Sự phát triển của thương nghiệp – dịch vụ sau thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 65 - 74)

2.1.2.1. Thời kỳ 1975 – 1985.

Cần Thơ nằm ở giữa ĐBSCL có vị trí quan trọng trong giao lưu buôn bán, phân phối hàng hóa với các tỉnh, năm 1973, Cần Thơ đã thành lập phòng Thương mại và Công kỹ nghệ. Sau ngày 30/4/1975, vượt qua những khó khăn và non yếu buổi đầu, được Nghị quyết 6 của Trung ương Đảng soi sáng và khẳng định, được Tỉnh Uỷ và UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, thương nghiệp XHCN, nhất là thương nghiệp quốc doanh ở Cần Thơ được tăng cường nhanh chóng về nhiều mặt: tổ chức, mạng lưới hàng hóa, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh,… từng bước chiếm lĩnh thị trường với các mặt hàng thiết yếu, phát triển dịch vụ đẩy mạnh phục vụ xuất khẩu và đặc biệt phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

“Đến năm 1985, ngành thương nghiệp Cần Thơ có 11 công ty quốc doanh với trên 400 cửa hàng, điểm bán hàng, với hơn 800 cửa hàng, điểm bán hàng và trên

400 đại lý, năm 1984, doanh số bán ra của công ty bách hóa tăng 124 lần so với năm 1976, hàng xuất khẩu tăng lên nhiều lần, góp phần ổn định thị trường, giá cả và đời sống nhân dân” [60, 31].

Nhìn chung, thời kỳ này, kinh tế thương nghiệp chủ yếu phát triển là mua bán cá thể nhỏ lẻ do thị trường bị chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính. Thành

phần thương nghiệp quốc doanh và tập thể đáp ứng theo cơ chế kế hoạch hóa phân

phối hàng hóa cho nhân dân. “Năm 1976 có 1.627 cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ. Đến năm 1985 tăng lên 5.691 cơ sở, chủ yếu kinh doanh cá thể. Tổng mức

bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng từ 39,8 tỷ năm 1976 lên 190,7 tỷ năm 1985.

[61, 31].

Giai đoạn 1975 – 1985, là giai đoạn thành phố Cần Thơ có quan hệ xuất nhập khẩu với các nước XHCN. Xuất nhập khẩu mỗi năm đều tăng, trị giá xuất khẩu “năm 1976 đạt 5,3 triệu đồng Việt Nam (tỉnh Hậu Giang), tăng lên 137,26 triệu đồng VN, chủ yếu là các mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh của Cần Thơ xuất khẩu sang thị trường Đông Âu và Liên Xô” [46, 11].

2.1.2.2. Thời kỳ 1986 – 2000.

Với sự ra đời của đường lối đổi mới từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới mà trọng tâm là chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà Nước.

Đối với Cần Thơ, nhiệm vụ phát triển thương nghiệp mà Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ IV đề ra đối với thời kỳ 1986 – 1990 là “Chấn chỉnh mạng lưới thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán các cấp đến tận cơ sở, không ngừng cải tiến phương thức kinh doanh XHCN, bảo đảm thu mua nắm nguồn

hàng, nắm chắc được khâu buôn bán và chi phối từ 70 – 80%, khâu bán lẻ, nâng cao

chất lượng phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống. Quan tâm cải tạo tiểu thương, tăng cường quản lý thị trường, ổn định giá cả. Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch… Nghiên cứu thị trường thế giới và liên kết liên doanh các công ty nước ngoài,

tranh thủ sự đầu tư làm ra nguồn hàng xuất khẩu có lợi cho địa phương. Chú ý xây dựng mở rộng các tuyến, các cơ sở du lịch trong tỉnh. Về nhập khẩu hướng chủ yếu là nhập vật tư thiết bị kỹ thuật và một phần hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống nhân dân. Chấn chỉnh lại bộ máy quản lý điều hành có chất lượng tránh những hiện tượng tiêu cực trong nhập khẩu” [44, tr.47-48-49].

