Sự gia tăng dân số và sự chuyển dịch về cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 95)

2000)

3.1.Sự gia tăng dân số và sự chuyển dịch về cơ cấu lao động

3.1.1. Sự gia tăng dân số.

Dân số đô thị là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã

hội của đô thị, là cơ sở để phân loại đô thị trong quản lý và xác định quy mô đất đai của đô thị, để xác định khối lượng nhà ở, công trình công cộng cũng như mạng lưới công trình kỹ thuật khác. Hơn nữa quy mô dân số và tỷ lệ cư dân phi nông nghiệp của đô thị còn là cơ sở để xếp loại đô thị đó” [32, 93]. Vì vậy, việc nghiên cứu dân cư đô thị có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Nhìn chung, sự gia tăng dân số ở một vùng, một địa phương thường gắn

liền với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, của địa phương đó trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Sự chuyển biến về dân số của Cần Thơ cũng gắn với đường lối đổi mới của Đảng và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ.

Nếu tính từ năm 1876, khi thành lập tỉnh Cần Thơ (lúc đó gọi là hạt), dân số Cần Thơ là 53.756 người. Từ năm 1876 đến năm 1976 dân số của Cần Thơ tăng khá nhanh. Do sự thay đổi về mặt hành chính, địa bàn Cần Thơ trước đây không giống với hiện nay nên số liệu thống kê dân số sau đây chỉ để tham khảo:

“Năm 1867: 53. 756 người (Hạt Cần Thơ) Năm 1915: 214. 700 người (tỉnh Cần Thơ) Năm 1953: 245. 277 người (tỉnh Cần Thơ) Năm 1956: 328. 290 người (tỉnh Cần Thơ)

Qua các số liệu trên, cho thấy dân số Cần Thơ trước năm 1975 có tốc độ tăng khá nhanh. Đặc biệt chỉ trong vòng gần 20 năm từ 1965 đến 1975, dân số Cần Thơ tăng lên 6 lần, chủ yếu là do gia tăng cơ học từ nguồn dân nông thôn di cư vào đô thị.

Nhìn chung, giai đoạn 1955 – 1975, ĐBSCL trải qua một chặng đường đô thị hóa đặc biệt. “Chương trình đô thị hóa cưỡng bức, do Mỹ chủ trương – nói theo Kenneth Young trong một bài báo đăng trên tập san Nghiên của Châu Á năm 1967 – là nhằm sử dụng bạo lực chiến tranh để sắp xếp lại các thành thị, phá tan chiến lược đối phương, tạo ra những vùng phồn thịnh nhằm tranh giành dân chúng, và có điều kiện để dễ thương lượng với đối phương khi cần thiết” [8, 142]. Đó là nguồn gốc của một dòng dân tị nạn khổng lồ từ nông thôn tràn về các đô thị miền Nam thời bấy giờ.

Những yếu tố trên làm cho nhịp độ đông đảo dân cư vào Cần Thơ ngày càng gia tăng. Tuy số lượng dân cư đô thị tăng, nhưng tính chất đô thị hóa lúc này còn mang đậm dấu ấn của chiến tranh và chính sách thu hút định cư vào đô thị để “bình định nông thôn”.

Như vậy, trước năm 1975 do áp lực của chiến tranh đã đẩy cho một bộ phận dân cư di chuyển lên Thành phố Cần Thơ để lánh nạn hoặc kiếm sống làm cho dân số Cần Thơ tăng lên đột ngột. Sau ngày giải phóng, tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, để giảm áp lực dân số, Đảng bộ và chính quyền địa phương vận động nhân dân trở về quê cũ, khôi phục sản xuất, từng bước ổn định lại đời sống, dân số Cần Thơ lúc này có tăng nhưng không đáng kể.

Từ năm 1976 đến năm 1990 là tỉnh Hậu Giang, nhưng có thể tách riêng dân số của các đơn vị hành chính thuộc thành phố Cần Thơ hiện nay để so sánh . Các số liệu thống kê tính riêng cho địa bàn thành phố Cần Thơ từ năm 1976 đến năm 2000, được thể hiện trong bảng 3.1:

Bảng 3.1: Dân số Cần Thơ từ năm 1976 đến năm 2000 Người Năm 1976 1980 1986 1990 1995 2000 Tổng số 681.264 799.332 891.006 951.733 1.018.545 1.079.459 Nguồn: [số liệu 1976, 1980, 2000, 61, 171] [số liệu 1986, 1990, 1995, 47, 254].

