Khái quát về quá trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ trước năm 1975

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 27)

1.2.1 Tổng quan về thành phố Cần Thơ.

1.2.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.

Vị trí địa lí.

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long,

trải dài trên 65km dọc bờ Tây sông Hậu với diện tích tự nhiên 1.401km2, dân số

1.188.435 người (theo số liệu tổng điều tra dân số 1/4/2009). Dân tộc Kinh chiếm

96,95%; mật độ dân số 856 người/km2, quận Ninh Kiều có mật độ dân cư đông nhất

8.407 người/km2và mật độ dân cư thấp nhất là huyện Vĩnh Thạnh 274 người/km2

. Về ranh giới, Cần Thơ tiếp giáp nhiều tỉnh ở Tây Nam Bộ:

- Phía bắc giáp với tỉnh An Giang

- Phía nam giáp với tỉnh Hậu Giang

- Phía đông giáp với tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp (sông Hậu làm ranh giới).

Nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao thông quan trọng, Cần Thơ có vị trí hết sức thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kĩ thuật của vùng. Cần Thơ nằm trên trục quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài đất nước, từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Cần Thơ cũng là giao lộ của quốc lộ 91 đi An Giang qua đó đến Campuchia và quốc lộ 80 đi Kiên Giang đến tận cửa khẩu Hà Tiên sang Campuchia. Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 169km, cách Cà Mau 178km, cách Bến Tre 114km, Rạch Gía 128km. Với vị trí này Cần Thơ nối liền các trung tâm kinh tế của vùng, thuận lợi để hình thành các mối liên hệ, liên vùng với quốc tế.

Nằm ở hữu ngạn sông Hậu. Cần Thơ cách biển khoảng 100km. Dòng sông Hậu là tuyến đường thủy quan trọng nối Cần Thơ với các địa phương khác trong nước và với thế giới. Hiện nay, thành phố đang củng cố cảng Cần Thơ và cảng biển Cái Cui để có thể tiếp nhận tàu 10.000 tấn đến nâng cấp 20.000 tấn. Với vị trí thuận lợi của mình, sân bay Trà Nóc được nâng cấp, mở rộng và có thể trở thành một

trong những sân bay quốc tế của nước ta.

Điều kiện tự nhiên. Địa chất, địa hình.

Là tỉnh nằm ở phía hạ lưu sông Hậu, trong khu vực đồng bằng trẻ đang tiếp tục phát triển nên Cần Thơ có những nét riêng về địa chất, địa mạo.

Về cấu trúc, địa chất, do lãnh thổ Cần Thơ chạy dọc theo sông Hậu, tùy vị trí gần hay xa sông mà trầm tích trên mặt có thể chia thành 3 loại:

- Vùng được bao phủ bởi trầm tích nguồn gốc sông bao gồm các địa

phương nằm ven sông Hậu thuộc địa bàn huyện Thốt Nốt và các quận nội thành.

Thành phần trầm tích sông gồm cát, cát pha sét, bùn… Chúng tạo thành những bậc

- Trầm tích đầm lầy có mặt ở các vùng trũng xa sông, tạo thành những vùng sình lầy có nhiều chất hữu cơ, thậm chí cả than bùn. Thành phần chính của trầm tích loại này có sét bùn, sét chứa hữu cơ.

- Trầm tích hỗn hợp sông biển rộng rãi trong tỉnh. Thành phần chính có

sét, bùn sét có pha màu xám xanh hoặc xanh đen chứa mica.

Xét về địa chất công trình, phần lớn lãnh thổ Cần Thơ được cấu tạo bởi trầm tích Holocen, chúng tạo nên một tầng đất yếu, chưa được nén chặt, phủ ngay trên bề mặt với độ dày 20 – 30m. Đó là những loại đất bùn sét, bùn sét chứa hữu cơ hoặc sét ở trạng thái dẻo mềm, với độ ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy. Hệ số nén lún của đất rất cao và cường độ kháng nén rất thấp. Đó là những khó khăn to lớn của Cần Thơ khi sử dụng nền địa chất công trình.

