Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp nàng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS thành phổ cao lãnh, tình đồng tháp (Trang 55 - 58)

về mục tiêu cụ thể đến năm 2012:

2.4.1. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót

- Trong những năm qua, hoạt động GDHN, phân luồng HS ở các lớp

cuối cấp ở nước ta còn yếu kém và chưa được sự quan tâm đúng mức, thiếu cơ sở lí luận và thực tiễn, cơ sở vật chất - trang thiết bị, thiếu giáo viên HN đã làm cho hoạt động này ngày càng có nhiều bất cập. Nhiều trường triển khai tuyên truyền GDHN và tổ chức các hình thức GDHN cho HS chưa thường xuyên, liên tục dẫn đến tình trạng HS thiếu nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, lệch lạc trong việc chọn nghề. Tình trạng trên đã kéo dài nhiều năm nay và đã làm mất cân đối giữa “cung - cầu” về nguồn lao động tại chỗ ở các địa phương. Cụ thê là:

+ Công tác chỉ đạo hoạt động GDHN trong nhà trường không thường xuyên, đa số là không theo kế hoạch.

I Cơ cấu ngành nghề GDHN cho HS chưa phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; HS chưa được tiếp cận với các tiến bộ khoa học - kĩ thuật và chưa được định hướng vào các ngành nghề truyền thống cũng như các ngành nghề địa phương có nhu cầu về nhân lực.

I Cách thực GDHN còn nghèo nàn, chủ yếu là HN qua giáo dục nghề phổ thông.

+ Hoạt động GDHN hầu như chỉ được thực hiện trong khuôn viên nhà trưởng với cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu định hướng nghề nghiệp, chưa có sự quan tâm của các lực lượng xã hội vào công tác này.

- Những hạn chế, thiếu sót trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

+ Nhận thức của CBQL giáo dục, GV, cha mẹ HS và bản thân HS về GDHN còn có những lệch lạc, đôi lúc còn xem nhẹ. vấn đề lớn nhất ở đây là đội ngũ CBQL chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động GDHN cho HS, chưa xác định rõ mục tiêu GDHN phù hợp với đối tượng. Chính vì thế, các hoạt động GDHN cho HS còn mang tính tự phát, chưa có sự

75

chỉ đạo nhất quán từ trên xuống dưới.

+ Chưa có những quy định mang tính pháp lí về tổ chức hoạt động GDHN cho HS, chính vỉ vậy trong phân phối chương trình GDHN có một thời lượng phân bố quá ít.

+ Công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện của hiệu trưởng đã từng bước đi vào nề nếp nhưng chưa thật sự khoa học, thường xuyên, các hình thức GDHN cho HS chưa được quan tâm triển khai phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trường phổ thông. Công tác kiểm tra và tổng kết chưa thật sự hiệu quả.

+ Đội ngũ CBQL các trường phổ thông về cơ bản đủ về số lượng và chuẩn về trình độ nhưng vẫn thiếu lực lượng đào tạo từ các khoa học kĩ thuật hoặc bồi dưỡng kĩ năng tố chức và QL hoạt động GDHN. Đội ngũ GV làm công tác hoạt động GDHN vừa thiếu vừa không đạt chuẩn về đào tạo, chưa có sự tham gia của các nghệ nhân, nhà khoa học vào hoạt động GDHN.

I Việc tổ chức thực hiện hoạt động GDHN chưa toàn diện, chậm đổi mới về phương pháp; nội dung GDHN nghèo nàn; chương trình chưa phù hợp, chưa được cập nhật kịp thời với sự phát triên của khoa học - kĩ thuật; GV phục vụ HN còn thiếu.

+ Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động GDHN cho các trường còn thiếu thốn; chưa có phòng dạy nghề đạt chuân và các phòng ngoại khóa HN; thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu.

+ Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động GDHN còn hạn chế. Cơ chế chính sách cho người học và người dạy chưa thỏa đáng, vì vậy chưa khuyến khích đông đảo đội ngũ GV giỏi, có tay nghề cao tham gia giảng dạy.

+ Công tác tuyên truyền để huy động các nguồn lực ho hoạt động GDHN còn hạn chế, phối hợp giữa ba môi trường GD chưa chặt chẽ và sự tham gia cúa các cơ sở dạy nghề, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất vào hoạt động GDHN còn hạn chế có trường chưa có sự tham gia của các tổ chức này.

Tiếu kết chương 2

Từ việc khảo sát, phân tích thực trạng công tác QL hoạt động GDHN cho HS các trường THCS thành phố Cao Lãnh, cũng như phân tích những thuận lợi khó khăn trong công tác này nhằm mục đích QL hoạt động GDHN tốt hưn. Chúng tôi nhận thấy:

Nhìn chung đội ngũ CBQL các trường THCS đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác QL hoạt động GDHN thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch...

Tuy vậy, công tác QL hoạt động GDHN còn những hạn chế như việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch còn thiếu sâu sát, chưa đồng bộ, QL sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác GDHN còn chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao.

Từ đó chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp QL hoạt động GDHN cho HS các trường THCS thành phố Cao Lãnh trong giai đoạn hiện nay.

77

Chương 3

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp nàng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS thành phổ cao lãnh, tình đồng tháp (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w