Đến Đại hội Đại biểu tỉnh Cần Thơ lần thứ VIII (10/1992) đã tổng kết những thành tựu đạt và tiếp tục đề ra các biện pháp chỉ đạo phát triển thương nghiệp phù hợp với tình hình hình mới như sau “tập trung chỉ đạo chấn chỉnh và sắp lại các tổ chức và hoạt động của thương nghiệp quốc doanh. Khuyến khích đồng thời quản

lý chặt các hộ kinh doanh tư nhân, cá thể kinh doanh – làm dịch vụ phù hợp chủ

trương luật pháp Nhà nước quy định. Sắp xếp, cải tạo, nâng cấp hệ thống các chợ ở thành phố Cần Thơ, thị trấn, cụm kinh tế xã hội và các chợ theo quy hoạch. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu. Từng bước khôi phục thị trường khu vực 1; đồng thời tích cực mở ra với khu vực 2, trước hết là đối với các nước Đông Nam

Á” [44, tr.25-26]. Trong bối cảnh trên, ngành thương nghiệp Cần Thơ đã có những

bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm thích ứng với đường lối đổi mới.

Về thương nghiệp:

Về nội thương: đây là lĩnh vực hoạt động năng động, có mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng của dân cư. Từ năm 1986 đến nay, việc mua bán chuyển mạnh từ cơ chế mang tính “cấp phát, giao nộp” theo chỉ tiêu hạn mức, mua bán hàng hóa theo giá quy định, sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Chuyển hệ thống giao lưu hàng hóa chủ yếu là thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán, sang đa dạng nhiều thành phần kinh tế. Chuyển thị trường từ trạng thái chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính, sang thị trường thống nhất cả nước, tự do lưu thông hàng hóa theo pháp luật quy định. Vì vậy, số hộ kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh “từ 6.794 năm 1986 lên 24.974 hộ năm 1996, và đến năm

Cần Thơ) [46,22]. Tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ có sự gia tăng

(xem bảng 2.8 và 2.9).

Bảng 2.8: Tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ (Triệu đồng)

1986 1990 1995 2000 Tổng số 1.Kinh tế Nhà nước - Trung ương - Địa phương 2.Kinh tế tập thể 3.Kinh tế cá thể 4.Kinh tế tư nhân 5.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

280. 599 148. 584 - - 10. 244 42. 378 78. 703 - 1. 361. 846 623. 001 - - 19. 133 446. 726 272. 491 - 6. 066. 387 2. 478. 321 1.166. 886 1. 311. 435 106. 068 2. 429. 451 1.040. 401 12. 546 11. 360. 451 3. 637. 211 1.158. 527 2. 478. 684 68. 801 4. 116. 856 3. 525. 361 12. 222 Nguồn [47, 326]. Qua số liệu trong bảng 8 cho thấy tổng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ từ 280,5 tỷ đồng năm 1986 tăng lên 11.360 tỷ năm 2000. Trong đó:

Kinh tế Nhà nước, tập thể có tỉ trọng chiếm trong tổng mức bán ra trên thị trường theo xu hướng tăng dần. Kinh tế tư nhân, cá thể phát triển khá tốt theo hướng tăng dần qua các năm. Trong giai đoạn 1986 – 2000, kinh tế Nhà Nước, tư nhân, cá thể chiếm tỷ trọng cao trong tổng mức hàng hóa bán ra ở thành phố Cần Thơ. Xu thế tăng trưởng cao của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.

Nhìn chung, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia trên thị trường thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 1986 – 2000, đã thể hiện xu thế phát triển của kinh tế tư nhân, cá thể. Từ sau năm 1986, do nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, nhiều thành phần kinh tế được tham gia họat động, mạng lưới thương nghiệp phát triển mạnh và thay đổi phù hợp với kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cũng có sự gia tăng.

Bảng 2.9: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (Triệu đồng)

Nguồn [47, 327]. Phân tích bảng số liệu trên cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 1986 là 13,2 tỷ tăng lên 4.954,3 tỷ năm 2000. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ngày càng tăng qua các năm phản ánh mức sống dân cư đã được cải thiện, thu nhập của đại bộ phận dân cư có bước phát triển đáng kể.

