Là sự tác động một cách gián tiếp của người bị QL bằng cơ chế kích thích lao động qua lợi ích vật chất đế họ tích cực tham gia công việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong trường THCS, thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ giáo viên, HS ghi trong điều lệ nhà trường phổ thông với những kích thích mang tính đòn bẩy trong trường. Kích thích hoạt động bằng lợi ích kinh tế có nhiều ý nghĩa thiết thực: Phát huy tính sáng tạo, độc lập, tự giác của mỗi người trong công việc. Qua đó, phẩm chất, năng lực và kết quả lao động của mọi người được tập thê thừa nhận và đánh giá. Đó là cơ sở cho việc đánh giá thi đua, khen thưởng. Vận dụng phương pháp này nhà QL cần có các hình thức khen thưởng, biểu dương nhân rộng mô hình những cá nhân, tập thể làm tốt công tác GD KNS cho HS. Ngược lại nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong công tác GD KNS cho HS thì phải có các hình thức như: phê bình, xử phạt...
Phương pháp kinh tế thường được kết hợp với phương pháp tổ chức - hành chính. Hai phương pháp này luôn bổ sung và thúc đấy lẫn nhau.
Ngày nay, trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vận dụng phương pháp kinh tế phải thận trọng đê một mặt khuyến khích tính tích cực lao động của cán bộ giáo viên, mặt khác vẫn đảm bảo uy tín sư phạm của GV và tập thể nhà trường.
Việc vận dụng các phương pháp trong QL cần chú ý vấn đề: không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào; tùy từng tình huống cụ thể để kết hợp vận dụng khéo léo ưu thế của từng phương pháp.
Các phương pháp kinh tế, tâm lý - xã hội thuộc loại tác động gián tiếp. Nhưng muốn có hiệu lực, cần được “ thể chế hóa” bằng các quyết định có tính chất pháp lý. Như vậy giữa các phương pháp không có sự tách rời, càng không có sự đối lập. Chúng điểu tiết các mối quan hệ hành chính, tổ chức, tâm lý, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, cũng cần thận trọng khi sử dụng phương pháp này đẻ không dẫn đến tình trạng quan liêu giấy tờ.[36,26]
*Ket luận chương 1
Từ những lý luận trên, tác giả đã làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản và tầm quan trọng của GD KNS và các KNS cần GD cho HS cũng như công tác QLGD KNS cho HS THCS.
GD KNS cho HS THCS là vấn đề được quan tâm từ rất lâu. Nhưng đến nay, nó được nghiên cứu nghiêm túc và đưa vào hoạt động thực tiễn trong các cơ sở GD bởi tính thiết thực, phú hợp và cấp bách trong điều kiện xã hội hiện đại ngày nay.
Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả có cơ sở nghiên cứu, phân tích nguyên nhân và đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng công tác GD KNS cho HS trong giai đoạn hiện nay của các trường. Từ đó, đề xuất các giải pháp khả thi và hiệu quả cho công tác QLGD KNS cho HS ở các trường THCS trên địa bàn Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 2 : THựC TRẠNG KỸ NĂNG SÓNG VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRƯNG HỌC co SỎ QUẬN 2, THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH