Những định hướng khi thiết kế tài liệu tự học

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 dùng cho học sinh khá giỏi (Trang 44 - 46)

Trước khi thiết kế TLTH, chúng tơi đã nghiên cứu các nguyên tắc chung về việc xây dựng nội dung, cấu trúc chương trình, đồng thời xây dựng các định hướng cho việc thiết kế như sau:

1- Thực hiện theo đúng nội dung chương trình, chú ý kiến thức trọng tâm

Thiết kế TLTH phải dựa trên cơ sở là thực hiện theo đúng nội dung, cấu trúc chương trình hĩa học lớp 11 THPT. Để đạt đến mục tiêu này thì người viết tài liệu phải sáng suốt, biết chọn lọc những nội dung chính, trọng tâm để hướng dẫn HS tự học. Tài liệu cũng là một trong những phương tiện để tổ chức các hoạt động của HS, nhằm khắc sâu, vận dụng và phát triển hệ thống kiến thức lí thuyết đã học, hình

thành và rèn luyện các kĩ năng cơ bản, nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

2- Đảm bảo tính chính xác, khoa học, cơ bản, hiện đại

Đảm bảo tính chính xác, khoa học là định hướng chủ yếu của việc lựa chọn nội dung. Mặt khác cũng cần phải đảm bảo tính cơ bản và tính hiện đại của hệ thống kiến thức. Đảm bảo tính cơ bản là phải đưa vào tài liệu những kiến thức cơ bản, nền tảng về hố học, cịn đảm bảo tính hiện đạilà tài liệu phải cập nhật những kiến thức, dạng bài tập mới và cách giải mới phù hợp xu hướng chung của thế giới.

Lưu ý khi thiết kế, nội dung tài liệu phải cĩ sự chính xác về kiến thức hĩa học và về mặt ngơn ngữ hĩa học.

3- Đảm bảo tính logic, tính hệ thống của kiến thức

Trong tài liệu, các nội dung lý thuyết và các bài tập phải được chọn lọc, phân bố, sắp xếp một cách hợp lý, đúng trình tự đảm bảo logic của mạch kiến thức; cĩ sự thiết lập các mối liên hệ giữa chúng; nhằm tạo nên một hệ thống kiến thức cĩ bố cục chặt chẽ, thống nhất được trình bày một cách rõ ràng, khoa học nhất.

4- Đảm bảo tính vừa sức, tính phân hĩa

Đảm bảo tính vừa sức là tài liệu phải thật sự phù hợp với khả năng HS và cĩ hiệu quả với hầu hết người sử dụng. Bên cạnh đĩ, tài liệu phải đảm bảo tính phân hĩa, đặc biệt là cĩ chú ý đến đối tượng HS khá giỏi. Vì thế trong tài liệu ngồi nội dung kiến thức cơ bản cịn cĩ nội dung nâng cao; bài tập thì được xây dựng từ dễ đến khĩ, từ đơn giản đến phức tạp, cuối cùng là những bài tập địi hỏi tư duy sáng tạo. Các bài tập phải cĩ đủ loại điển hình và thể hiện tính mục đích rõ ràng, cĩ bài tập chung cho cả lớp nhưng cũng cĩ bài tập nâng cao hơn, khĩ hơn nhằm gây hứng thú đối với HS khá giỏi.

Với tài liệu được xây dựng theo định hướng trên sẽ giúp cho HS học tập tích cực hơn dẫn đến kết quả học tập tốt hơn.

5- Tạo điều kiện cho người học tham gia vào quá trình kiểm tra đánh giá

Quá trình tự học sẽ khơng hồn thiện nếu HS khơng cĩ kỹ năng tự kiểm tra đánh giá. Do đĩ trong tài liệu cần cĩ các bài tập và đề kiểm tra kèm theo đáp án. HS tham gia vào quá trình kiểm tra- đánh giá bằng cách tự trả lời các câu hỏi, tự làm

bài tập tự luận, bài tập TNKQ, tự làm đề kiểm tra và tự đánh giá kết quả tự học qua đáp án và hướng dẫn giải.

6- Đảm bảo hình thành và phát triển ở HS kĩ năng tự học

Để đảm bảo yêu cầu này, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tơi định hướng cho HS áp dụng chu trình gồm 4 bước trong việc quản lý quá trình học tập của mỗi cá nhân. Với sự định hướng này, các em cĩ thể tự giải quyết từng nội dung trong tài liệu theo khả năng riêng của mình. Đồng thời, thơng qua hoạt động tự học theo tài liệu sẽ gĩp phần hình thành cho HS các kĩ năng tự học sau:

- Biết xây dựng kế hoạch học tập một cách linh hoạt.

- Biết và sử dụng cĩ hiệu quả các kĩ thuật đọc sách, thu thập và xử lý thơng tin. - Biết chọn lọc những tri thức cơ bản, trọng tâm và sắp xếp, hệ thống hĩa theo trình tự hợp lý, khoa học.

- Biết kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của bản thân và bạn học…

7- Trình bày rõ ràng, dễ tiếp cận

Để tất cả HS thấy việc tự học hứng thú và hiệu quả hơn, thì cấu trúc tài liệu cần được trình bày rõ ràng. Nội dung tài liệu phải đầy đủ nhưng cơ đọng, khơng dài dịng dư thừa. Diễn đạt câu, từ ngữ phải súc tích, tường minh, dễ hiểu, tránh gây rối rắm, hiểu nhầm cho HS. Ngồi ra, trong tài liệu cần cĩ phần hướng dẫn sử dụng một cách cụ thể (hướng dẫn tự học, các phương pháp giải bài tập và ví dụ minh họa,…) để giúp HS dễ dàng sử dụng hơn.

Như vậy, việc thiết kế tài liệu tự học nhằm hỗ trợ vai trị, chức năng của sách giáo khoa: TLTH giúp HS tham gia học tập một cách chủ động, tích cực và sáng tạo; khơng những biết cách tự thu nạp kiến thức mà cịn biết cách phân tích, hệ thống hĩa kiến thức, phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng giải các bài tập tự luận và trắc nghiệm.

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 dùng cho học sinh khá giỏi (Trang 44 - 46)