Sự chuyển biến trong đời sống văn hóa – tinh thần

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 111)

2000)

3.3. Sự chuyển biến trong đời sống văn hóa – tinh thần

3.3.1. Các hoạt động văn hóa – văn nghệ - thể thao.

Cần Thơ có một truyền thống văn hóa của một vùng sông nước. Đó là nền văn hóa của cộng đồng 3 dân tộc anh em: Việt, Khơme, Hoa cùng chung sống. Người Việt thì có lễ hội Kỳ Yên (Đình Bình Thủy) với hai lần cúng lễ: lễ Thượng Điền vào ngày 12, 13, 14 tháng 4 âm lịch, lễ Hạ Điền vào hai ngày 14, 15 tháng chạp hàng năm. Người Hoa thì có lễ cúng Quan Công ở chùa Ông Quận Ninh Kiều diễn ra mỗi năm một lần. Người Khơme ở Cần Thơ thì có nhiều lễ hội trong năm như lễ: Dâng y cà sa, Chochelnamthơmay, OcômBock,...

Truyền thống văn hóa, truyền thống lịch sử hào hùng trong kháng chiến luôn là nguồn động viên vô cùng to lớn, là sức mạnh tiềm tàng, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước, con người Cần Thơ ngày nay không ngừng đi lên qua bao biến cố lịch sử của đất nước. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ Cần Thơ cũng đã đóng góp biết bao xương máu cho quê hương, dân tộc. Từ những anh hùng Cần Vương chống Pháp như Đinh Sâm, Nguyễn Thần Hiến, đến những du kích Tầm Vong với những chiến công lẫy lừng.

Trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, ngành văn hóa thông tin trong vùng giải phóng vẫn được chú ý và phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức phong phú. Công tác thông tin tuyên truyền cổ động được coi là vũ khí đấu tranh sắc bén của ta. Ngay từ những ngày đầu kháng chiến tại miền Tây Nam bộ đã tổ chức ra tờ

báo kháng chiến tên là “Tiếng súng kháng địch”. Trong kháng chiến chống Mỹ, ta còn tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền như chiếu phim, đọc sách báo, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ,…

Sau ngày giải phóng đời sống văn hóa tinh thần của nhân Cần Thơ đã được nâng lên rõ rệt. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng thông tin trên thế giới, Cần Thơ cũng tiếp nhận nhiều thành tựu của công nghệ hiện đại như thu thanh, thu hình, liên lạc viễn thông, kỹ thuật số, kỹ thuật mạng…

Hầu hết các quận, huyện đều có đài phát thanh và các đội thông tin tuyên truyền cổ động phục vụ việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân.

Bảng 3.10: Hoạt động văn hóa phát thanh truyền hình

[

[Nguồn: 61, 261].

1976 1980 1990 2000 I. Văn hóa

1. Trung tâm văn hóa thông tin (trung tâm) 2. Nhà văn hóa. (nhà)

3. Trung tâm hội chợ triển lãm (nhà) 4. Số cuộc triển lãm (cuộc)

+ Số lượt người xem triển lãm (người)

II. Truyền thanh truyền hình (đài)

1. Số đài truyền thanh (kể cả đài cơ sở) 2. Số đài truyền hình - - - - - 40 1 - - - - - 46 1 0 14 1 - - 53 1 10 1 1 61 90.200 59 1

Phân tích bảng trên cho thấy, Hệ thống cơ sở văn hóa cũng được xây dựng và củng cố. Đến năm 2000, có 10 trung tâm văn hóa thông tin, 6 nhà truyền thống và 1 bảo tàng, 5 thư viện. Chương trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phát triển tốt. Thời kỳ 1986 – 2000, là thời kỳ ngành văn hóa phát triển mạnh mẽ. Các chương trình xây dựng gia đình văn hóa, khu văn hóa gia đình, xã văn hóa được các địa phương tích cực hưởng ứng, dấy lên phong trào thi đua rộng khắp ở các địa phương trong thành phố. Từng bước có sự chuyển dịch từ “xây dựng đời sống văn hóa nông thôn sang địa bàn đô thị”.

