Chuyển biến trong đời sống vật chất

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 103)

2000)

3.2.Chuyển biến trong đời sống vật chất

3.2.1. Nhà ở và mức sống.

Nhà ở có vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi người dân, nó thể hiện mức sống của cư dân và góp phần quan trọng vào việc hình thành bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị.

Về hiện trạng xây dựng nhà ở: nhà ở của thành phố được xây dựng qua các thời kỳ khác nhau và có nhiều dạng khác nhau. Nhà đô thị phần lớn tập trung tại quận Ninh Kiều, một phần quận Bình Thủy. Nhà ở đô thị tại hai quận Cái Răng và Ô Môn chỉ tập trung vào hai thị trấn trước đây, phần còn lại chủ yếu là nhà ở nông thôn.

Dạng nhà phố theo kiểu “China town” hình thành tại khu trung tâm thương mại và một số đường phố khác.

Dạng nhà tập thể 1 hoặc 2 tầng của một số cơ quan, đơn vị trước đây nằm rải rác tại một số quận. Nhà bần cư của các xóm lao động nghèo hiện diện tại khu vực của thành phố. Nhà kênh rạch cũng còn chiếm tỷ trọng đáng kể. Nhà ở nông thôn trong các khu vực nông nghiệp các phường nội thành và các xã ngoại thành.

Đã xây dựng một số chung cư cho người dân thành phố tuy nhiên số lượng chưa nhiều.

Theo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Cần Thơ, đã đề ra phương

hướng xây dựng cơ sở hạ tầng như sau: “từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật,

cơ sở hạ tầng xã hội theo khả năng và điều kiện cho phép. Kết hợp xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi với phát triển giao thông thủy bộ, nhất là giao thông nông thôn, trong đó cần giải quyết sớm hệ thống cầu phục vụ giao lưu kinh tế - xã hội. Thực hiện nhiệm vụ lập trật tự kiến trúc và xây dựng đô thị, chủ động kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật” [55, 7].

“Theo điều tra 1990, toàn thành phố có 37.283 căn nhà ở, trong đó kiên cố 5.564 căn, bán kiên cố 12.608 căn, cấp III – IV: 19.123 căn” [59, 66].

Bảng 3.6: Các chỉ tiêu về nhà ở năm 1995, 2000 1995 2000 Kết cấu nhà ở Kiên cố Bán kiên cố Khung gỗ lâu bền Tạm Số nhà ở Kiên cố Bán kiên cố Khung gỗ lâu bền Tạm 4,61% 25,40% 16,56% 53,43% 199.864 9.209 50.772 33.098 106.786 5,81% 28,58% 19,94% 45,68% 225.839 13.115 64.534 45.038 103.152 Nguồn [56, 99]

Qua bảng 3.6 cho thấy, các loại nhà kiên cố, bán kiên cố và khung gỗ lâu bền tăng nhanh, trong khi đó nhà tạm giảm dần. Đến năm 1995, tỷ lệ nhà kiên cố là

4,61%, bán kiên cố 25,40%, khung gỗ lâu bền là 16,56% và nhà tạm bợ là 53,43%.

Đến năm 2000, tỉ lệ nhà kiên cố tăng lên 5,81%, bán kiên cố tăng lên 28,58%, khung gỗ lâu bền tăng lên 19,94% và nhà tạm giảm xuống còn 45,68%.

“Tại thành thị tỷ lệ nhà kiên cố 12,14%, bán kiên cố 57,30% và nhà tạm bợ là

24,96% tại nông thôn tỷ lệ nhà kiên cố 1,57%, bán kiên cố 36,14% và nhà tạm bợ

62,28%” [55, 59]. Ngoài ra, năm 1995, tỷ lệ số hộ có nhà xây đạt 30% đến năm

2000 là 34,4%. Diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 1995 đạt 9,6% đến năm 2000 là 10,4% [56, 325].

Tại nông thôn, nhà ở theo tập quán thường được phân bố trải dọc theo các con sông, kênh, rạch, các tuyến đường bộ, phần lớn là nhà bán kiên cố xây bằng tường gạch với nhiều kiểu dáng khác nhau. Nhà ở đô thị phần lớn là nhà kiên cố độc lập, bán kiên cố và khung gỗ lâu bền. Tại các đô thị còn tồn tại tình trạng xây dựng không đúng qui chuẩn, diện tích nhỏ hẹp.

