Nguyên nhân của việc ứng phó chưa đạt yêu cầu đối với các yếu tố thách thức:

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Bến Nghé - Giai Đoạn 2011-2015 (Trang 36 - 41)

tố thách thức:

Yếu tố “Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mạnh” có điểm đánh giá là 2.38 và mức độ quan trọng là 0.13

Bảng 2.1: Tình hình sản lượng thông qua của một số cảng giai đoạn 2005 – 2009 (Xét theo đối thủ cạnh tranh) Đơn vị tính: Tấn CẢNG 2005 2006 2007 2008 2009 BẾN NGHÉ 3,384,000 3,680,000 4,059,990 4,198,829 4,353,556 VICT 4,681,330 5,618,400 7,546,411 6,787,335 3,810,239 ĐỒNG NAI 1,612,000 1,814,000 2,922,280 2,803,091 2,365,992 SÀI GÒN 10,744,131 11,127,000 13,618,000 13,165,933 14,008,122 TÂN CẢNG SÀI GÒN 14,570,000 20,000,000 25,600,000 27,072,127 33,000,000 LOTUS 800,000 864,572 1,200,000 1,133,700 1,126,942 (Nguồn: Hiệp hội Cảng biển Việt Nam)

Trong những năm vừa qua Cảng Bến Nghé chỉ quan tâm khai thác mặt hàng container do mặt hàng này mang lại doanh thu cao và thời gian sử dụng cầu cảng thấp, mau giải phóng tàu. Tuy nhiên các cảng biển đều nhắm tới mặt hàng này nên cạnh tranh rất khốc liệt. Hàng rời như sắt thép, phân bón, gạo,

đường thô, thức ăn gia súc… chỉ có một vài cảng trang bị hạ tầng cũng như

thiết bị khai thác hàng rời nhưng Cảng Bến Nghé lại ít quan tâm đến khai thác các mặt hàng rời. Tuy tốc độ tăng trưởng của Cảng Bến Nghé trong những năm vừa qua có tăng trưởng đều nhưng mức tăng khá chậm, thị phần kinh doanh của Cảng ngày càng bị thu hẹp.

Tân Cảng Sài Gòn trong thời gian qua đã có chiến lược kinh doanh phù hợp với sự đầu tư đồng bộ hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay hệ thống cảng biển thuộc Tân Cảng Sài Gòn nếu xét về sản lượng khai thác hàng container đã chiếm khoảng 50% thị phần của cả nước. Tân Cảng Sài Gòn đã đẩy mạnh đầu tư tại các khu công nghiệp tại Bình Dương,

Đồng Nai, hiện nay Tân Cảng Sài Gòn đang đẩy mạnh đầu tư ra khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu và khu vực Miền Trung.

Cảng Sài Gòn cũng đã có sự đầu tư mạnh vào trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ làm hàng, nâng cấp hệ thống cầu bến, kho bãi. Điểm mạnh của Cảng Sài Gòn là có hệ thống cầu bến dài, hệ

thống kho bãi rộng, nằm ngay trong nội thành tuy nhiên do phải từng bước chuẩn bị công tác di dời hai bến cảng Nhà Rồng và Khánh Hội thuộc Cảng Sài Gòn về huyện Nhà Bè để chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn thành Cảng nước sâu, vị trí hiện tại của hai bến cảng Nhà Rồng và Khánh Hội sẽ là cảng Du lịch quốc tế. Do đó hoạt động kinh doanh của Cảng Sài Gòn cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng trong tương lai.

Cảng VICT chỉ chuyên làm hàng container được đầu tư trang thiết bị

khai thác container hiện đại nhưng lại nằm gọn trong khu vực nội thành, bị

giới hạn bởi độ cao tĩnh không của cầu Phú Mỹ nên từ 2009 bị ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động kinh doanh, tuy nhiên xét về tổng sản lượng khai thác thì giai đoạn 2005-2008 VICT đều chiếm thị phần lớn hơn Cảng Bến Nghé.

Yếu tố “Hiện tượng chảy máu chất xám cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật lành nghề” có điểm đánh giá là 2.40 và mức độ quan trọng là 0.11

Mức độ quan trọng của yếu tố này được đánh giá khá cao nhưng khả

năng ứng phó của yếu tố này được đánh giá là hơi yếu do một số cảng mới thành lập có chính sách thu hút nhân sự có tay nghề từ các cảng hiện hữu. Người lao động có xu hướng trở về quê làm việc tại các cảng ở địa phương. Bên cạnh đó Cảng Bến Nghé cũng chưa có chính sách cụ thể để duy trì lực lượng lao động có tay nghề cao và cán bộ quản lý giỏi. Cơ hội để phát triển bản thân của người lao động thấp. Cán bộ quản lý chủ chốt từ bỏ doanh nghiệp ra đi cũng gần như đồng nghĩa với việc mang theo một số khách hàng

của doanh nghiệp nhất là kinh doanh trong lĩnh vực cảng biển, việc thu hút nhân sự của Cảng thường có nguồn gốc từ các đối thủ cạnh tranh.