Đài phát thanh của thành phố là đài phát thanh duy nhất trước năm 1975 ở vùng ĐBSCL. Cần Thơ cũng có một tờ báo là báo Cần Thơ, phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền, có đài truyền hình Cần Thơ là đài truyền hình khu vực có từ trước năm 1975. Hiện nay, đài thực hiện thu phát sóng chuyển tiếp đến đài của các tỉnh phục vụ chung cho vùng ĐBSCL. Tại đây còn có đại diện của báo Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh như Nhân Dân, Lao Động, Quân Đội Nhân Dân, Tiền Phong, Tuổi Trẻ. Đó là thuận lợi lớn đối với ngành văn hóa thông tin của Cần Thơ. Phát thanh và truyền hình đã mở rộng phủ sóng khắp địa bàn, nâng số hộ xem truyền hình nghe đài phát thanh lên trên 80%.

Bảng 3.11: Một số mặt hoạt động văn hóa nghệ thuật của Cần Thơ 1976 1980 1990 2000 Thư viện

1. Số thư viện công cộng (cái) 2. Số sách trong thư viện (bản)

Nghệ thuật chuyên nghiệp

1. Số đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp (đoàn)

2. Số buổi biểu diễn (buổi)

0 33.425 - - 8 46.980 8 2.721 5 223.870 2 482 5 336.850 2 250 [Nguồn 61, 261, 263].

Về hoạt động văn nghệ: số lượng các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của Cần Thơ có chiều hướng giảm, năm 1980 có 8 đoàn nhưng đến năm 2000 chỉ còn có 2 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và 1 rạp chiếu bóng. Sau khi tách tỉnh (1992), Cần Thơ đã thành lập được trường bồi dưỡng nghệ thuật: hội họa, thanh âm nhạc để đào tạo lực lượng nòng cốt cho các nhà văn hóa ở nông thôn và thành thị trong thành phố. Hội diễn nghệ thuật quần chúng được tổ chức thường xuyên hàng năm và trong nhiều ngành. Đặc biệt hội diễn “Hoa phượng đỏ” hàng năm đã có tác dụng tốt trong quần chúng nhỏ tuổi, góp phần phát hiện và vun trồng tài năng nghệ thuật trẻ.

Về thể dục – thể thao: Phong trào thể dục – thể thao cũng được quan tâm đầu tư. “Đến năm 2000, thành phố có sân bóng đá hoàn chỉnh, sân bóng rổ, sân cầu lông, sân tennis, hồ bơi và nhà tập luyện, nhà thi đấu đa năng, 1 trường trung cấp thể dục – thể thao phục vụ cho công tác đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao, cho thấy cơ sở vật chất của ngành thể thao Cần Thơ đủ sức tổ chức một giải thể thao cấp quốc gia, quốc tế. Ngoài ra, “công tác giáo dục thể chất trong các trường học được đảm bảo và củng cố với 100% dạy thể dục nội khóa và 62% trường dạy ngoại khóa” [61, 51].

Nhìn chung, hoạt động thể dục – thể thao có nhiều tiến bộ, từng bước được kiện toàn và đi vào chiều sâu, phát triển rộng ra vùng nông thôn với nhiều loại hình. Tỷ lệ người luyện tập thể thao thường xuyên tăng từ 4% năm 1995 lên 13, 63% năm 2000. Thực hiện tốt việc đa dạng hóa loại hình đào tạo các môn thể thao mũi nhọn, xây dựng được 20 đội thể thao và 56 vận động viên có đẳng cấp quốc gia” [54, 19]. Ngành thể dục – thể thao còn đăng cai tổ chức nhiều giải thể thao cấp vùng, cấp quốc gia. Cử vận động viên tham gia các giải thể thao quốc tế, quốc gia, khu vực với nhiều bộ môn. Ngành còn quan tâm đào tạo, chuyển chọn các vận động viên năng khiếu ban đầu ở câu lạc bộ trường học.

3.3.2. Sự chuyển biến trong lối sống dân cư.

Qúa trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ, đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực về mặt kinh tế, đi liền với sự phát triển đó đã tạo ra những chuyển biến trong đời sống dân cư.

