Giao thông vận tải

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 86 - 89)

Thời kỳ 1976 – 1985, giao thông vận tải gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đường bộ do bị chiến tranh tàn phá. Giao thông chỉ đến được một số trung tâm huyện và một số xã ven trục lộ, quốc lộ lớn, các xã vùng sâu giao thông đường bộ vẫn còn bị chia cắt, chủ yếu là vận tải bằng đường thủy. Do Cần Thơ nằm ở khu vực nhiều sông, rạch và do giao thông nông thôn chưa phát triển nên cầu khỉ ở nông thôn còn rất phổ biến, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, việc huy động tiền của nhân dân để phát triển giao thông nông thôn cũng bị hạn chế.

Thời kỳ 1986 – 2000, thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, Đại hội Đại biểu tỉnh Cần Thơ lần thứ IV nêu rõ: “tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là kết cấu hạ tầng. Về giao thông vận tải, khẩn trương quy hoạch giao thông và phấn đấu gắn với thủy lợi, sản xuất và quốc phòng một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài theo sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao. Giữ vững giao thông đường bộ tăng cường giao thông đường sông, đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng hóa, từng bước mở rộng giao thông vận tải Bắc Nam, với nước ngoài, tranh thủ khả năng góp sức của Trung Ương và các tỉnh xây dựng cảng Cần Thơ thành cảng quốc tế cho khu vực. Mặt khác hết sức quan tâm xuồng, ghe đi lại, vận chuyển cho dân. Từng bước xây dựng kiên cố các tuyến đường liên huyện, xây dựng bán kiên cố các tuyến đường từ huyện đến cụm kinh tế kỹ thuật, đảm bảo giao

thông nông thôn liền xã, liền ấp” [44, tr.44-45].

Thực hiện chủ trương đó, UBND thành phố đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn này, vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng được huy động từ nhiều nguồn vốn của toàn xã hội với cơ cấu đầu tư ngày càng hợp lý. “Từ 334 triệu đồng năm 1986 tăng lên 1.664.854 tỷ đồng năm 2000. Đặc biệt nguồn vốn từ ngân sách Nhà Nước đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng cao nhất từ 36 đến trên 50% và nhân dân đã đóng góp chiểm tỷ trọng từ 27

Tập trung chủ yếu đầu tư cho công trình hạ tầng giao thông và những công trình phúc lợi công cộng như: đường sá, cầu, trường học, bệnh viện, các công trình thủy lợi nạo vét các tuyến kênh, xây dựng nhà ở, xây dựng các trạm cấp nước, khoan giếng nước sạch tập trung tại các xã, thị trấn. Mô hình kinh tế – xã hội được đầu tư xây dựng tại các địa phương để tiến tới các cụm kinh tế - xã hội này trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ liên xã, liên huyện tạo tiền đề cho công nghiệp hóa nông thôn và kinh tế nông thôn.

Đặc biệt, trong giai đọan này, hạ tầng giao thông vận tải được đầu tư phát triển mạnh. Thành tựu lớn nhất trong giai đọan này là hệ thống hạ tầng giao thông nội ô thành phố được nâng cấp và mở rộng, nối liền với hệ thống giao thống giao thông các quận huyện nông thôn. Nếu “năm 1986 chỉ có 98,62 km đường nhựa thì đến năm 2000 có 233,41km đường nhựa” [61, 251]. Một thay đổi quan trọng trong giao thông nông thôn là cầu kiên cố được thay thế cầu khỉ. Hệ thống giao thông nông thôn đã được quan tâm, trong những năm qua phong trào xây dựng giao thông nông thôn đã sôi nổi và rộng khắp với kết quả đáng khích lệ, “có 85% xã liền huyện có đường xe bốn bánh, 95% xã liền huyện bằng xe 2 bánh’ [47,69].