Yếu tố “Thiếu thông tin về thị trường”: hoạt động nghiên cứu, thu thập thông tin thị trường chưa được triển khai, hoạt động marketing chỉ thực hiện ngắn hạn theo chỉ đạo của Trưởng phòng kinh doanh chứ chưa có chiến lược marketing dài hạn. Yếu tố này có điểm đánh giá là 2.60 và mức độ quan trọng là 0.04 chứng tỏ Cảng Bến Nghé chưa nhận thấy được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu nắm bắt kịp thời nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng, để có sự đầu tư kịp thời để tận dụng được các cơ hội trong thời gian qua, nhưng Cảng Bến Nghé cũng đang trong dòng chảy hội nhập kinh tế quốc tế thì yếu tố trên theo tác giả khá là quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt

động kinh doanh, là cơ sởđể ra quyết định của các cấp quản lý.

Yếu tố “Tâm lý ngại thay đổi cơ cấu tổ chức, cách làm việc của công ty khi áp dụng phần mềm mới” có điểm đánh giá là 2.47 và mức độ quan trọng là 0.18. Nguyên nhân yếu tố thách thức trên được đánh giá khả năng ứng phó là hơi yếu do người lao động lâu nay công việc không có sự thay đổi nên đã quen với cách làm việc cũ, công việc quen thuộc, trình độ nguồn nhân lực chưa đồng đều, và tốn kém chi phí khi triển khai thực hiện do phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn cho người lao động và đòi hỏi ý thức tự giác của người lao động.

Yếu tố “Việc cấp thiết phải đầu tư, áp dụng công nghệ thông tin hiện

đại, các phần mềm vào quản lý phục vụ sản xuất kinh doanh” có điểm đánh giá là 2.19 và mức độ quan trọng là 0.2.

Nguyên nhân yếu tố trên được Cảng Bến Nghé đánh giá ứng phó hơi yếu do trong thời gian qua Cảng Bến Nghé chưa có sự quan tâm đúng mức cho vấn đề này nên chưa có sự đầu tư kịp thời. Qua nghiên cứu tác giả đã nhận thấy người lao động của Cảng Bến Nghé đã ý thức được mức độ quan

trọng về việc phải ứng dụng các phần mềm chuyên dụng vào hoạt động quản lý khai thác nhưng việc đầu tư chi phí để trang bị phần mềm nhập khẩu lên

đến hàng tỉ đồng còn phần mềm trong nước thì chưa đáp ứng được theo yêu cầu của Cảng Bến Nghé nên BGĐ cần quan tâm phân bổ nguồn lực cho vấn

đề này.

Yếu tố “Khả năng thu hút đầu tư” có điểm đánh giá là 2.72 và mức độ

quan trọng là 0.02, nguyên nhân yếu tố này đánh giá là chưa đạt yêu cầu do dự án mở rộng cảng giai đoạn 3 bị ngưng lại do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng 9ha đất tại quận 7 kéo dài nên đã bị UBNDTP tạm ngưng dự án.

Yếu tố “Phá giá của các đối thủ cạnh tranh” có điểm đánh giá là 2.56 và mức độ quan trọng là 0.09:

Cảng Tân Thuận Đông và Cảng Lotus trong thời gian qua tiến hành phá giá chi hoa hồng để thu hút khách hàng của các cảng lân cận. Phá giá ngầm hiện nay khá phổ biến vì cơ quan kiểm tra rất khó phát hiện.

Yếu tố “Xuất hiện ngày càng nhiều các công ty lớn nước ngoài đầu tư

khai thác kinh doanh cảng biển” có điểm đánh giá là 2.63 và mức độ quan trọng là 0.07, yếu tố trên là khá quan trọng nhưng điểm đánh giá chỉ ở mức trung bình do Cảng Bến Nghé xác định chỉ là cảng nội địa, trung chuyển quốc tế chứ không phải cảng nước sâu, có lợi thế về vị trí địa lý, nằm sâu trong khu vực nội thành. Tuy nhiên Cảng Bến Nghé chưa có sự quan tâm đối với thị

trường đầy tiềm năng là các khu công nghiệp tại các tỉnh lân cận. Hiện tại đã có một số công ty chuyên khai thác Cảng như PSA, Dubai Port, Hutchison Port tham gia vào thị trường cảng biển bằng hợp tác đầu tư với các bến cảng

được quy hoạch tại cụm cảng Cái Mép-Thị Vải. Một số cảng dự kiến đưa vào khai thác trong năm 2011, phần lớn các Cảng mới được đầu tưđều có sự tham gia hoặc cam kết trước từ các hãng tàu container lớn như Maersk, HanJin, MOL, APL.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Bến Nghé - Giai Đoạn 2011-2015 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)