Những bài học rút ra sau thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu phát triển một số năng lực học tập cho học sinh trung bình yếu trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 146 - 166)

Sau quá trình thực nghiệm, chúng tơi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Để việc thực nghiệm mang lại hiệu quả cao nhất thì người thực hiện đề tài nên dự giờ tất cả các tiết thực nghiệm (nếu cĩ điều kiện) để cĩ thể cĩ cái nhìn chính xác nhất về các bài lên lớp đã thiết kế.

- Để việc áp dụng các biện pháp phát triển năng lực học tập cho HS đạt hiệu quả cao cần cĩ sự thống nhất và chuẩn bị chu đáo của GV dạy thực nghiệm và GV dự giờ.

- Khi áp dụng phương pháp đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập cần phải cĩ một khoảng thời gian tương đối dài thì việc đánh giá mới chính xác, khách quan, vì vậy nếu cĩ thể thì nên tiến hành thực nghiệm từ đầu năm học, sau đĩ phối hợp với GV bộ mơn để theo dõi sự tiến bộ của HS trong suốt năm học.

- Thiết kế các phiếu đánh giá năng lực học tập của HS phải khoa học, sáng tạo, khéo léo và chi tiết về các tiêu chí đánh giá.

- Khi đánh giá năng lực học tập cho HS nên lựa chọn một vị trí ngồi cho GV dự giờ sao cho dễ quan sát và bao quát lớp.

- Việc đánh giá năng lực học tập cho HS cần đảm bảo tính cơng bằng, khách quan và thống nhất cách đánh giá cho điểm ngay từ đầu.

Tĩm tắt chương 3

Ở chương này, chúng tơi đã tiến hành thực hiện các cơng việc sau đây: - Xác định mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.

- Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm: chúng tơi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 4 trường THPT với 5 cặp lớp đối chứng và thực nghiệm khác nhau, với tổng số học sinh tham gia thực nghiệm sư phạm là 363, số lượng giáo án thực nghiệm là 5, số giáo viên tham gia dạy thực nghiệm là 4 và cĩ 5 bài kiểm tra đã được tiến hành với tổng số bài kiểm tra đã chấm là 363.

- Sau khi đã tiến hành thực nghiệm, chúng tơi tiếp tục thu thập ý kiến đánh giá của 31 giáo viên về tính hiệu quả của các biện pháp phát triển và phương pháp đánh giá năng lực học tập cũng như tính hiệu quả của nĩ trong dạy học HSTBY.

- Cuối cùng, chúng tơi tiến hành đánh giá và phân tích kết quả thực nghiệm bằng cách lập bảng phân phối tần số và tần suất tích lũy; tính các tham số thống kê đặc trưng; biểu diễn kết quả bằng đồ thị.

Như vậy, Từ các kết quả thực ngiệm định lượng và định tính đều giúp chúng tơi rút ra kết luận việc sử dụng các biện pháp phát triển và phương pháp đánh giá một số năng lực học tập cũng như các bài lên lớp được thiết kế cĩ tác dụng tốt trong dạy học. Cho thấy giả thuyết khoa học mà chúng tơi đã nêu ra hồn tồn đúng đắn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu, tuy gặp một số khĩ khăn nhưng đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đề ra, trong quá trình thực hiện luận văn chúng tơi đã giải quyết được các vấn đề sau:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu, sơ lược về các văn bản chỉ đạo, các sách, bài viết và các đề tài nghiên cứu khoa học cĩ liên quan đến năng lực học tập của HS.

- Trình bày một số vấn đề về năng lực học tập: định nghĩa, đặc điểm chung, các năng lực học tập chung và năng lực học tập chuyên biệt của HS trong mơn Hĩa học để tạo nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo.

- Tìm hiểu một số vấn đề cần quan tâm đối với HSTBY: làm thế nào để nhận diện một HSTBY kịp thời để cĩ những biện pháp giúp đỡ hiệu quả; một số nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến HS học yếu mơn Hĩa học.

1.2. Điều tra và tìm hiểu thực trạng việc phát triển năng lực học tập cho HS trong dạy học hĩa học ở một số trường THPT trên địa bàn Tp. HCM để tạo căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp phát triển và phương pháp đánh giá năng lực học tập cho HS. Kết quả điều tra cho thấy việc dạy học ở đa số các trường THPT hiện nay vẫn cịn nặng về truyền thụ kiến thức, việc đánh giá kết quả học tập của HS cịn xem trọng điểm số. Bên cạnh đĩ vấn đề phát triển năng lực học tập cho HS cịn khá mới lạ với GV nĩi chung và GV Hĩa học nĩi riêng, do đĩ GV chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này, nếu cĩ cũng chỉ là làm chiếu lệ cho qua.

