lượng nhiều hơn).

Tổng số Nhà nước Ngoài

Nhà nước doanh với Liên nước ngoài

100% vốn nước ngoài Trung

ương phương Địa

1976 1.616 3 30 1.583 - -

1980 4.865 3 41 4.821 - -

1981 5.010 3 62 4.945 - -

Số cơ sở Nhà nước tăng chủ yếu là quốc doanh địa phương, năm 1976 chỉ có 30 xí nghiệp, đến năm 1985 có 118 xí nghiệp, tăng 88 xí nghiệp. Sự gia tăng của các cơ sở công nghiệp địa phương cho thấy quá trình đầu tư phát triển, cải tạo quản lý các cơ sở công nghiệp địa phương có hiệu quả, và phản ánh sự sắp xếp lại cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng tăng nhanh khu vực kinh tế Nhà Nước.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này có sự thiếu vắn của các cơ sở công nghiệp

có sự đầu tư của nước ngoài, vì giai đoạn 1975 – 1985 là giai đoạn thành phố Cần Thơ có quan hệ xuất nhập khẩu với các nước XHCN, Thêm vào đó do bị cấm vận nên quan hệ ngoại thương rất hạn hẹp

Bên cạnh đó, số lao động công nghiệp trên địa bàn Cần Thơ cũng có sự gia tăng trong giai đoạn 1976 – 1985 (xem bảng 2.5)

Bảng 2.5: Số lượng lao động công nghiệp trên địa bàn Cần Thơ (1976 – 1985) Người Tổng số Nhà nước Ngoài Nhà nước Liên doanh với nước ngoài 100% vốn nước ngoài Trung

ương Địa phương

1976 5. 086 138 512 4. 436 - -

1980 20. 589 456 2. 683 17. 495 - -

1981 26. 822 433 4. 025 22. 354 - -

1985 35. 625 1. 480 6. 632 27. 513 - - Nguồn [46,154].

Qua bảng trên cho thấy, năm 1976, số lượng lao động bình quân là 5.086 người đến năm 1985 tăng lên 35.625 người. Về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế trong giai đoạn này, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao hơn công nghiệp quốc doanh. Sở dĩ như vậy là do:

Giai đoạn 1976 – 1985, sản xuất công nghiệp được quản lý theo nguyên tắc kế hoạch hóa tập trung với hai thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể, các cơ sở quốc doanh được Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kèm theo định mức cung cấp vật tư, tiền vốn và giao nộp sản xuất cho Nhà Nước phân phối. Với cơ chế nói trên ngành công nghiệp địa phương gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó do bị cấm vận nên sản xuất công nghiệp trì trệ nên dân cư tập trung vào các khu vực ít gặp khó khăn hơn.

Các cơ sở ngoài Nhà nước sản xuất chủ yếu là sản xuất lương thực, thực phẩm và đồ uống (phần lớn là xay xát lúa gạo và chế biến mía đường),... Có thể nói công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống được xem là ngành mũi nhọn của Cần Thơ trong thời gian qua, giữ mức tăng trưởng khá ổn định nên đã thu hút lao động vào các cơ sở công nghiệp ngoài Nhà nước.

Nhìn chung, số lượng cơ sở công nghiệp quốc doanh (Trung ương) có sự

gia tăng không đáng kể nhưng số lượng lao động tăng lên từ 138 (1976) người lên 1.480 người (1985), trong đó, các cơ sở công nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỷ lệ cao hơn, cho thấy có sự tập trung dân cư vào các đô thị.

Như vậy, Sự gia tăng của giá trị sản lượng công nghiệp cùng với sự tăng lên của các cơ sở công nghiệp, số lao động trong công nghiệp cho thấy, thời kỳ trước đổi mới (1976 – 1985), cũng diễn ra qúa trình đô thị hóa với tư cách là hệ quả của việc mở rộng, phát triển thêm các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ có sự gia tăng đáng kể trong thời kỳ (1976 – 1985).

