Chuyển biến về cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 84 - 86)

Về hiện trạng cảnh quan kiến trúc ở thành phố Cần Thơ có những nét nổi bật như sau:

Từ bờ sông Cần Thơ, thành phố phát triển mạnh theo các trục đường Hai

Bà Trưng, Ngô Quyền, Phan Đình Phùng,… vào những năm 1954, bến sông Cần

Thơ đã xây dựng rất đẹp. Dọc đường Hai Bà Trưng phía trên bờ là các dãy phố xây

dựng 1 trệt, 1 lầu mái lợp ngói đỏ. Dọc bờ sông là các dãy phố xây dựng 1 trệt, 1 lầu mái lợp ngói. Dọc bờ sông là rặng dương thẳng tấp với những nhánh lá xanh rì lao

xao trong gió, xen lẫn là các Kiosque bán sách báo, văn phòng phẩm,… từ bến phà

đến nhà lồng chợ là khoảng sân rộng chỉ buôn bán về đêm.

Thời đó từ bến sông đến ngã tư Ngô Quyền – Phan Đình Phùng có bến xe đò, trên trục đường Ngô Quyền có các cửa hàng sang trọng đã tạo ra bộ mặt khang trang cho đường phố. Đường Phan Đình Phùng đoạn từ đường Hòa Bình dài đến đường Nguyễn An Ninh là đoạn đường tấp nập với đa phần là công sở và các công trình vụ như: Bưu điện, Tòa Bố chánh, Nhà Bảo sanh, khách sạn, rạp hát,…

Nhìn chung, kiến trúc nhà phố trước đây được phát triển theo chức năng

kiến trúc đơn lập dạng biệt thự, một trệt, một lầu mái ngói nằm rải rác và tồn tại đến nay. Hai bên đường trồng cây xanh, mỗi tuyến đường trồng riêng một loại cây. Do nhu cầu phát triển của thành phố, nhiều đường phố mới dần được mở ra, nối liền các phố chính với nhau tạo nên một trục giao thông khép kín, đi lại dễ dàng. Đường Lý Tự Trọng, Trần Hưng Đạo, Ba Mươi Tháng Tư, Ba Tháng Hai, Mậu Thân,… nhiều con đường cây xanh trước đây đã phải lần lượt bị đốn bỏ do mở rộng đường.

Đoạn Bến Ninh Kiều là đoạn có bộ mặt kiến trúc cảnh quan tương đối đẹp. Một bên là các công trình dịch vụ công cộng: khách sạn, ngân hàng, dãy nhà cổ được dùng để kinh doanh buôn bán. Một bên là công viên Ninh Kiều nằm ven sông, có bến du thuyền, đường phố thoáng rộng, hoạt động ban đêm tấp nập.

Nhìn chung, đô thị hóa đã tạo cho thành phố Cần Thơ bộ mặt khang trang hơn, hiện đại hơn. Và một trong những đặc trưng tạo nên sự khác biệt căn bản giữa thành thị với nông thôn là ở hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước, nhà ở, công trình công cộng,… phục vụ cho việc đi lại, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí. Nhìn vào hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, có thể đánh giá được một phần mức sống của dân cư, sự phát triển của đô thị và trình độ đô thị hóa. Hạ tầng cơ sở còn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành nên bộ mặt kiến trúc, cảnh quan và môi trường, nếp sống văn minh đô thị. Ở thành phố Cần Thơ từ đổi mới về sau hạ tầng phát triển khá nhanh, nhưng cũng có nhiều vấn đề bấp cập trong phát triển đô thị.

Thời kỳ 1976 – 1985, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách của nhà nước, vì đây là những năm đầu mới giải phóng, công tác quy

hoạch đang được hình thành nên công tác xây dựng cơ bản chưa phát triển.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thời kỳ này tập trung chủ yếu vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, giao thông vận tải, giáo dục và y tế. Đây là thời kỳ khôi phục lại cơ sở hạ tầng, cơ sở khám chữa bệnh và các trường học do bị chiến tranh tàn phá.

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 84 - 86)