1.3. Nghiên cứu các biểu hiện của năng lực hợp tác, giao tiếp; năng lực sử dụng ngơn ngữ và năng lực tư duy của HS.

1.4. Nghiên cứu các nguyên tắc xây dựng các biện pháp phát triển năng lực học tập.

1.5. Đề xuất 8 biện pháp phát triển đồng thời 3 năng lực học tập cho HS là năng lực hợp tác, giao tiếp; năng lực sử dụng ngơn ngữ và năng lực tư duy cho HS như sau:

tác, giao tiếp; năng lực sử dụng ngơn ngữ và năng lực tư duy.

- Biện pháp 2: Sử dụng một số kĩ thuật dạy học cĩ khả năng phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp; năng lực sử dụng ngơn ngữ và năng lực tư duy.

- Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan như một bài tập nhận thức.

- Biện pháp 4: Khai thác thế mạnh của phiếu học tập trong việc phát triển các năng lực hợp tác, giao tiếp; sử dụng ngơn ngữ và tư duy.

- Biện pháp 5: Sử dụng hệ thống bài tập mở vừa sức với trình độ HSTBY.

- Biện pháp 6: Bổ sung thêm tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác giao tiếp, năng lực sử dụng ngơn ngữ và năng lực tư duy trong đánh giá kết quả học tập cho HS.

- Biện pháp 7: Sử dụng bộ test đánh giá năng lực học tập.

- Biện pháp 8: Tổ chức cho học sinh nhận xét và đánh giá lẫn nhau. 1.6. Đề xuất 5 phương pháp đánh giá năng lực học tập của HSTBY: - Đánh giá bằng phương pháp quan sát.

- Sử dụng bộ test đánh giá một số năng lực học tập. - Đánh giá bằng phương pháp phỏng vấn.

- Đánh giá qua bài kiểm tra.

- Đánh giá sự tiến bộ trong học tập.

1.7. Thiết kế bộ test đánh giá các năng lực hợp tác, giao tiếp; năng lực sử dụng ngơn ngữ và năng lực tư duy cho HS.

1.8. Thiết kế 5 giáo án theo hướng phát triển 3 năng lực học tập nêu trên cho HSTBY.

- Giáo án bài 22. Clo

- Giáo án bài 29. Oxi - Ozon - Giáo án bài 30. Lưu huỳnh

- Giáo án bài 32. Hiđrosunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit - Giáo án bài 34. Luyện tập : oxi và lưu huỳnh

1.9. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 4 trường THPT với 5 cặp lớp đối chứng và thực nghiệm, với tổng số HS tham gia thực nghiệm là 363, số lượng giáo án thực nghiệm là 5, và cĩ 5 bài kiểm tra đã được tiến hành với tổng số bài kiểm tra đã chấm là 363.

1.10. Phân tích kết quả thực nghiệm định lượng và định tính rút ra kết luận việc giáo viện sử dụng một số biện pháp phát triển năng lực học tập cho HSTBY phối hợp với các phương pháp đánh giá thích hợp đã giúp các em vừa nâng cao kết quả học tập vừa phát triển được một số năng lực học tập, nâng cao hiệu quả dạy học. Qua đĩ cho thấy tính hiệu quả của đề tài phù hợp với giả thuyết khoa học đã đặt ra.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tơi xin cĩ một số kiến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng về vấn đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học tập của HS.

- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại như các bộ dụng cụ thí nghiệm tiên tiến, máy chiếu… tạo điều kiện cho viêc đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực HS đạt hiệu quả cao nhất.

- Giảm tải chương trình học: chương trình học hiện nay là khá nặng đối với học sinh phổ thơng, việc cải cách sách giáo khoa khơng những khơng giảm tải mà cịn tăng nội dung trong khi thời gian thì cĩ hạn. Nếu giảm tải chương trình học làm bớt gánh nặng phải truyền tải lượng kiến thức khổng lồ đến HS thì GV sẽ cĩ nhiều thời gian và điều kiện để quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực học tập của HS.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần cĩ những chính sách hợp lý để hỗ trợ giáo viên cũng như nhà trường về mặt vật chất và tinh thần trong cơng tác phát triển năng lực học tập cho HSTBY.

2.2. Với các trường THPT

- Thư viện nhà trường cần bổ sung thêm tài liệu về đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực học tập của HS và những tài liệu viết về HSTBY để các GV quan tâm cĩ cơ hội tìm đọc.

- Cần trang bị các phương tiện dạy học hiện đại như mơ hình phân tử, mơ hình sản xuất, tranh ảnh minh họa,… để tạo điều kiện thuận lợi, giảm bớt thời gian chuẩn bị để GV cĩ nhiều thời gian quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực học tập của HS.

- Tổ chức các buổi chuyên đề về đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực học tập của HS và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy đối với đối tượng HSTBY sao cho

hiệu quả.

2.3. Với giáo viên

- Khơng ngừng tự học hỏi, nâng cao chuyên mơn và năng lực của bản thân để theo kịp và đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.

