KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 80 - 85)

- Phối hợp các lực lượng để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở:

KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 1 Kết luận:

1. Kết luận:

Qua nội dung trình bày ở các chương, luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Ket quả của đề tài nghiên cứu cho thấy trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấpTHCS, tác giả rút ra kết luận sau:

1.1. về lí luận:

Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và xác lập cơ sở khoa học, giúp tác giả nghiên cứu đề tài này nắm bắt một cách có hệ thống lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. Trong đó gồm các vấn đề: Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống; một số đặc điểm tâm lý của học sinh THCS cũng như tầm quan trọng và mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. Từ đó làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý cũng như các yếu tố tác động đến công tác quản lý GD KNS cho HS.

1.2. về thực tiễn:

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng về GDKNS và công tác quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh ở các trường THCS Quận 2, TP Hồ Chí Minh, tác giả có một số nhận định sau:

Tất cả các trường đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDKNS. Ban giám hiệu đã bắt đầu quan tâm thực hiện tốt các nội dung quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh căn cứ theo sự chỉ đạo của Bộ, Sở và Phòng giáo dục - đào tạo; đã chú trọng tăng cường nhận thức trong đội ngũ thầy trò và các lực lượng giáo dục; đã chủ động xây dựng kế hoạch , chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài xã hội GD KNS cho học sinh. Kết quả đạt được đã góp phần tích cực cho hoạt động giáo dục hình thành nhân cách, phẩm chất

đạo đức tốt đẹp cho các em đồng thời góp phần xây dựng nên môi trường học tập thân thiện và tích cực.

Tuy nhiên, biện pháp quản lý hoạt động GD KNS còn hạn chế và chưa mang tính đồng bộ nên hiệu quả công tác giáo dục đạt được chưa cao. Nội dung phưong pháp, hỉnh thức thực hiện còn hạn chế, đặc biệt là môi trường rèn luyện kỹ năng cho HS còn hạn chế so với nhu cầu của HS. Cụ thể:

- Công tác QL csvc và sử dụng, khai thác sử dụng các phương tiện trang thiết bị hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả cao, còn bị gò bó bởi cơ chế quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính.

- Công tác quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên có kỹ’ năng thực hành chưa được các trường chủ động thực hiện mà chủ yếu là dựa vào các lớp tập huấn, bồi dưỡng do ngành tổ chức.

- Công tác kiểm tra hoạt động giáo dục ở một số trường chưa thật sự đi vào chiều sâu, còn mang tính đối phó, nặng về tính hành chính, sự vụ.

- Chưa có sự thống nhất trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, cách thức phối họp thiếu đồng bộ và nhịp nhàng nên hiệu quả chưa cao.

1.3. Các giải pháp đề xuất:

Những hạn chế của công tác giáo dục kỹ’ năng sống cho học sinh cấp THCS có nguyên nhân từ nhiều phía song nguyên nhân về quản lý dù khách quan hay chủ quan bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Vì thế, tác giả đề xuất 5 giải pháp với một số biện pháp cụ thể trong QLGD KNS cho HS THCS. Đó là:

- Giải pháp 4. Công tác xây dựng lực lượng GD và điều kiện GD KNS cho HS THCS;

- Giải pháp 5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong công tác GD KNS cho HS THCS.

* Đối với Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh

Cần có quy định về chương trình GD KNS cho HS các cấp học, trong đó có cấp THCS. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các trường chủ động lựa chọn hình thức tổ chức GD KNS cho HS phù họp với thực tiễn nhà trường;

- Có kế hoạch thường kỳ chỉ đạo, kiếm tra công tác GD KNS cho HS; * Đối với Phòng GD&ĐT Quận 2, thành phố Hồ Chỉ Minh

- Chú trọng xây dựng và triên khai giáo trình cùng với phân phối chương trình GD KNS cho HS từng khối lớp thuộc cấp THCS làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý;

- Nên tố chức tập huấn, bồi dưỡng cho GV kiến thức, kỹ năng về rèn luyện KNS cho HS, bởi thực tế hiện nay GV thực hiện nhiệm vụ này chủ yếu dựa vào kinh nghiêm thực tiễn chứ không có một chương trình hướng dẫn cơ bản nào;

- Tham mưu với UBND Quận xây dựng đầy đú csvc trường lớp, trang bị mới các phương tiện, thiết bị hiện đại hỗ trợ hoạt động GD cho các trường nham giảm sĩ số HS trong một lóp đảm bảo thực hiện có chất lượng các hoạt động GD theo hướng đổi mới GD.

*Đối với các trường THCS, Quận 2, thành phố Hồ Chỉ Minh

theo định kỳ về công tác GD KNS cho HS, từ đó rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác này.

- Có kế hoạch và biện pháp cụ thể hưn nữa trong việc chỉ đạo, kiểm tra công tác GD KNS cho HS THCS.

- Cần chú trọng tạo điều kiện hơn nữa đối với các lực lượng nòng cốt như cán bộ Đoàn, Đội, tổ trưởng chuyên môn,... trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực hoạt động GD, nhất là họat động GD KNS là mảng hợat động còn khá mới đối với bậc học.

-Tạo điều kiện để HS có thể tham gia các hoạt động GD KNS. * Đoi vói gia đình HS

Gia đình quan tâm và nắm bắt những thay đối về tâm sinh lý của con đế có sự định hướng trong thái độ, hành vi đúng đắn cho trẻ;

Thường xuyên liên hệ với GVCN lớp để nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em; kịp thời phối hợp với nhà trường đế GD HS.

Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu tâm lý và phương pháp GD lứa tuổi HS THCS để lựa chọn biện pháp GD phù hợp với con em mình.

* Đoi với xã hội

Chính quyền địa phương nên tạo điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, khuôn viên, đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia để các trường có điều kiện tổ chức các hoạt động GD theo mục tiêu GD và mục tiêu GD KNS.

Các tổ chức chính trị - xã hội cần phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường GD trong sạch, lành mạnh; góp phần cùng các nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực".

Tích cực phối hợp với nhà trường, thực hiện tốt "xã hội hóa GD", hỗ trợ nhà trường về kinh phí, phương tiện vật chất, tạo điều kiện để tăng cường công

Đổi với các trường sư phạm: cần có chương trình đào tạo GV đáp ứng với yêu cầu GD KNS ở trường THCS; cần có các công trình nghiên cứu, biện pháp để nâng cao kỹ năng GD KNS cho sinh viên trường, đáp ứng với yêu cầu đổi mới GD./.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w