Địa hình Cần Thơ là địa hình đồng bằng châu thổ với đặc điểm chung là thấp và bằng phẳng. Độ cao trung bình khoảng 1,0 mét, độ dốc rất nhỏ theo hướng dốc chính là đông bắc – tây nam và hướng dốc phụ là tây bắc đông nam.

Khí hậu.

Cũng như các tỉnh Tây Nam Bộ, Cần Thơ có khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa. Điều này thể hiện qua từng yếu tố khí hậu mà trước hết là nhiệt và ẩm. Nền nhiệt cao ổn định là điều kiện để Cần Thơ phát huy nhiều thế mạnh mà trước hết là thế mạnh nông, lâm, ngư nghiệp. Trên nền nhiệt ấy, cây trồng vật nuôi nhiệt đới có thể phát triển ổn định với năng suất cao quanh năm nếu đảm bảo được các điều kiện khác.

Thủy văn.

Mạng lưới sông rạch ở Cần Thơ khá dày đặc. Sông rạch Cần Thơ có thể thuộc hệ thống sông Hậu hoặc thuộc các sông nhỏ đổ ra vịnh Thái Lan. Tuy nhiên chúng được nối với nhau thành một hệ thống bao trùm toàn lãnh thổ.

- Sông Hậu là một trong hai chi lưu của sông Mê Kông. Đoạn sông

chảy qua Cần Thơ có chiều dài khoảng 60km, chiều rộng khoảng 800 – 1500m.

- Sông Cần Thơ chảy theo một vòng cung bao quanh các quận Ô Môn,

ngọt quanh năm nên có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt đối với thành phố như tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho dân cư và cho công nghiệp, phát triển giao thông đường thủy, khai thác nuôi trồng thủy sản, du lịch,…

Ngoài ra, ở thành phố Cần Thơ còn có sông Ô Môn, sông Thốt Nốt, rạch Bình Thủy, rạch Cái Khế, rạch Đầu Sấu, và rất nhiều sông rạch nhỏ khác. Bên cạnh các sông rạch tự nhiên, Cần Thơ còn có hệ thống kênh đào dày đặc với nhiều kênh lớn như kênh Cái Sắn, Xà No, Thị Độ, Bổn Tổng,… Các kênh chính thường nối từ nguồn sông Hậu với các sông rạch khác và đổ ra biển nhằm cung cấp nước ngọt từ sông Hậu vào mùa khô và tiêu thoát nước lũ vào mùa mưa.

Sông rạch ở Cần Thơ có ý nghĩa rất lớn: vừa mang phù sa bồi đắp đồng bằng, vừa cung cấp nước để tiêu phèn rửa mặn, đồng thời là những đường tiêu thoát nước vào mùa úng. Trong điều kiện giao thông đường bộ còn khó khăn, sông rạch đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các mối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng trong thành phố Cần Thơ và giữa thành phố với bên ngoài.

Đất đai.

Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu, thường xuyên được bồi đắp phù sa và nguồn nước ngọt quanh năm. Nhìn chung, vì thuộc hạ nguồn sông Mê Kông nên nơi đây là một vùng phân bố đất phù sa. Ở trên các gờ đất cũ xa sông có tầng loang lổ đỏ vàng do sự tích tụ các ô xít kim loại trong đất. Những vùng trũng có đất phù sa glây. Một đôi nơi có phù sa nhiễm phèn.

Quần thể động thực vật.

Tài nguyên động thực vật của Cần Thơ không nhiều. Ở vùng phù sa ngọt có

các loại cỏ, rong tảo… Trên đồng ruộng hoặc ao hồ, sông rạch, vùng ven sông Hậu có các loại rau dừa nước, rau má, cỏ mực, lục bình,… Trong các vùng đất phèn có các loại như chàm, bồn bồn, bình bát, điên điển, sen, súng…

Động vật chủ yếu là thủy sản nước ngọt. Cá, tôm, các loại cá đen như cá

lóc, rô, trê, bống,… Ở Cần Thơ có nhiều loại tôm tép như tôm càng xanh, tép bạc,

Cần Thơ còn có nhiều nơi là các điểm du lịch sinh thái, như vườn sinh thái Ngọc Sinh, Tân Long, Mỹ Khánh…

Tài nguyên khoáng sản.