Thứ nhất, đô thị hóa đã dần thay đổi nếp sống nông dân sang nếp sống thị dân, tác phong công nghiệp hóa trong nếp ăn, nếp nghĩ cũng ngày được hình thành rõ nét trong ý thức người lao động. Từ phong cách “lao động nhà nông” đó là người nông dân thì cần cù, thông minh nhưng thiếu tính tổ chức kỷ luật chặt chẽ thành “kỷ luật lao động nhà xưởng” với tác phong công nghiệp thể hiện ở tính kỷ luật, nhạy bén, khoa học, tiết kiệm thời gian, hiệu quả lao động. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ khi tiến lên đô thị là nông – công nghiệp – thương mại dịch vụ, mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng khu vực 1 vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, đa số vẫn là nông dân, do tâm lý từ lâu đã quen sống bó mình trong sản xuất của nông nghiệp với sản xuất lúa, thủy sản, vườn trái cây,… trình độ học vấn không cao, sợ tốn tiền học phí học nghề, nên trong quá trình đô thị hóa ở Cần Thơ vẫn còn có một bộ phận người dân chưa có ý thức tự giác nâng cao vấn đề học tập, nâng cao trình độ nghề nghiệp để chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp lạc hậu, sang sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ở Cần Thơ đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thị trường với nhịp độ mỗi ngày một phát triển. Khi các khu đô thị, dân cư mọc lên, một bộ phận nông dân không còn tay lấm chân bùn, mà họ đã chuyển sang những ngành nghề dịch vụ khác với thu nhập cao hơn. Vì thế, trong quá trình đô thị hóa đã bắt đầu hình thành nếp sống văn minh trong hoạt động kinh doanh, như chợ “văn minh”, “trật tự kỷ cương”,… hàng năm đều có phát động đăng ký các tiêu chí trên vào đầu năm và xét công nhận danh hiệu vào cuối năm. Gương người tốt, việc tốt, các cơ quan doanh nghiệp có đời sống văn hóa tốt, chợ trật tự kỷ cương đã không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đô thị,

cũng không tránh khỏi những mặc hạn chế như: mua gian, bán lận, giá trên trời, không giữ chữ tín,…

Thứ hai, cùng với quá trình phát triển của đô thị đã hình thành nếp sống đô thị trong sản xuất, sinh hoạt, mối quan hệ giữa người với người. Nếu trước đây quan hệ cư trú, ứng xử ở nông thôn theo kết cấu gia đình – xóm giềng – làng xã – xã hội; môi trường thiên nhiên sinh thái theo mối giao hòa nhà – vườn – ao – đồng lúa, thì ở đô thị môi trường sinh thái theo kết cấu nhà (chung cư) – đường phố (hẻm, khu vực)

– công sở (doanh nghiệp).

Nhìn chung, cư dân các khu đô thị Cần Thơ hiện nay được hình thành từ

nhiều nguồn: dân cư lâu năm, từ nông thôn hoặc vùng khác mới nhập cư... Nhưng chủ yếu vẫn là nông dân do quá trình đô thị hóa trở thành thị dân. Do đó, trong tiến trình đô thị hóa đã dẫn đến việc thay đổi cách ăn, nếp nghĩ, giao tiếp, ứng xử.

Nếu trước đây, ứng xử cư dân nông thôn qua nhiều tầng, nấc trong nhà, ngoài ngõ mới đến xã hội, còn ở đô thị từ gia đình ra phố đã là xã hội. Tại các đô thị, các quan hệ ứng xử đa phương, đa dạng hơn và theo hướng ngày càng mở rộng. Ngoài quan hệ gia đình, xóm phố, bạn bè như ở nông thôn, cư dân đô thị còn nhiều mối quan hệ đồng nghiệp, giao tiếp công cộng như: quan hệ tại nơi làm việc, quan hệ qua các dịch vụ công cộng,…

Thời gian qua, ở thành phố Cần Thơ ý thức về giao tiếp, ứng xử nơi công cộng của người dân ngày càng được nâng cao, con người Cần Thơ thanh lịch nhân ái hơn. Tuy nhiên, trong tiến trình đô thị hóa tại Cần Thơ, việc xây dựng nếp sống văn minh trong sinh họat cộng đồng và nơi công cộng vẫn còn hạn chế. “Trong đó tình trạng xây nhà ở không có giấy phép, san lắp, lấn chiếm đất, kênh mương công cộng còn phổ biến. Tình trạng mua bán, lấn chiếm lồng lề đường một số nơi còn tồn tại,… ý thức chấp hành luật lệ giao thông không cao của cộng đồng dân cư đô thị ảnh hưởng rất lớn đến trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông của thành phố.” [18, 51].