2.1.1.2. Thời kỳ 1986 – 2000 .

Từ sau khi có Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về đổi mới, Đại hội VII, Đại hội VIII của Đảng và nhất là khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VII), bằng đường lối đổi mới kinh tế do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo được xác định phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là giai đoạn nền

kinh tế Cần Thơ từng bước vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập được với khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Thực hiện Nghị quyết VI của Đảng, các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sản xuất nông nghiệp, nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn, được quyền sử dụng lâu dài và ổn định trên mãnh đất của mình. Công nghiệp đã có bước phát triển đáng kể, hàng hóa sản xuất ra từng bước cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Cơ sở hạ tầng được Nhà nước chú trọng đầu tư bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước. Thương mại, xuất nhập khẩu từng bước phát triển theo hướng hội nhập dần với kinh tế khu vực và quốc tế. Tài chính ngân hàng ngày càng khẳng định vai trò là đoàn bẫy để kích thích kinh tế phát triển. Điện, nước sạch đã đến được các vùng nông thôn của thành phố. Đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên. Trình độ dân trí được cải thiện rõ rệt, nhiều mô hình giáo dục – đào tạo được ra đời. Tình hình chính trị ổn định, nhiều chủ trương đúng hướng của Đảng và Nhà nước đã tích cực tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây là giai đoạn Cần Thơ phát triển với tốc độ nhanh và khá toàn diện với nhiều thành tựu kinh tế - xã hội.

Đồng thời, trong bối cảnh đổi mới ấy, tháng 10/1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ IV đã tổng kết những thành tựu đạt được trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và đã nhận định “Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã có một bước sắp xếp lại tổ chức theo hướng phục vụ nông nghiệp, thủy sản, xuất khẩu và phục vụ đời sống; tập trung một mức xây dựng cho các ngành công nghiệp, cơ khí, chế biến (xay xát, đường, đông lạnh thủy sản xuất khẩu,…); sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp vật liệu xây dựng. Cải tiến một bước cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đi vào hạch toán kinh tế, kinh doanh XHCN; tỷ trọng công nghiệp so với nông nghiệp từ 7,12% (thời kỳ 1976 –

1980) lên 37,6% (thời kỳ 1981 – 1985). Nhưng do chỉ đạo thiếu tập trung, tổ chức

chậm, sản xuất có nơi phát triển còn mang tính tự phát, chất lượng sản phẩm kém, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng chưa phát triển đúng khả năng.” [44, 12].

Chính vì vậy, Đại hội đề ra phương hướng, mục tiêu trong 5 năm 1986 – 1990 là: “Mục tiêu 5 năm tới phải tập trung sức lớn nhất cho yêu cầu xây dựng các cơ sở cấu trúc hạ tầng, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, nhất là hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, phục vụ được yêu cầu phát triển hợp lý cơ cấu nông – công nghiệp của tỉnh trong những năm đầu của thời kỳ quá độ. Phát triển theo cơ cấu hợp lý, hướng vào phát triển nông, ngư, lâm nghiệp và một phần cho các ngành khác, bảo đảm yêu cầu sữa chữa, trang bị công cụ lao động. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ cần quan tâm các mặt trên cơ sở huy hoạch, tiếp tục nghiên cứu bổ sung và tổ chức thực hiện theo hướng đã được xác định; sắp xếp lại ngành nghề và cơ sở sản xuất phân công phân cấp quản lý thích hợp” [44, 42].

Trên cơ sở thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và

thực hiện Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, kinh tế của Cần Thơ nói chung và khu vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nói riêng có những chuyển biến tốt. Những năm đầu của thời kỳ đổi mới theo đánh giá công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong đó tỉ trọng hàng hóa chế biến xuất khẩu ngày càng tăng. Công nghiệp quốc doanh từng bước được sắp xếp lại và đi vào hoạt động ổn định, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh thì ngày càng được phát triển, mở ra một số cơ sở công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu liên doanh với nước ngoài bước đầu hoạt động có hiệu quả, thu hút vốn; kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động ở thành thị và nông thôn.

Các ngành sản xuất công nghiệp cơ bản bao gồm: các ngành công nghiệp khai khác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện nước. Trong đó phát triển mạnh nhất hiện nay là công nghiệp chế biến, đây là ngành chủ lực chiếm

trên 90% trong tổng giá trị sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp. Sản phẩm chủ

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)