1986 1990 1995 2000 Tổng số 1. Kinh tế Nhà nước - Trung ương - Địa phương 2. Kinh tế tập thể 3. Kinh tế cá thể

4. Kinh tế tư nhân

5. Kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài

13.233 7. 463 - - 1. 132 3. 370 1. 258 - 454. 204 193. 861 - - 8. 875 151. 010 100. 458 - 3. 059. 311 445. 519 130. 415 315. 104 3. 873 2. 210. 894 386. 524 12. 546 4. 954. 310 639. 941 298. 761 341. 180 1. 909 3. 505. 632 794. 606 12. 222

Theo số liệu thống kê “tính đến 01/10/1999, trên địa bàn Cần Thơ có 125 chợ các loại, chia ra: chợ đã qui hoạch 68 chợ, chợ chưa qui hoạch 57 chợ, thành thị có 30 chợ, nông thôn có 95 chợ, chợ kiên cố có 30 chợ, chợ bán kiên cố 35, chợ liều quán 36, chợ ngoài trời 24” [46, 22] (ghi chú đây là số liệu của tỉnh Cần Thơ).

Trong hệ thống chợ của thành phố có hai chợ nổi Cái Răng, Phong Điền mang đậm nét truyền thống văn hóa miệt vườn và văn minh sông nước. Bên cạnh đó, các chợ nông thôn, hình thành các trung tâm thương mại ở thành phố và ở thị trấn các huyện, mở rộng mạng lưới phân phối, thu mua và tiêu thụ tốt các sản phẩm nông nghiệp của nông dân. Khôi phục thị trường truyền thống và mở rộng thêm thị trường mới, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại và hợp tác với bên ngoài.

Về ngoại thương: Nếu giai đoạn 1976 – 1985 là giai đoạn Cần Thơ xuất nhập khẩu chủ yếu vào thị trường XHCN, thì giai đoạn 1986 – 2000 hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ đến hầu hết các nước trên thế giới. Trị giá xuất nhập khẩu liên tục tăng qua các năm và đều ở dạng xuất siêu nghiã là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.

Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng tuyệt đối qua các năm.

“Năm 1986 kim ngạch xuất khẩu là 4.746 ngàn USD, năm 2000 là 160.369 ngàn

USD. Chủ yếu xuất khẩu là hàng nông thủy sản và chế biến từ nông thủy sản luôn chiếm tỷ lệ cao gần 65% trong tổng trị giá xuất khẩu của thành phố” [46, 22]. Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố Cần Thơ trong giai đoạn này đã thu được kết quả đáng kể, góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế chung của thành phố Cần Thơ.

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: các mặt hàng xuất khẩu của Thành phố Cần Thơ chủ yếu là gạo, thủy sản (tôm đông lạnh, cá đông lạnh, thủy hải sản đông lạnh), trứng muối, thủ công mỹ nghệ, quần áo may sẵn, lông vịt, nấm muối, giày các loại.

“Gạo là mặt hàng chủ lực với số lượng tăng qua các năm, năm 2000 dự kiến xuất

năm 1996, thủy sản đông lạnh 4.500 tấn gấp 17 lần năm 1996 ( ghi chú đây là số liệu tỉnh Cần Thơ)” [46, 23].

Các doanh nghiệp xuất khẩu của thành phố đã vươn tới thị trường toàn cầu. Thị trường Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu cho các nước khối ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Riêng thị trường Châu Mỹ, mà chủ yếu là Canada (từ năm 1993), thị trường Mỹ (từ năm 1994) và có xu hướng “tăng từ 4, 58% năm 1996 lên 17,58% năm 2000” [61, 44]. Thị trường Châu Âu nhất là các nước trong khối EU cũng là thị trường xuất khẩu tốt cho các doanh nghiệp Cần Thơ.

Các thị trường Châu Úc, Châu Phi là những thị trường còn mới mẻ. Hàng hóa vào thị trường này ngày càng tăng. Để tăng cường nguồn hàng xuất khẩu, Cần Thơ đã đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế biến lông vũ xuất khẩu đưa vào hoạt động năm 1985, một nhà máy xay xát gạo công suất 50.000 tấn/ năm đưa vào hoạt động năm 1987. Tiếp theo là việc hình thành các xí nghiệp Liên doanh Meko (1989) đã có tác động đáng kể trong việc sản xuất và chế biến các loại nông sản phục vụ xuất khẩu như nấm rơm, bắp, trái cây,… đáng khích lệ là hoạt động đó đã tạo ra việc làm cho hàng ngàn lao động.

Về nhập khẩu: Bên cạnh các mặt hàng phục vụ sản xuất do Trung Ương và thành phố Hồ Chí Minh nhập khẩu, phân phối trên thị trường thành phố Cần Thơ, thành phố cũng chủ động nhập khẩu tư liệu sản xuất, máy móc, phân bón, thuốc sát trùng thú y, vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược. “Năm 1986, trị giá nhập khẩu là 8,8 triệu USD, năm 1996 nhập khẩu đạt 111 triệu USD, năm 2000 đạt 83,5 triệu USD” [47, 74].