Thứ ba, cùng với với quá trình đô thị hóa, sự biến đổi của các gia đình cũng nằm trong xu thế phát triển chung của đô thị. “Tại Cần Thơ, kiểu hộ gia đình gồm bốn thế hệ là rất ít, kế đến là kiểu hộ gia đình 3 thế hệ. Nhiều nhất và phổ biến nhất là kiểu gia đình một vợ, một chồng và con cái” [18,55]. Cùng với truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam đó là con cháu hiếu thảo, ông bà cha mẹ mẫu mực thì quan hệ gia đình ở cộng đồng dân cư đã có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ, văn minh, gia đình hiện tại phổ biến là ít con, thu nhập lại tăng lên nên có điều kiện nuôi con tốt hơn, quan hệ trong gia đình hòa thuận, hạnh phúc, gia đình trong tiến trình đô thị hóa thường có sự đứt đọan trong quan hệ “cha truyền con nối” về nghề nghiệp. Con cái phần lớn làm nghề khác cha mẹ và tự do lựa chọn. Đồng thời, sự truyền đạt kinh nghiệm sống, các kiến thức giữa các thế hệ trong gia đình cũng diễn ra theo hai chiều: từ cha mẹ đến con cái và ngược lại, từ con cái đến cha mẹ.

Ngày nay, thế hệ trẻ có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại thông tin, sách báo nên dễ dàng thu nhận nhiều kiến thức mới, đặc biệt là kỹ thuật khoa học hiện đại, công nghệ thông tin, nên khi con cái có ý kiến, cha mẹ cũng lắng nghe con trình bày một cách bình tĩnh, điều gì con nói đúng cần tiếp thu, điều gì con nói sai phải thuyết phục bằng lý lẽ, không thể áp đặt một cách độc đoán. Bên cạnh những mặt tích cực, cũng có những hạn chế nhất đinh như:

Các gia đình hiện nay, cha mẹ đi làm suốt ngày, ít có thời gian gần con, săn sóc theo dõi việc học tập vui chơi, kết bạn của con. Họ phó mặc cho nhà trường việc giáo dục văn hóa và xây dựng đạo đức nhân cách của con. Do vậy con cái dễ sa ngã, ảnh hưởng đến việc học và tương lai sau này.

Mặt khác, trong nếp sinh hoạt của dân cư đô thị cũng có sự thay đổi, phần đông dân cư đô thị tại Cần Thơ hiện nay thường sử dụng thời gian rãnh rỗi của mình trong những dịp lễ, tết, giải trí tại nhà thông qua phương tiện tivi, băng đĩa nhạc hoặc ở các quán cà phê. Loại hình sản phẩm văn hóa được cư dân đô thị dùng nhiều nhất là thể loại phim truyện, ca nhạc tổng hợp. Hơn nữa, với hệ thống thông tin, truyền hình rất phong phú, đa dạng với nhiều kênh, nhiều thể loại, các chương trình,

các show diễn lớn thường được các hãng, các doanh nghiệp tài trợ trực tiếp. Vì vậy, phương tiện giải trí sau giờ làm việc bằng các kênh nghe, nhìn trên các phương tiện đại chúng là kênh được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất.

Tuy nhiên, ở các khu công nghiệp chưa được đầu tư thích đáng để phát triển các khu vui chơi giải trí, tụ điểm sinh hoạt văn hóa để phục vụ công nhân. “Ở khu công nghiệp Trà Nóc (Bình Thủy) với số lượng 18.000 với trên 70% là nữ, nhưng vẫn chưa xây dựng được nhà ở tập thể, nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí nào” [18, 49].

Ngoài các vấn đề trên, sự ảnh hưởng của lối sống đô thị tại Cần Thơ cũng đã tác động rất lớn trong việc phụ nữ lấy chồng nước ngoài, mà đặc biệt là làm cô dâu Đài Loan và Hàn Quốc. Xã Cù Lào Tân Lộc huyện Thốt Nốt là nơi có số lượng phụ nữ lấp chồng Đài Loan nhiều nhất. Theo số liệu của địa phương, nhiều gia đình

có đến 3, 4 cô con gái lấy chồng Đài Loan. “Theo số liệu thống kê của Sở Tư pháp

Cần Thơ cho thấy có 79% cô gái lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc xuất thân từ những gia đình khó khăn, số còn lại là do sở thích. Kết quả bước đầu cho thấy: 67% cô gái lấy chồng ngoại đã giúp đỡ được gia đình, có cuộc sống ổn định nơi xứ người, 18% là bất hạnh” [18, 60].

Hiện tượng lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc trong quá trình đô thị hóa ở Cần Thơ, mặc dù có những mặt tích cực như: giúp gia đình thoát khỏi nghèo túng, thay đổi cuộc sống. Bên cạnh đó, cũng không tránh khỏi những mặt tiêu cực như: nhiều trường hợp lấy chồng về bên đó, sống không hợp nhau phải trở về quê hương. Hiện ở xã Tân Lộc có khoảng hơn 10 trẻ em là con của những cô gái kết hôn với người

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)