Ảnh hưởng của khủng hoảng đến thị trường chứng khốn

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược tài chính cho các công ty cổ phần ngành cao su trên sàn Hose Nghiên cứu trường hợp công ty cổ phần cao su Đồng Phú (Trang 31 - 34)

Tác động rõ nét nhất của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đến TTCK Việt Nam là ở yếu tố tâm lý. Thật ra, yếu tố tâm lý trên TTCK thì ở quốc gia nào cũng cĩ, đặc biệt là các quốc gia cĩ thị trường chứng khốn mới hình thành. Yếu tố tâm lý đã làm cho TTCK Việt Nam nhiều lần lâm vào tình trạng mất cân đối cung cầu: khi giá chứng khốn lên thì mua khơng được, ngược lại khi giá rớt thì chỉ tồn lệnh bán mà khơng cĩ lệnh mua. Sở dĩ cĩ hiện tượng này là do phần nhiều các nhà đầu tư Việt Nam chưa chuẩn bị kiến thức và bản lĩnh cũng như kinh nghiệm cần thiết để tham gia mua bán chứng khốn, mặt khác mơi trường thơng

tin chưa thật sựđảm bảo cho thơng tin đến với tất cả các nhà đầu tư cùng một lúc và chuẩn xác. Việc đầu tư theo đám đơng đã gây khĩ khăn trong việc hoạch định chính sách và điều tiết thị trường của cơ quan quản lý và trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hành vi làm giá, giao dịch nội gián, tung tin đồn thất thiệt…để trục lợi. Tâm lý mua bán theo đám đơng lại trở nên nặng nề hơn khi nền kinh tế bị lạm phát. Mỗi khi các thơng tin về việc tăng giá xăng dầu, NHNN tăng lãi suất cơ bản hoặc chỉ số giá tiêu dùng được cơng bố đều nhận được phản ứng tức thời từ

TTCK. Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư nước ngồi được xem là nhân tố dẫn dắt thị trường. Động thái mua vào hoặc bán ra của họ cũng sẽ làm cho giá chứng khốn tăng hoặc giảm theo. Nhưng từ cuối tháng 9/2008 , rất nhiều thơng tin tốt về

nền kinh tếđược phát đi như lãi suất cơ bản và giá xăng giảm, chỉ số giá tiêu dùng giảm đáng kể đã khơng nhận được những phản ứng tích cực nào từ thị trường và chỉ số chứng khốn cả hai sàn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều giảm. Điều

đĩ cho thấy nhà đầu tư Việt Nam đã khơng cịn quan tâm đến các thơng tin tốt từ

nền kinh tế trong nước nữa. Cái mà họ quan tâm là diễn biến tình hình giao dịch ở

các TTCK Mỹ, Anh, Nhật Bản, Chỉ số Dow Jones, Nasdaq, chỉ số SP 500, …thế

nào và sẽ cĩ hành vi đầu tư tương tự. Thời gian gần đây, diễn biến của các chỉ số

chứng khốn Việt Nam luơn cùng chiều với chỉ số của các thị trường trên. Vậy là cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã chuyển hướng tâm lý đầu tư của các nhà

đầu tư Việt Nam: từ đầu tư theo nhà đầu tư nước ngồi ở trong nước sang đầu tư

theo các “nhà đầu tư ngồi nước”. Tâm lý này trở thành một rào cản khơng nhỏ

cho các nỗ lực của Chính phủ nhằm vực dậy TTCK. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi thị trường tài chính cĩ biến động mạnh ở một hoặc nhiều nước phát triển, các TTCK tồn cầu cĩ độ liên thơng lớn hơn rất nhiều so với thời kỳ ổn định và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật đĩ.

Bên cạnh đĩ, tâm lý giá xuống cũng làm méo mĩ TTCK và đe dọa tính thanh khoản của thị trường. Đĩ là khi, giá chứng khốn xuống quá thấp thì người bán lại khơng muốn bán nhưng người mua cũng sẽ khơng dám mua do vẫn cịn lo sợ chứng khốn sẽ tiếp tục giảm nữa. Khi đĩ từ “khủng hoảng niềm tin” thị trường

sẽ chuyển sang một cuộc khủng hoảng khác nguy hiểm hơn nhiều: khủng hoảng về tính thanh khoản.

Khủng hoảng tài chính đã làm cho các nhà đầu tư bán rịng cổ phiếu trong

đĩ là các nhà đầu tư nước ngồi gĩp phần quan trọng vào sự sụt giảm của thị

trường chứng khốn. Tính từđầu tháng 8/2008 đến đầu tháng 10/2008 các nhà đầu tư nước ngồi đã liên tục bán rịng cổ phiếu với tổng giá trị lên 1.278 tỷ đồng (Nguồn : CTCK ECC). Với giá trị bán ra khổng lồ này đã gĩp phần khơng nhỏ vào sự sụt giảm của chỉ số VN-Index và Hastc-Index thời gian qua. Chỉ số VN- Index và Hastc – Index cĩ mức giảm lần lượt là 65,95% và 67,51% so với cuối năm trước đĩ.

Bảng 2.6 Thị trường chứng khốn Việt Nam

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tl2008/2007 T2009/2007 lVN-Index HASTC – Index 927,0 323,6 315,62 105,12 494,77 168,17 - 65,95 % - 67,51 % - 46,63 % - 48,04 %

( Nguồn : Cơng ty chứng khốn ECC )

So với năm 2008 thì bước sang năm 2009 thị trường cĩ sự đảo chiều mạnh mẽ với chỉ số VN- Index tăng vọt lên 494,77 điểm nhưng so với giai đoạn trước khi xảy ra khủng hoảng chỉ mới bằng 53,37%. Điều này chứng tỏ thị trường chứng khốn cĩ sự hồi phục nhưng tốc độ hồi phục chậm và kéo dài. Điều này gây khĩ khăn cho các doanh nghiệp khi cần phải huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.

Nhưđã phân tích ở phần trên, rõ ràng khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng đến thị trường chứng khốn Việt Nam và đương nhiên ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam vì thị trường chứng khốn là kênh huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Với thị trường chứng khốn bất ổn, các DN sẽ khĩ huy động nguồn tài trợ trung và dài hạn làm

ảnh hưởng đến huy động vốn của các DN, đặc biệt là các DN ngành cao su. Do

đặc thù ngành cao su là phải trồng cây cao su trung bình từ năm - tám năm mới bắt

đầu đưa vào khai thác và năng suất phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của cây, năng suất khai thác mủ cao nhất từ năm mười tám đến hai mươi ba tuổi và trung bình chu kỳ sinh trưởng của cây cao su là hai mươi bảy năm. Do đĩ các DN ngành cao su đều phải dựa vào thị trường chứng khốn để huy động nguồn vốn dài hạn cho các hoạt động kinh doanh của mình.

Sau khủng hoảng thì kinh tế suy giảm, những thách thức đối với DN vẫn khơng hề suy giảm mà cịn tăng lên khi nền kinh tếđang trong quá trình phục hồi .

Đĩ là sức ép vềđổi mới, cải cách cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí kinh doanh… Yêu cầu với DN nĩi riêng và nền kinh tế thế giới nĩi chung trong giai đoạn này khơng chỉ là trụ vững, cầm cự nữa mà phải là bứt phá để vượt lên. Do đĩ các DN cần phải tiến hành hoạch định lại chiến lược tài chính.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược tài chính cho các công ty cổ phần ngành cao su trên sàn Hose Nghiên cứu trường hợp công ty cổ phần cao su Đồng Phú (Trang 31 - 34)