Các tài nguyên thiên nhiên ở Cần Thơ tương đối hạn chế và chỉ có một số

loại như sau:

- Sét làm gạch ngói và sét dẻo.

- Cát nền.

Trên sông Hậu có nhiều cồn cát với khối lượng lớn. Đây là nguồn vật liệu dùng cho việc san nền phục vụ cho việc xây dựng nhà ở, các công trình giao thông,…

Như vậy, với vị trí ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ có những đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế toàn diện, và sẽ là trung tâm kinh tế – văn hóa – khoa học kĩ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời với vị trí này, sẽ làm cho thành phố Cần Thơ trở thành đầu mối giao thông quan trọng trong nước và quốc tế.

Cần Thơ có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Địa hình còn là điều kiện thuận lợi với các ngành kinh tế như: xây dựng hệ thống giao thông, xây dựng các trung tâm công nghiệp và các công trình phúc lợi xã hội. Hệ thống sông tự nhiên và kênh rạch dày đặc là ưu thế của Cần Thơ trong việc phát triển giao thông đường thủy, tạo mối giao lưu thuận tiện trong và ngoài nước. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch là nguồn cung cấp thực phẩm, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời cũng là môi trường thuận lợi để phát triển chăn nuôi thủy sản, đáp ứng nhu cầu bổ sung nguồn thực phẩm trong vùng và cho xuất khẩu,…

1.2.1.2. Vị trí của thành phố Cần Thơ trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long gồm có 13 tỉnh, thành phố là Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Thành phố Cần Thơ, An Giang,

Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Phía Tây và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan. Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.

Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí thuận lợi giao lưu quốc tế, điều kiện giao thông vận tải thủy thuận lợi, góp phần phát triển du lịch sinh thái. Với 3 mặt giáp biển có chiều dài bờ biển hơn 700km tạo cho đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng kinh tế biển và du lịch lớn, với vị trí của vùng rất gần với các nước ASEAN, giao lưu thương mại bằng đường thủy, đường bộ và đường hàng không. Ngoài ra đồng bằng sông Cửu Long còn có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của cả nước.

Cần Thơ là một trung tâm hàng đầu về kinh tế, tài chính, khoa học kĩ thuật, văn hóa của đồng bằng sông Cửu Long. Ở đây tập trung nhiều cơ sở kinh tế, hạ tầng kĩ thuật như: hệ thống giao thông thủy bộ, sân bay, bến cảng, các khu công nghiệp, các dịch vụ bưu chính viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, điện, cấp thoát nước và nhiều khu đô thị mới thành lập tạo điều kiện cho kinh tế thành phố phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức độ cao: “9,42% trong giai 1986 – 2000. Năm 2003 thành phố Cần Thơ đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,08%, thu nhập bình quân đầu người năm 2003 đạt 448USD, tăng 12% so với năm 2002. Đặc biệt từ năm 2004, sau khi Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao.

Nền kinh tế thành phố đang phát triển theo hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhìn chung, cơ cấu giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) đang chuyển dịch theo hướng, giảm tỉ trọng trong khu vực nông, lâm, thủy sản. Tỉ trọng trong khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ đều tăng. Nếu như năm 1986, khu vực I còn chiếm 66,8%; khu vực II chiếm 11,07%; khu vực III chiếm chỉ có 22,13% thì năm 2003 khu vực I giảm xuống 21, 8%, khu vực II lên tới 35,5% và khu vực III là 42,7%. Sau khi tách tỉnh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế càng được đẩy mạnh hơn. Cần Thơ đang cố gắng đẩy

nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng, khuyến khích đầu tư, mở rộng và phát triển dịch vụ.