Nhìn chung, trong những năm qua, nền kinh tế của thành phố Cần Thơ

phát triển đều cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đó là kết quả của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đô thị. Đi liền với sự phát triển của kinh tế thì mức sống của dân cư thành phố Cần Thơ không ngừng được cải thiện. Thu nhập thực tế bình quân đầu người có sự gia tăng. “Năm 1986 là 11.661 đồng/ người/ năm) đến năm 2000 là 5.051.840 đồng/người/năm, trong đó khu vực nông nghiệp

2.607.765 đồng/người/năm, tăng bình quân 3 – 4%, khu vực phi nông nghiệp

9.798.978 đồng/người/năm, tăng bình quân hàng năm 10 – 11%” [55, 59].

Bảng 3.7: Thu nhập bình quân đầu người GDP/ người (1995, 2000) (Gía cố định 1994) Đơn vị: ngàn đồng

1995 2000 TĐTT

GDP/ người Quy USD

- GDP/người nông nghiệp

- GDP/người phi nông nghiệp

3.198 291 1.883 5.895 4.209 383 1.634 9.021 5,6% 2,8% 8,9% Nguồn [56, 69].

Nhìn chung, GDP bình quân đầu người (theo giá so sánh 1994) từ 291 USD năm 1995 lên 383 USD năm 2000, trong giai đoạn 1995 – 2000 tăng bình quân

5,6%/năm. Các chỉ số trên cho thấy thu nhập đầu người của Cần Thơ tăng khá nhanh. Tuy nhiên mức chênh lệch thu nhập của thành thị và nông thôn cũng tăng từ 3,1 lên 5,5 lần.

Khi thu nhập tăng, nhà ở được cải thiện, xây dựng mới và trang thiết bị

trong nhà cũng ngày càng tăng. Hầu hết các hộ gia đình đều có tivi đạt gần 100%,

trong khu vực nội thành hầu hết các gia đình đều có các loại xe môtô và xe đạp. Các

loại đồ dùng như bàn tủ, ghế, giường các loại, máy thu thanh, quạt điện… được

trang bị đầy đủ cho các hộ gia đình. Một số gia đình còn được trang bị tủ lạnh, máy lạnh.

Bên cạnh trang thiết bị trong gia đình thì vấn đề cung cấp nước, cung cấp điện cho người dân sử dụng ngày càng được cải thiện (xem bảng 3.8).

Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu về đời sống xã hội của dân cư

1995 2000 Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện (%) Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch(%) 48,60% 28,94 70,28% 40,29 Nguồn [47, tr.350-353].

Qua bảng trên cho thấy, vấn đề cung cấp nước máy cho người dân ngày càng được cải thiện. Nếu năm 1995 có khoảng 28,94% hộ dân sử dụng nước sạch thì đến năm 2000 tăng lên 40,29%. Tuy nhiên, còn nhiều hộ sử dụng nguồn nước từ giếng khoan và nguồn nước trên các sông, vì thế chất lượng nước chưa được đảm bảo, nên vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân thành phố Cần Thơ cần được

quan tâm sâu sắc và toàn diện hơn nữa. Bên cạnh việc cấp nước, nguồn cấp điện cho

người dân sử dụng cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Ở thành phố Cần Thơ lưới điện được phủ khắp thành phố với tỷ lệ người dân sử dụng điện 70,28% (năm 2000). Phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của người dân thành phố Cần Thơ ngoài hệ thống đài truyền thanh, truyền hình thì mạng lưới điện thoại

phục vụ đắc lực cho người dân nhằm bắt kịp thông tin trong nước và quốc tế và tiếp cận khoa học kỹ thuật, để nâng cao hiệu quả kinh tế dẫn đến nâng cao mức sống.

“Theo số liệu thống kê thì năm 1986 toàn thành phố có 2.169 máy đến năm 2000

tăng lên 53.419 máy” [47, 340].

Ngoài ra trên địa bàn thành phố thành Cần Thơ đặc biệt là khu vực nội thành mạng internet, website đã được sử dụng tương đối nhiều với hàng chục dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân như truy cập thông tin nhanh lẹ, giải trí, tìm việc làm, góp phần nâng cao trình độ của người dân và mức sống

3.2.2. Giáo dục và y tế.

Sau năm 1975, Nhà nước đã tiến hành cải tạo nền giáo dục cũ, xây dựng nền giáo dục mới. Với chủ trương đó, thành phố Cần Thơ đã cải tạo giáo dục, Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Hậu Giang lần thứ nhất đã nêu như sau: “chuẩn bị mọi điều kiện cơ sở vật chất để tiến hành cải cách giáo dục, thanh toán nạn mù chữ trong nhân dân, bổ túc văn hóa cho cán bộ nhân viên chiến sĩ. Trong hai năm

1977 – 1978, chuẩn bị mọi điều kiện cơ sở vật chất và bắt đầu tiến hành chương

trình cải cách giáo dục theo chủ trương của Trung Ương, thực hiện tốt nguyên lý giáo dục của Đảng (học đi đôi với hành, học gắn liền với lao động xã hội chủ nghĩa, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội,…) phấn đấu xây dựng thêm nhiều cơ sở trường trại nhất là ở vùng nông thôn, để mở rộng khối lượng học sinh phổ thông, đảm bảo cho số con em nông dân và nhân dân lao động đến tuổi được đi học, chú ý phát triển học sinh con em đồng bào Khơme” [44, tr.27-28].

