Phương pháp phát hiện sai lầm

Một phần của tài liệu một số sai lầm học sinh hay mắc phải khi giải bài tập hóa hữu cơ – trung học phổ thông (Trang 46 - 47)

• Tăng cường kiểm tra bằng hình thức vấn đáp, trắc nghiệm hoặc tự luận về các nội dung kiến thức hĩa học cĩ liên quan đến các dạng bài tập.

Việc kiểm tra đánh giá nhằm mục đích phát hiện, củng cố, đào sâu và làm chính xác thêm kiến thức, đồng thời cĩ liên hệ chặt chẽ và phục vụ trực tiếp cho việc học bài mới. Trước hết điều đĩ liên quan tới nhiều HS được kiểm tra, bởi khi chuẩn bị và trả lời, HS phải sắp xếp hệ thống kiến thức của mình và làm cho chúng chính xác thêm. Sự nhắc lại kiến thức cũ, chỉnh lí những kiến thức chưa chính xác của HS cĩ tác dụng hồn thiện kiến thức khơng phải chỉ cho HS đang trả lời những câu của GV mà cịn cho tất cả HS trong lớp.

• Cho HS giải nhiều BT, nhất là các BT cĩ chứa các “bẫy” sai lầm. Luơn phân tích bài làm của HS từ đĩ thống kê các lỗi thường gặp và cĩ kế hoạch khắc phục.

Ví dụ như:

- Để kiểm tra khả năng mắc sai lầm của HS do khơng chú ý sự chuyển hĩa từ fructozơ thành glucozơ trong mơi trường kiềm GV cĩ thể kiểm tra HS bằng bài tập sau: “Chỉ dùng một thuốc thử, phân biệt 2 dung dịch glucozơ và fructozơ”

- Để kiểm tra khả năng mắc sai lầm của HS do khơng chú ý: chỉ cĩ các α-amino axit mới tạo liên kết peptit thì GV cĩ thể kiểm tra HS bằng bài tập sau:

Số đipeptit tối đa cĩ thể được tạo ra từ 3 amino axit: H2N-CH2-COOH; H2N-CH2-CH2-COOH và CH3-CH(NH2)-COOH là

A. 2 B. 4 C. 6 D. 9

• Yêu cầu HS phân tích đề bài và nêu phương hướng giải quyết vấn đề, tĩm tắt các bước suy luận, giải BT.

Ví dụ đối với câu hỏi: Phenol cĩ làm quỳ tím hĩa đỏ khơng?

Nếu HS phân tích đề và đưa ra phương hướng suy luận: phenol cĩ tính axit (cịn gọi là axit phenic) nên cĩ thể làm quỳ tím hĩa đỏ.

⇒Với phương hướng suy luận đĩ thì GV cĩ thể đánh giá HS khơng nắm bắt được tính axit rất yếu của phenol, dd phenol cĩ 6 < pH < 7 nên khơng làm quỳ tím hĩa đỏ.

• Tổ chức cho HS tự phát hiện cái sai trong bài giải của mình và nhận xét phát hiện sai lầm trong bài giải của bạn thơng qua các dấu hiệu cơ bản.

Chẳng hạn như đối với bài “Chỉ dùng một thuốc thử, phân biệt 2 dung dịch glucozơ và fructozơ”. GV cĩ thể tổ chức một số cách như sau:

- Cho HS A trình bày bài giải của mình lên bảng (dùng phản ứng tráng gương hay tạo kết tủa Cu2O đỏ gạch). Yêu cầu các học sinh khác nhận xét (cĩ giải thích) bài làm của HS A, qua đĩ, HS A sẽ nhận ra cái sai của mình.

- Cho HS B trình bày bài giải của mình lên bảng (dùng phản ứng với dd brom) và bảo vệ quan điểm của mình, yêu cầu các HS khác nhận xét (cĩ giải thích) bài làm của HS B, qua sự nhận xét đĩ thì những HS nào dùng phản ứng tráng gương hay tạo kết tủa đỏ gạch sẽ nhận ra cái sai của mình.

- Cho HS A trình bày bài giải của mình lên bảng (dùng phản ứng tráng gương hay tạo kết tủa Cu2O đỏ gạch), GV yêu cầu HS A xem lại sự chuyển hĩa qua lại giữa glucozơ và fructozơ trong mơi trường kiềm, từ đĩ HS A nhận ra cái sai của mình.

Một phần của tài liệu một số sai lầm học sinh hay mắc phải khi giải bài tập hóa hữu cơ – trung học phổ thông (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)