Thành phố Cần Thơ đang phấn đấu xây dựng và phát triển “để trở thành

thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Công; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vùng quốc tế, là địa bàn trọng điểm giữ vị trí, chiến lược về quốc

phòng, an ninh của Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước” (trích Nghị quyết

45 –NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong

thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước)” [ 62, tr.208-209].

Nhìn chung, thành phố Cần Thơ là trung tâm của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có cảng biển, sân bay, cầu Cần Thơ, hệ thống thông tin liên lạc, ngân

hàng – tín dụng, có viện nghiên cứu lúa, hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, hệ

thống chợ và siêu thị góp phần phát triển kinh tế chung cho cả vùng. Cần Thơ có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, đây sẽ là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển của quá trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ. Sự ưu việt của vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông và giao lưu kinh tế, có thể tạo cơ sở để mở rộng phạm vi hoạt động của đô thị, tăng nhanh quá trình đổi mới của đô thị, thúc đẩy việc mở rộng với nhịp độ cao qui mô phát triển đô thị. Bên cạnh đó, vị trí địa lí kinh tế thuận lợi cũng có tác dụng lớn đối với sự phát triển đô thị và mở rộng qui mô đô thị, tạo tiền đề quan trọng để dẫn đến sự hưng thịnh và mở rộng qui mô phát triển đô thị của Cần Thơ.

1.2.2. Khái quát về quá trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ trước năm 1975. năm 1975.

1.2.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành vùng đất Cần Thơ và sự phân chia địa giới hành chính.

Từ trước công nguyên vùng đất Cần Thơ ở châu thổ sông Cửu Long đã được hình thành. Khảo cổ học với nhiều khám phá khác nhau cho biết con người đã

có mặt ở vùng đất đồng bằng sông Cửu Long khá lâu gắn với thời kì biển lùi cách nay khoảng 3000 – 2500 năm.

Cách ngày nay hơn 2000 năm, khi Óc Eo – Ba Thê trở thành hải cảng, khối

lượng phù sa lớn được bồi đắp nhanh về phía Đông Nam. Dưới tác động của gió

mùa Tây Nam và sóng biển, cùng dòng hải lưu Đông Nam, các cồn lớn được nổi lên

ở Cai Lậy (Tiền Giang). Theo kiểu hình thành châu thổ tam giác châu, sông Tiền phân nhánh đổ ra cửa Bến Tre và cửa Mỹ Tho, còn sông Hậu chảy ngang qua đất Cần Thơ xưa, đổ thẳng ra biển ở cửa Sóc Trăng. Sông Vàm Cỏ hầu như mất khả năng bồi đắp. Sông Tiền tiếp tục phân nhánh, và về sau thì sông Hậu lại chia nhánh

thêm, như vậy dòng sông Cửu Long rộng lớn hình thành nên chín cửa sông đổ ra

biển Đông. Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có vùng đất Cần Thơ xưa về cơ bản được hình thành.

Theo quyển sách Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII,

XVIII, XIX thì: “Trong khi ở vùng cao – vùng Đông Nam Bộ, dân cư thời ấy có mật

độ cư trú khá dày đặc thì ở vùng châu thổ sông Cửu Long cho đến nay khảo cổ học chưa tìm thấy những di tích cư trú đích thực của lớp cư dân đầu tiên ấy. Chỉ đến đầu Công nguyên mới có những bằng chứng vật chất về vết tích cư trú của con người ở vùng tứ giác Long Xuyên, vùng U Minh Thượng ngày nay, trước hết là vùng Óc Eo Ba Thê. Có thể đến thời kỳ này, những cư dân cổ mới bắt đầu di chuyển xuống vùng thấp, tức vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cư trú chủ yếu trên vùng cao thuộc miền Đông Nam Bộ… lấy nghề trồng lúa khô (lúa rẫy) làm hoạt động sản xuất chính

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)