Với chủ trương trên, đã thúc đẩy nền giáo dục Cần Thơ phát triển, nhiều chương trình xóa nạn mù chữ được dấy lên thành phong trào sôi nổi. Mặc dù còn thiếu thốn, nhưng các địa phương trong thành phố đã cố gắng đưa giáo dục về vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc, tạo điều kiện cho nhiều người đến các lớp học xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hóa. Trong thời gian này Cần Thơ tập trung xây dựng các trường trung học chuyên nghiệp. Viện Đại học Cần Thơ sau khi được tiếp quản

từ chế độ cũ được đổi tên thành trường Đại học Cần Thơ tiếp tục giữ vai trò trung tâm đào tạo và cung cấp đội ngũ tri thức cho thành phố và vùng ĐBSCL.

Trong giai đoạn 1986 – 2000, cơ sở vật chất của ngành giáo dục luôn được các cấp các ngành địa phương quan tâm. Về cơ sở vật chất của trường mẫu giáo không ngừng tăng lên. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em tại các trường mầm non tốt hơn, thu hút trẻ vào nhà trẻ mẫu giáo tăng đáng kể “nếu trong năm 1990, Cần Thơ có 63 trường học mẫu giáo với 411 lớp học và 532 giáo viên với 10.699 học sinh thì đến năm 2000 tăng lên 857 lớp học với 697 giáo viên và 23.437 học sinh” [61, 255].

Về giáo dục phổ thông: “Chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông được

nâng lên, tỷ lệ lưu ban bỏ học giảm dần, còn khoảng 1,6%” [61, 48]. “Nặm 1976 có

168 trường chia ra: 131 trường tiểu học, 30 trường trung học cơ sở và 7 trường trung học phổ thông thì đến năm 2000 tăng lên 256 trường trung học phổ thông với 180 trường tiểu học, 50 trường trung học cơ sở và 24 trường trung học phổ thông” [61, 255].

Về số lượng lớp học và số giáo viên phổ thông ở Cần Thơ có sự gia tăng

“năm 1976 có 2.442 lớp học với 2.010 lớp (tiểu học) và 333 lớp (trung học cơ sở),

99 lớp (trung học phổ thông). Đến năm 2000 tăng lên có 5.374 lớp học với 3.234 lớp (tiểu học) và 1.617 lớp (trung học cơ sở), 523 lớp (trung học phổ thông).

Năm 1976 tổng số giáo viên phổ thông là 2.731 giáo viên chia ra: 1.990 giáo viên (tiểu học), 545 giáo viên (trung học cơ sở), 178 giáo viên (trung học phổ thông), đến năm 2000 tăng lên với số lượng là 6.598 giáo viên chia ra: 3.596 giáo viên (tiểu học), 2.422 giáo viên (trung học cơ sở), 580 giáo viên (trung học phổ thông)” [61, 256].

Các kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp được tổ chức nghiêm túc, tỷ lệ tốt nghiệp được nâng lên. Giáo dục hướng nghiệp, chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức hoạt động đoàn thể trong nhà trường được quan tâm và có tiến bộ, giải quyết kịp thời yêu

cầu bổ sung giáo viên cho các trường còn thiếu. Những năm gần đây, Cần Thơ đã cải tiến chế độ tiền lương của giáo viên, nhất là giáo viên dạy ở vùng sâu vùng xa.

Giáo dục chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học cũng được mở rộng quy mô đào tạo từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng về kinh tế - xã hội cho trung tâm thành phố. “Đến năm 2000, Cần Thơ có 3 trường trung học chuyên nghiệp với 89 giáo viên và 5.141 học sinh’ [61, 258]. “Số sinh viên cao đẳng, đại học tăng bình quân 0,7%; học sinh chuyên nghiệp tăng bình quân 14,4%” [61, 48].