Qua bảng số liệu trên cho thấy, Trong giai đoạn 1976 – 1986, trung bình

mỗi năm dân số Cần Thơ tăng thêm khoảng 20.974 người. Trong vòng 10 năm tăng

thêm 209.74 người, trong thời gian này dân số có tăng nhưng không đáng kể.

Từ năm 1990 đến 2000, dân số Cần Thơ tăng chậm, từ 1.018.545 người năm 1995 lên 1.079.459 người năm 2000, tăng bình quân 1,02%. Đồng thời do thực hiện tốt công tác dân số nên vấn đề giai tăng dân số từng bước đi vào ổn định. Tình hình này, thể hiện qua mức sinh, mức tử và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thành phố Cần Thơ.

Bảng 3.2: Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và gia tăng tự nhiên

1976 1980 1986 1990 1995 2000 Tỷ lệ sinh (‰) Tỷ lệ tử (‰) Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 32,15 6,52 2, 56 29,1 5,51 2,35 22,07 4,43 1,76 18,92 4,01 1,49 16,87 4,35 1,25 15,82 4,31 1,15 Nguồn: [47, 256].

Qua số liệu trên cho thấy, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm dần qua các năm từ 2,56% năm 1976 giảm xuống còn 1,76% năm 1986, đến năm 1995 giảm xuống còn 1,25% và đến năm 2000 chỉ còn 1,15%. Việc giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là kết quả phấn đấu tích cực trong việc thực hiện chính sách dân số và kế

hoạch hóa gia đình. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình ở Cần Thơ đã được triển khai từ những ngày đầu thống nhất đất nước. Từ năm 1976, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được bắt đầu bằng cuộc sinh đẻ có kế hoạch, do ngành y tế đảm nhiệm, năm 1984, Ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình được thành lập đã tạo được những chuyển biến quan trọng, từng bước nâng cao nhận thức và huy động lực lượng xã hội tham gia, kết quả là là đã hạ tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

Về tăng dân số cơ học: Trước năm 1975, gia tăng cơ học đạt tỷ lệ rất cao do chính quyền Sài Gòn đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ nhằm phục vụ cho nhu cầu quân sự và nhu cầu tiêu thụ của dân chúng. Nơi xuất phát các nguồn di dân về Cần Thơ là từ nông thôn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các vùng phụ cận

xung quanh thành phố Cần Thơ.

Sau năm 1975, chính quyền đã phân bố lại dân cư, một số người đã đi vùng kinh tế mới nên gia tăng cơ học không đáng kể. Tuy nhiên trong xu hướng mới hiện nay, Nhà Nước đang ra sức đổi mới cơ cấu nền kinh tế tạo điều kiện cho các ngành nghề phát triển, đồng thời chú trọng phát triển nông nghiệp ở nông thôn, do đó sẽ có lao động thừa ở nông nghiệp nên gia tăng cơ học có chiều hướng tăng lên “theo thống kê năm 1994 Cần Thơ đoán nhận nhiều người nhập cư, trung bình gia tăng cơ học giai đọan này là 4,89%” [11, 23].

Mặt khác, quá trình đô thị hóa của một thành phố nếu dựa trên sự phát triển dân số thì không đủ mà phải được căn cứ trên tỷ lệ số dân phân theo khu vực thành thị và nông thôn, vì sự phát triển của dân số, cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế cũng sẽ có sự chuyển dịch từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị gắn liền với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Ở thành phố Cần Thơ tỷ lệ này được thể hiện như sau:

Bảng 3.3: Thực trạng dân số Cần Thơ qua các năm Năm Dân số thành thị

(Người)

Dân số nông thôn (người) Cơ cấu (%) Thành thị Nông thôn 1976 1980 1986 1990 1995 2000 210.392 221.229 239.659 265.918 300.251 351.821 470.872 578.103 651.347 685.851 718.294 727.638 30,88 27,68 26,90 27,94 29,48 32,59 69,12 72,32 73,10 72,06 70,52 67,41 [Nguồn: 47, 254, 255].