Về dịch vụ. Dịch vụ là một lĩnh vực hoạt động rất lớn và phức tạp. Ngoài các ngành dịch vụ truyền thống phục vụ các nhu cầu mọi mặt của dân cư còn có các hoạt động sản xuất đa dạng ngày càng phát triển như dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ cơ khí,… Đáng chú ý nhất là ngành du lịch từ một ngành dịch vụ đơn thuần (kinh doanh nhà hàng, khách sạn) đang trở thành một ngành dịch vụ tổng hợp và là một ngành kinh tế quan trọng ở nước ta cũng như trên thế giới hiện nay. Xu hướng

chung là hoạt động dịch vụ ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Đặc biệt là một ngành thu hút một lực lượng lao động lớn của xã hội.

Đại hội Đại biểu tỉnh Cần Thơ lần thứ IX (6/1996), tiếp tục đề ra định hướng phát triển dịch vụ như sau: “tiếp tục củng cố, đổi mới tổ chức các loại hình dịch vụ, phát triển thị trường theo định hướng XHCN. Mở rộng hệ thống thương nghiệp, từng bước đưa thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm chuyển vận về thương mại, dịch vụ, du lịch của khu vực, đẩy mạnh hoạt động tài chính ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [44,41].

Đối với thành phố Cần Thơ, số đơn vị kinh doanh hoạt động dịch vụ có sự

giai tăng “năm 1990 là 250 đơn vị, đến năm 2000 tăng lên 2.605 đơn vị. Về doanh

thu năm 1990 là 7.124 triệu đồng đến năm 2000 là 126.576 triệu đồng” [61, 242]. Về du lịch: Thành phố Cần Thơ có ưu thế về thiên nhiên của một vùng sông nước và vườn cây ăn trái nên có thể phát triển “du lịch xanh” và “du lịch sông nước” là những loại hình du lịch đang được du khách ưa chuộng. Với các vườn cây ăn trái trù phú, và các cồn xanh tươi nằm giữa vùng sông nước như Cồn Sơn, cồn Ấu, cồn Cái Khế. Cũng gắn liền với vùng sông nước, Cần Thơ có loại hình chợ nổi trên sông ở Phong Điền khá đặc sắc và độc đáo càng tăng thêm sự phong phú và hấp dẫn cho du lịch sông nước.

Về di tích lịch sử văn hóa, Cần Thơ có Đình Bình Thủy là di tích được xếp hạng, ngoài ra còn có chùa Hội Linh, chùa Ông, chùa Long Quan Cổ Tự, cùng với

các di tích, địa danh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; các công trình văn

hóa xã hội khác.

Với vị trí là trung tâm và đầu mối giao thông của vùng, Cần Thơ còn có ưu thế trong việc làm chức năng trung chuyển, là điểm dừng chân cho du khách trên các tuyến du lịch ở ĐBSCL như đi Hà tiên (Kiên Giang), núi Sam (An Giang), Sóc Trăng, Cà Mau,…

Như vậy, để khai thác tiềm năng du lịch, Đại hội Đại Biểu Đảng bộ tỉnh Cần Thơ lần thứ IX, (6/ 1996) đã đề ra phương hướng phát triển ngành du lịch như

sau: “khai thác, phát huy lợi thế vùng du lịch sông nước, vườn cây ăn trái, trước mắt khai thác các nguồn cồn trên sông. Chấn chỉnh hệ thống khách sạn, xây dựng thêm mọt số khách sạn đạt tiêu chuẩn cao, đào tạo bồi dưỡng nâng lên trình độ làm công tác du lịch cho đội ngũ cán bộ nhân viên ngành du lịch. Mở rộng quan hệ với thành phố Hồ Chí Minh và các nơi để thu hút khách du lịch đến tỉnh và khu vực. Tổ chức tốt du lịch trong nước và ngoài nước cho nhân dân trong tỉnh và khu vực”. [44, 42]

Trên cơ sở đó, Cần Thơ đã đầu tư xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch như

khách sạn, nhà hàng, phương tiện đưa đoán khách, nhân viên phục vụ và hướng dẫn

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)