Từ năm 1999, trường Đại học Cần Thơ bắt đầu đào tạo Thạc sĩ nhằm nâng cao trình độ kiến thức cho công chức cán bộ của vùng. Nhìn chung, sau 25 năm giải phóng ngành giáo dục và đào tạo Cần Thơ đã có những bước đi vững chắc về số lượng và chất lượng. Với vị trí trung tâm trong vùng ĐBSCL, là một trung tâm văn hóa khoa học kỹ thuật của vùng. Vì vậy, trong những năm tới giáo dục – đào tạo Cần Thơ cần phấn đấu đạt được những chuyển biến tốt: nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực để vươn lên đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Về y tế: trong những năm đầu mới giải phóng, mặc dù cơ sở vật chất ngành y tế con nhiều khó khăn, mạng lưới y tế cơ sở chưa được xây dựng đến phường xã. Tuy trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng việc đào tạo đội ngũ cán bộ y tế được quan tâm cả về số lượng và trình độ chuyên môn “Nếu năm 1976 có 101 bác sĩ thì đến năm 1985 tăng lên 160 bác sĩ. Năm 1976 bình quân có 1 bác sĩ trên 1 vạn dân, thì đến năm 1985 có 2 bác sĩ trên 1 vạn dân. Về cơ sở vật chất y tế không ngừng tăng lên qua các năm, năm 1976 toàn địa bàn Cần Thơ có 5 bệnh viện với 1.638 giường bệnh, đến năm 1985 cả Thành Phố Cần Thơ có 8 bệnh viện với 1.873 giường bệnh”

[61, 33]. Bên cạnh đó, để nâng cao thu nhập và mức sống dân cư công tác vận động

kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm tốc độ tăng dân số bắt đầu chuyển động. Cần Thơ là thành phố đầu tiên trong khu vực có mạng lưới bác sĩ đến tận xã, chỉ số bác sĩ phục vụ bình quân năm 2000 là 1 bác sĩ trên 2.268 dân.

Đến năm 2000, hệ thống y tế công đã được hình thành rộng khắp ở cả 3 tuyến. Cơ sở vật chất ngành y tế đã và đang được thành phố đầu tư nâng cấp rất nhiều “toàn thành phố có một bệnh viện đa khoa, 9 bệnh viện chuyên khoa, 2 trung tâm chuyên ngành. 1 trung tâm giám định y khoa, 8 phòng khám đa khoa khu vực, 8 trung tâm y tế quận, huyện, 62/67 trạm y tế xã, phường. Ngoài ra Cần Thơ còn có 521 cơ sở tư nhân, 7 nhà bảo sanh tư nhân, 68 phòng trồng răng, 77 tổ chuẩn trị y học dân tộc chủ yếu tập trung tại các trung tâm quận huyện. Mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được nâng cấp và mở rộng” [61, 49].

Giai đoạn 1996 – 2000, Cần Thơ đã thực hiện tích cực và có hiệu quả các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng, bà mẹ, trẻ em. Nâng cao chất lượng khám và chữa trị, ngăn chặn các bệnh xã hội. Tình trạng sức khỏe của nhân dân tiếp tục được cải thiện, y tế cơ sở từng bước được củng cố phát triển, các trạm y tế xã đều có bác sĩ, nâng cao năng lực điều trị, chỉ số thu hút bệnh nhân về tuyến y tế cơ sở ngày càng tăng. Nhờ làm tốt công tác tiêm ngừa và cho trẻ em uống vắc – xin phòng ngừa một số bệnh bại liệt và khô mắt ở trẻ sơ sinh đã giảm hẳn; bệnh lao, bệnh phong đã được khống chế.

Về số lượng đội cán bộ y tế cũng gia tăng (xem bảng 3.9)

Bảng 3.9: Cán bộ y tế Người Tổng số Chia ra Bác sĩ Y sĩ Y tá Cán bộ đông y 1986 1.342 163 330 780 12 1990 1.451 324 426 689 12 1995 1.747 406 548 793 2 2000 1.852 467 596 789 2 Nguồn: Số liệu 1986, 1995 [47, 346] Số liệu 1990, 2000 [61, 259].

Nhìn chung, số lượng đội ngũ y bác sĩ có sự gia tăng, nếu năm 1990 có 1.451 người thì đến năm 2000 tăng lên 1.852 người, trong đó có 467 bác sĩ, 596 y sĩ và 789 y tá. Trong những năm qua ngành y tế đã đảm bảo khá tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong và ngoài thành phố. Việc tiêm ngừa phòng chống các bệnh cho trẻ em, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em vì tương lai thế hệ mai sau được quan tâm, trên 90% trẻ em đã uống thuốc ngừa các bệnh bại liệt, uốn ván.

Công tác phòng chống virus HIV – AIDS cũng được tuyên truyền rộng rãi, kết hợp

với bệnh điều trị các bệnh xã hội khác.

3.3. Sự chuyển biến trong đời sống văn hóa – tinh thần. 3.3.1. Các hoạt động văn hóa – văn nghệ - thể thao.

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố cần thơ từ 1975 đến 2000 (Trang 103)