Nhìn chung, dân số thành thị có sự gia tăng nhưng không đáng kể. Cơ cấu dân số thành thị nông thôn cũng có sự thay đổi, theo chiều hướng giảm dần cơ cấu dân số nông thôn từ 73,10% (1986) giảm xuống 67,41% (2000), giảm 5,69%, tăng cơ cấu dân số thành thị từ 26,90% (1986) tăng lên chiếm 32,59% (2000).

“Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu dân số, dân số phi nông nghiệp – nông nghiệp năm 1995 chiếm tỷ trọng

32,8% - 67,2% đến năm 2000 là 34,9% - 65,1% trong cơ cấu dân số” [56, 51]. Qua

đó cho thấy có sự thay đổi trong cơ cấu dân số, giảm cơ cấu dân số nông nghiệp tăng cơ cấu dân số phi nông nghiệp.

Nhìn chung, dân số tập trung ở thành thị không cao, một số năm sau giải phóng có chiều hướng giảm, do chủ trương đưa những người không có công ăn việc làm ở thành phố đi các vùng kinh tế mới.

Từ 1986 đến 2000, dân số thành thị có khuynh hướng gia tăng, đây cũng

chính là một trong những chỉ số phản ánh trình độ đô thị hóa của thành phố Cần Thơ trong giai đoạn này có bước phát triển so với thời kỳ trước đổi mới. Qúa trình

chuyển cư từ nông thôn ra thành thị diễn ra do: thu nhập từ nông thôn thấp hơn thành thị; do nhu cầu tìm việc làm; do thành phố được quy hoạch, phát triển, mở rộng thu hút lao động. Tuy nhiên, sự thay đổi với tỷ lệ như vậy là không đáng kể chứng tỏ sự chuyển dịch diễn ra còn chậm.

Ngoài ra, trong khung cảnh đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ cũng cần xem

xét sự chuyển dịch của cơ cấu lao động, đặc biệt là lao động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp.

3.1.2. Sự chuyển dịch về cơ cấu lao động.

Thành phố Cần Thơ có lực lượng đông đảo, năm 1976, lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 240.291 người, năm 1986 lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 329.766 người. Năm 1995, lao động trong độ tuổi là 564,1 ngàn người, chiếm 55,38% trong tổng dân số. Đến năm 2000 lao động trong độ tuổi là 660 ngàn người chiếm 61,1% trong tổng số dân.

Về chất lượng đội ngũ lao động trong thời gian qua, số lao động được đào tào nghề đã được cải thiện, “tỷ lệ có chuyên môn kỹ thuật trong tổng số lao động chiếm từ 10,72% năm 1996 đã tăng lên chiếm 11,75% năm 2000; số lao động có bằng công nhân kỹ thuật trở lên từ 6,08% đã tăng lên 8,58%. Để có đội ngũ lao động đáp ứng cho yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Cần Thơ đã chú trọng đầu tư cho công tác đào tạo, dạy nghề. Cơ cấu học sinh, sinh viên đang học nghề trung cấp, cao đẳng và đại học qua các năm đang có sự thay đổi, tỷ lệ công nhân kỹ thuật năm học 1994 – 1995 chiếm 7,21% đã tăng lên 10,15% ở năm học 2000 – 2001 trong tổng số người đang được đào tạo” [58, 26]. Cùng với sự

phát triển kinh tế, đặc biệt khi thực hiện Luật doanh nghiệp cùng với chương trình

giải quyết việc làm, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống từ 9% năm 1990 xuống còn 5, 95% năm 2000” [58, 26].

Về cơ cấu lao động làm việc thường xuyên trong các khu vực kinh tế, thì ở

Cần Thơ tỷ lệ làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao hơn so với

hút vốn đầu tư nước ngoài cao hơn, nên tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực này cũng chiếm cao hơn so với vùng. “Cơ cấu làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước năm 1996 là 7,15% đã giảm xuống 6,74% năm 1997, nhưng đến năm 2000 có xu hướng tăng lên chiếm 7, 07% trong số lao động” [58,18] .

Về việc làm cho người lao động, đây là vấn đề luôn được thành phố Cần Thơ quan tâm, tìm nhiều biện pháp, tạo cơ hội tìm việc làm và dạy nghề cho người lao động, nhằm nâng cao chất lượng và cơ cấu lại lực lượng lao động; chú trọng khuyến khích phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, cung ứng lao động có tay nghề

cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp tập trung, trung tâm

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của quận, huyện. “Từ năm 2000, Cần Thơ đã giải quyết việc làm cho 125.027 lao động, xuất khẩu lao động cho 996 người” [61,52].

