Được thực hiện thường xuyên trong suốt giai đoạn học tập của HS nhằm mục đích giúp GV liên tục tìm kiếm thơng tin về tiến bộ của HS cũng như giúp HS dần dần phát triển thái độ tự tin và sự cảm nhận về sự tiến bộ của chính mình. Kết quả của cách đánh giá này được sử dụng gắn bĩ với hoạt động giảng dạy trên lớp để tăng cường hiệu quả của các hoạt động.
Cách làm:
- Cách 1: Đánh giá quá trình bằng tập hợp các bài kiểm tra:
+ Cĩ thể cung cấp bức chân dung về sản phẩm và quá trình học của HS. Qua đĩ cĩ thể nhận định về năng lực của HS tại một thời điểm cũng như năng lực chung của HS trong một giai đoạn, cĩ thể đọc được điểm mạnh và điểm yếu của HS.
+ Ưu điểm: Tập hợp các bài kiểm tra cung cấp cho GV và HS một cơ hội để đánh giá việc học tập như một quá trình phát triển và tiến bộ trên nhiều phương diện qua một khoảng thời gian. Kết quả nhận định về năng lực HS từ các minh chứng phong phú trong tập hợp bài kiểm tra mang tính khái quát và chính xác hơn so với một bài kiểm tra làm trong thời gian ngắn, với một giới hạn nội dung hẹp.
- Cách 2: Yêu cầu HS ghi lại những gì đã học và những gì họ cảm nhận được mỗi ngày (gọi là nhật ký người học, bài thu hoạch học tập hàng ngày, báo cáo thường kỳ). + Ưu điểm: những tài liệu này chứa đựng một lượng thơng tin lớn và quý giá để đánh giá năng lực, bao gồm các thơng tin tự đánh giá của HS và các đặc điểm tâm lý khác.
+ Hạn chế: mất nhiều thời gian và phụ thuộc nhiều bởi tính chủ quan của HS.