- Khiêm tốn, biết chia sẻ kinh nghiệm và khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm về vấn đề phát triển năng lực học tập cho HSTBY.

- Cần cĩ sự nhiệt huyết, yêu nghề và kiên nhẫn để cĩ thể hồn thành tốt nhiệm vụ là người đi đầu trong cơng tác đổi mới giáo dục.

- Tham gia đầy đủ các khĩa học bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ, GV luơn cập nhật những xu hướng đổi mới giáo dục để thích ứng kịp thời.

3. Hướng phát triển của đề tài

Thơng qua kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tơi nhận thấy nên mở rộng nghiên cứu theo các hướng phát triển sau:

- Mở rộng nghiên cứu thêm các năng lực học tập chuyên biệt của mơn Hĩa học và các năng lực học tập chung khác.

- Nghiên cứu trên các đối tượng HS nĩi chung hoặc HS khá - giỏi.

- Nghiên cứu việc phát triển năng lực học tập cho HS ở các chương khác của tất cả các khối lớp cấp 2 và cấp 3 thuộc chương trình cơ bản hoặc chương trình nâng cao.

Trên đây là những kết quả của đề tài nghiên cứu “Phát triển một số năng lực học tập cho học sinh trung bình - yếu trong dạy học hĩa học lớp 10 trung học phổ thơng”. Chúng tơi hy vọng rằng đây sẽ là một trong những tài liệu tham khảo cho các GV, HS và những người quan tâm tới việc phát triển năng lực học tập cho HS trong dạy học hĩa học. Tuy nhiên, do thời gian cĩ hạn và trong khuơn khổ của luận văn, đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sĩt. Chúng tơi rất mong nhận được những ý kiến đĩng gĩp quý báu của quý thầy cơ và đồng nghiệp để việc nghiên cứu tiếp theo đạt được kết quả cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo (2013), Mục tiêu và chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thơng sau năm 2015, Hà Nội.

2. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hĩa học ở trường phổ thơng, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

3. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.

4. Trịnh Văn Biều (2006), Một số vấn đề cơ bản về kiểm tra đánh - giá kết quả học tập, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.

5. Trịnh Văn Biều, Lê Thị Thanh Chung (2012), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.

6. Trịnh Văn Biều, Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (2014), “Một số vấn đề cần quan tâm đối với học sinh trung bình, yếu mơn Hĩa học”, Tạp chí khoa học giáo dục, số 59, tr177-186, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thơng, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thơng, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thơng mơn Hĩa học, Hà Nội.

10.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo khoa hĩa học 10, Nxb Giáo dục.

11.Đặng Đình Bơi (2010), Bài giảng kỹ năng giao tiếp, Trường Đại học Nơng Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

12.Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2006), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá mơn Hĩa học lớp 10, Trường ĐHSP Hà Nội.

13.Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học ở trường phổ thơng và đại học, Nxb Giáo dục.

14.Dự án Việt Bỉ (2010), Lí luận cơ bản một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực, Hà Nội.

15.Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khĩa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

16.Mai Văn Hưng (2013), Bàn về năng lực chung và chuẩn đầu ra về năng lực của HS THPT trong chương trình giáo dục phổ thơng sau năm 2015, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17.Nguyễn Ngọc Lâm, Tài liệu hướng dẫn học tập khoa học giao tiếp, Trường Đại học Mở Tp. HCM.

18.Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình Hĩa học phổ thơng, Trường ĐHSP Hà Nội. 19.Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2010), Phương pháp dạy học mơn Hĩa học ở

trường phổ thơng, Trường ĐHSP Hà Nội.

20.Trịnh Lê Hồng Phương (2014), “Xác định hệ thống các năng lực học tập cơ bản trong dạy học hĩa học ở trường trung học phổ thơng chuyên”, Tạp chí khoa học giáo dục, số 59, tr.109-123, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.

21.Tiến Thành (2008), Phương pháp tư duy logic, Nxb Văn hĩa Thơng tin.

22.Đỗ Ngọc Thống (2013), Định hướng đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thơng sau năm 2015, Hà Nội.

23. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 mơn Hố học, Nxb Giáo dục.

24.Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hố học ở trường phổ thơng, Nxb Giáo dục.

25.Nguyễn Xuân Trường (2009), Rèn luyện tư duy cho HS trong dạy học hĩa học, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

26.Viện khoa học xã hội Việt Nam (2005), Từ điển bách khoa tồn thư Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

HỌC TẬP CHO HS Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ... 2

PHỤ LỤC 2. PHIẾU GHI BÀI BÀI 30. LƯU HUỲNH ... 6

PHỤ LỤC 3. HỢP ĐỒNG BÀI 34. LUYỆN TẬP OXI VÀ LƯU HUỲNH ... 8

PHỤ LỤC 4. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT BÀI CLO ... 9

PHỤ LỤC 5. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT BÀI OXI - OZON ... 10

Một phần của tài liệu phát triển một số năng lực học tập cho học sinh trung bình yếu trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 146 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)