Cùng với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Cần Thơ cũng có sự chuyển dịch lao động từ khu vực sản xuất nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra nhiều việc làm cho người dân. Sự phát triển của các ngành công nghiệp, thương nghiệp – dịch vụ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và góp phần thu hút số lượng lao động vào khu vực này ngày càng tăng lên, và lao động trong khu vực nông lâm – ngư nghiệp giảm xuống (xem bảng 3.4).

Bảng 3.4: Phân bố lao động trong các ngành kinh tế (Người) 1976 1980 1986 1990 1995 2000 Lao động trong độ tuổi 306.175 360.147 434.399 484.125 564.140 660.001 Lao động tham gia ngành KTQD 240.291 285.104 329.766 355.766 397.377 451.383 Khu vực 1 190.910 218.391 236.905 239.925 237.657 240.962 Khu vực 2 18.723 22.459 31.958 39.734 54.260 70.230 Khu vực 3 30.658 44.254 60.903 76.107 105.460 140.191

Nguồn: số liệu năm 1976, 1980, 2000 [61, 173]

Qua bảng trên cho thấy, tình hình về số lao động trong độ tuổi, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và phân chia số lao động làm việc theo các ngành kinh tế của Cần Thơ qua các năm đều được tăng lên.

Số lượng lao động trong nhóm khu vực 2 có sự gia tăng về số lượng từ 18.723 người năm 1976 lên 70.230 người năm 2000, cùng với sự phát triển của ngành thương mại – dịch vụ đã thu hút lao động ngày càng nhiều nên số lượng lao động trong nhóm khu vực 3 có sự tăng lên khá nhanh từ 30.658 người năm 1976 lên 140.191 năm 2000. Mặc dù có sự chuyển dịch lao động, nhưng số lao động tham gia

các ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Theo số liệu lao động

tham gia ngành kinh tế quốc dân và số lao động làm việc trong các ngành kinh tế, có thể tính được cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của Cần Thơ như sau:

Bảng 3.5: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế

% 1976 1980 1986 1990 1995 2000 Khu vực 1 79, 4% 76, 6% 71, 9% 67, 4% 59, 8% 53, 4%

Khu vực 2 7, 8% 7, 9% 9, 7% 11, 2% 13, 7% 15, 6%

Khu vực 3 12, 8% 15, 5% 18, 4% 21, 4% 26, 5% 31% Qua bảng trên cho thấy, về cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế, nếu xét theo ba khu vực thì khu vực 1 (nông – lâm – ngư nghiệp) từ 79,4% (1976) giảm xuống còn 71,9% (1986) và đến năm 2000 chỉ còn 53,4%.

Khu vực 2 (công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp): tỷ lệ lao động từ 7,8% (1976) tăng lên 9,7% (1986) và 15,6% năm 2000.

Khu vực 3 (thương nghiệp – dịch vụ): tỷ lệ lao động trong nhóm ngành này tăng khá nhanh từ 12,8% (1986) lên 18,4% (1986) và 31% năm 2000, điều này thể

hiện, những năm gần đây ngành thương nghiệp – dịch vụ ngày càng thu hút lao đông nhiều hơn.

Mặc dù cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch theo các nhóm ngành còn chậm, tỷ lệ lao động trong khu vực 1 vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 53,4%.

Ngoài ra, trong quá trình đô thị hóa của thành phố Cần Thơ, một trong những yếu tố cơ bản để xem xét, đánh giá những mặc tích cực, hạn chế của quá trình đô thị hóa, đó là sự chuyển biến trong đời sống dân cư. Phát triển đô thị bền vững phải đi đôi với đời sống dân cư ngày càng được nâng cao.

3.2. Chuyển biến trong đời sống vật chất. 3.2.1. Nhà ở và mức sống. 3.2.1. Nhà ở và mức sống.

Nhà ở có vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi người dân, nó thể hiện mức sống của cư dân và góp phần quan trọng vào việc hình thành bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị.

Về hiện trạng xây dựng nhà ở: nhà ở của thành phố được xây dựng qua các thời kỳ khác nhau và có nhiều dạng khác nhau. Nhà đô thị phần lớn tập trung tại quận Ninh Kiều, một phần quận Bình Thủy. Nhà ở đô thị tại hai quận Cái Răng và

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 95)