Thăm dò tính cầnthiết và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 76 - 80)

- Phối hợp các lực lượng để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở:

3.3. Thăm dò tính cầnthiết và tính khả thi của các giải pháp

Đê kiếm nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp QL đã đề xuất nhằm nâng cao công tác GD KNS cho HS ở các trường THCS, tác giả tiến hành khảo nghiêm thông qua việc lấy ý kiến của 120 người tại 04 đơn vị trường THCS thuộc Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm:

* Các giải pháp đề xuất được lấy ý kiến gồm:

- Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của các lực lượng GD về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động GD KNS cho HS THCS;

- Giải pháp 2. Kế hoạch hóa công tác GD KNS cho HS THCS; - Giải pháp 3. Công tác chỉ đạo thực hiện GD KNS cho HS THCS; - Giải pháp 4. Công tác xây dựng lực lượng GDvà điều kiện GD KNS cho

HS THCS;

- Giải pháp 5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong công - về sự cần thiết của các giải pháp, kết quả như sau:

Bảng M2-9. Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất

Từ số liệu khảo sát trên, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:

Số người đánh giá mức độ "rất cần thiết" của 5 giải pháp có tỷ lệ bình quân là 72.7% và số người đánh giá ở mức độ “cần thiết” của 5 giải pháp là 22.8%. Tổng cộng cả hai mức độ đó có tỷ lệ bình quân là 94.7%. Như vậy là ý kiến đồng thuận về tính cần thiết, phù hợp của các đối tượng về 5 giải pháp là sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học đế thực hiện mục đích của đề tài.

Các giải pháp 1, 3, 4, 5 có sự đồng thuận cao, trong đó giải pháp 1, 3 chiếm 100% ở mức rất cần thiết và cần thiết. Giải pháp 1 và 3 nằm trong tầm QL của nhà trường, đội ngũ thực thi là thầy cô giáo, CBGV trong nhà trường và không cần đầu tư nhiều kinh phí. Còn các giải pháp 4, 5 là các giải pháp tạo môi trường hoạt động rộng lớn và lành mạnh đê GD KNS cho HS.

Giải pháp 2 có tỷ lệ 10% ý kiến thiên về "ít cần thiết" và 4,16% ý kiến không trả lời câu hỏi. Chúng tôi đã trực tiếp trao đối với một số đối tượng khảo sát thỉ nhận được sự giải trình rằng: Hoạt động GD NGLL là một hoạt động khó và tâm lý của một số HS hiện nay lại rất ngại phải giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội nên khó tố chức được các hoạt động có hiệu quả.

Như vậy tỷ lệ chênh lệch giữa các giải pháp là không nhiều vì thế nên không ảnh hưởng đến kết quả chung của 5 giải pháp và của tìmg giải pháp.

* về tính khả thi của các giải pháp, kết quả như sau: Bảng M2-10. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Giải pháp 4 38 72 07 5.8 03 2.5 / /

Giải pháp 5 25 84 08 6.7 03 2.5 / /

Từ số liệu khảo sát trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:

- Số ý kiến rất khả thi ở cả 5 giải pháp có tỷ lệ trung bình là 40.5% là hoàn toàn khách quan vì trong thực tiễn không có giải pháp nào là hoàn toàn tối ưu. Tuy nhiên ý kiến đánh giá ở mức độ khả thi cả 5 giải pháp đạt tỷ lệ trung bình là 53.3%; cả hai loại ý kiến đó thì cả 5 giải pháp có sự đồng thuận trung bình về tính khả thi là 93.8%, thấp hơn so với tính cần thiết (94.4%). Điều này cho thấy đế đảm bảo tính khả thi của các giải pháp cần có nhiều điều kiện và nhiều yếu tố

khác nữa.

Ý kiến của một số đối tượng khảo sát ở cả 3 mức độ không khả thi là 1.3% và ít khả thi có tỷ lệ trung bình cả 5 giải pháp là 4.8%.

Từ các thông số khảo sát mang tính đánh giá khách quan trên, ta có thể nhận định: giải pháp QL là một hệ thống đa dạng, năng động, không có giải pháp nào là tối ưu. Mỗi giải pháp đều có những ưu thế và những nhược điểm riêng của nó. Chính vỉ vậy chúng ta phải sử dụng nhiều giải pháp để phối hợp một cách linh động giải quyết một nhiệm vụ. Hơn nữa, QLGD KNS là một việc làm khó khăn phức tạp, nhất là trong hoàn cảnh xã hội hiện nay. Người cán bộ QL phải có tâm, có tầm, tuỳ theo công việc, con người, hoàn cảnh CỊ1 thể mà sử dụng các giải pháp QL một cách “ nghệ thuật” mới bảo đảm hiệu quả GD cao.

* Kết luận chuông 3

Qua xử lý, phân tích kết quả khảo nghiệm bằng phiếu xin ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi nhận thấy: các chuyên gia đều đánh giá cao về sự hợp lý, tính khả thi của hệ thống các biện pháp GD KNS đã xây dựng.

Các giải pháp đề xuất GD KNS cho HS THCS đã nêu trên đều đảm bảo tính nguyên tắc trong QLGD:

- Tính mục đích: thế hiện rõ trong việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực. qua giảng dạy bộ môn tích hợp rèn luyện KNS cho HS. Các hoạt động rèn luyện KNS mang tính kết hợp vừa vui chơi, vừa học tập giúp các em chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả.

- Tính hệ thống, tòan diện: các biện pháp GD KNS đã đế xuất trên đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của các lực lượng GD với việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của đối tượng được GD (HS THCS); thống nhất các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường tạo môi trường GD an

toàn, lành mạnh, sư phạm và nhân văn. Hơn thế, giữa các biện pháp GD KNS nêu trên có mối quan hệ mật thiết, bổ sung kết quả cho nhau và là điều kiện của nhau cùng thực hiện tốt mục tiêu GD KNS cho HS.

- Tính khả thi: Các hình thức, nội dung trong các giải pháp phù hợp đặc điểm lứa tuổi HS THCS, có khả năng đánh thức các kỹ năng vốn có và bồi dưỡng các kỹ năng các em chưa có nhằm phát huy hiệu quả quá trình hình thành nhân cách cho HS.

Trong chương 3, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp và qua kết quả khảo nghiêm chúng tôi thấy rằng các giải pháp nêu trên là cần thiết đế góp phần nâng cao công tác QLGD KNS cho HS THCS trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần đào tạo những thế hệ tương lai của đất nước phát triển một cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và nhân cách con người Việt Nam XHCN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w