Trong giai đoạn 1986 – 2000, hoạt động của giao thông vận tải đã đạt được kết quả khá tốt. Khối lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách của ngành đều tăng khá. Trong đó, vận chuyển hành khách tăng cao hơn, về khối lượng luân chuyển

hàng hóa và hành khách cũng đều tăng, cụ thể:

Bảng 2.16: Khối lượng vận chuyển và luân chuyển của ngành giao thông vận tải qua các năm

1986 1990 1995 2000 Hàng hóa:

Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn) Khối lượng luân chuyển (nghìn tấn/km)

Hành khách:

Khối lượng vận chuyển (nghìn người) Khối lượng luân chuyển (nghìn người/km)

1.101 94.270 8.283 672.308 1.118 90.566 14.407 552.399 1.899 262.798 26.404 841.658 4.675 612.831 37.891 1.296.884 [Nguồn: 47, tr.334-335-336-338].

Nhìn chung, với vị trí là trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, và là đầu mối giao thông quan trọng của vùng nên hệ thống giao thông vận tải khá phát triển, bao gồm cả hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và cả đường hàng không. Cũng với vị trí quan trọng này mà ngay từ thời Pháp Thuộc, Cần Thơ đã là một trung tâm công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày nay, với vị trí đó càng được tăng cường thông qua việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải, giao thông liên lạc và các cơ sở hạ tầng khác. Thành phố Cần Thơ cũng đã được xác định là đô thị cấp 2 trong hệ thống đô thị của cả nước và là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng.

Về giao thông đường bộ:

Thành phố Cần Thơ hiện có hệ thống giao thông đường bộ: “năm 1990 với

tổng chiều dài là 1.831,48 km đến năm 2000 là 2.280,38 km” [61, 251]. Về hiện trạng giao thông đường bộ bao gồm:

Các đường đối ngoại: Quốc lộ 1A và Quốc lộ 91 đoạn qua thành phố Cần Thơ đã được nâng cấp, mở rộng với chiều dài mặt đường và cầu cống từ 12m – 24m.

Hiện trạng đường nội thị: Mạng đường giao thông nội thị của thành phố

Cần Thơ có mật độ 843,7m/km2 và 387,5m/1000 dân, chủ yếu tập trung ở khu vực

nội thị cũ, dọc theo sông Hậu và sông Cần Thơ.

Ngành vận tải đường bộ đến năm 2000 có khoảng 358 ô tô chở hàng, 870 ô tô chở khách, 2.569 xe có động cơ 2 bánh.

Về giao thông thủy: Giao thông đường thủy là một thế mạnh của thành phố Cần Thơ. Với vị trí nằm bên bờ hữu ngạn sông Hậu, lại có một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịch, Cần Thơ có thể phát triển cả giao thông vận tải đường sông và đường biển. Với tổng chiều dài mạng lưới đường sông hiện nay là 558,25 km. Trong đó đến năm 2000, có “136 tàu ca nô chở hàng, 128 tàu ca nô chở khách, 529 chiếc thuyền, xuồng máy” [61, 249].

Về hiện trạng giao thông thủy: Giao thông liên vùng có tuyến đường thủy quốc gia: Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau. Tuyến sông Hậu: thành phố Cần Thơ nằm ở bờ tây sông Hậu – sông ra biển Đông qua cửa Định An và cửa Trần Đề. Ngoài hai trục vận tải chính còn có mạng kênh rạch chằng chịt, nối thành phố Cần Thơ với các vùng lân cận.

Hệ thống công trình phục vụ giao thông: về giao thông thủy, quan trọng nhất là hệ thống cụm cảng Cần Thơ – Cái Cui – Trà Nóc và bến phà Hậu Giang. Cảng Cần Thơ cần được nâng cấp và cảng Cái Cui đang được xây dựng. Về giao thông bộ, bến xe khách Cần Thơ phục vụ liên tỉnh đã được đầu tư mới.

Giao thông vận tải hàng không: Cần Thơ có sân bay Trà Nóc là một sân bay lớn với đường băng hạ cánh dài 1.800m. Đây là sân bay chiến lược được xây dựng từ trước giải phóng. Tại sân bay Trà Nóc có tuyến hành khách Cần Thơ – thành phố Hồ Chí Minh một chuyến/ 1 tuần. Ngoài ra còn có tuyến Cần Thơ – Phú Quốc nhưng không thường xuyên. Sân bay Trà Nóc đang được đầu tư mở rộng để trở thành sân bay quốc tế.

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 86 - 89)