đất, giao rừng cho hộ nông dân để rừng, đất rừng có ngƣời làm chủ, thực hiện khoanh nuôi bảo vệ và tái sinh rừng hiện có, kết hợp chặt chẽ vớt trồng rừng phòng hộ. Khuyến khích các hộ nông dân trồng rừng chăm sóc bảo vệ rừng. Tạo thành các rừng kinh tế có hiệu quả cao đảm bảo hài hoà giữa trách nhiệm và lợi ích của ngƣời làm rừng.
Tích cực phát triển mô hình lâm nghiệp trang trại theo hƣớng nông-lâm nghiệp kết hợp. Xúc tiến đổi mới giống cây, tăng tỷ trọng cây bản địa, phát triển mạnh loại rừng hỗn giao gỗ, tre, vầu, nứa ... trồng xen cây gia dụng, cây Sơn tra và các cây dƣợc liệu nhƣ: ý dĩ, thảo quả, đỗ trọng ...
Gắn khoanh nuôi với trồng rừng mới đẩy mạnh chăm sóc và trồng mới cây quế tập trung ở vùng cao huyện Văn Yên, vùng ngoài Văn Chấn, phía tây huyện Trấn Yên ... Để đến năm 2000 đƣa diện tích quế ở vùng cao lên từ 1 đến 2 vạn ha. Tận thu và sơ chế sản phẩm từ cây quế.
Quy hoạch tập đoàn cây ăn quả phù hợp với khí hậu và thổ nhƣỡng ở từng vùng. Bảo vệ, chăm sóc và trồng mới cây sơn tra ở 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, vùng mận Tam hoa ở thị trấn huyện lỵ Trạm Tấu, Mù Cang Chải vùng cao huyện Văn Chấn, cải tạo và phát triển vùng cây ăn quả có múi (cam, quýt), ở các xã vùng cao Lục Yên, cây nhãn ở Huyện Văn Chấn, Văn Yên ... cho sản phẩm hàng hoá có số lƣợng nhiều và chất lƣợng tốt.
Phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia cầm mở rộng theo hƣớng sản xuất hàng hoá, khắc phục tập quán thả rông, tổ chức tốt công tác phòng trừ dịch bệnh khắc phục sớm các bệnh dịch vốn có ở vùng cao.
b)- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:
Phát triển mạnh công nghiệp sơ chế sản phẩm nông- lâm nghiệp với quy mô nhỏ là chủ yếu ở những vùng có khả năng phát triển, thuận lợi đƣờng giao thông, khuyến khích kinh tế hộ xây dựng các cơ sở: Sơ chế chè, quế, dƣợc liệu và sản xuất vật liệu xây dựng ... Liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sơ chế với trung tâm công nghiệp tỉnh và các cơ sở thƣơng mại để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tiêu thụ ra thị trƣờng.
Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống nhƣ dệt thổ cẩm, làm đệm bông lau, thêu ren, đan lát, nghề rèn đúc, sản xuất công cụ lao động ... mở mang những ngành nghề mới nhất là ngành nghề dùng nguyên liệu địa phƣơng. Có chính sách khuyến khích ngƣời có tay nghề cao truyền nghề cho lớp trẻ. Xây dựng mạng lƣới thƣơng nghiệp hợp tác xã mua bán đến các trung tâm cụm xã, kinh doanh theo hƣớng tổng hợp, mua và bán, sản xuất và lƣu thông dịch vụ trú trọng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và đáp ứng nhu cầu hàng liêu dùng thiết yếu, công cụ sản xuất và dịch vụ sửa chữa nhỏ. Mở rộng giao lƣu hàng hoá và dịch vụ thông qua các chợ đã có và tiếp tục phát triển thêm mới các chợ ở tụ điểm dân cƣ.
2- Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là đƣờng giao thông:
Tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại các trung tâm huyện ly, cụm xã theo phƣơng châm Nhà nƣớc và Nhân dân cùng làm để khai thác tốt các nguồn lực và vật liệu tại chỗ, nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật trong xây dựng các công trình đƣờng đi, đƣờng điện, trƣờng học, trạm y tế, chợ ...
Phát triển mạnh giao thông nông thôn theo hƣớng: Nhân lực lại chỗ, vật liệu tại chỗ và kỹ thuật phổ cập là chính, Nhà nƣớc hỗ trợ một phần vật tƣ xi măng, sắt thép, thuốc nổ, cáp làm cầu treo. Phấn đấu đến năm 2000 các xã đều có đƣờng giao thông ngƣời, ngựa, xe máy và xe thô sơ đi lại thuận tiện, trong đó 80% số xã hoặc cụm xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã.
Mở rộng mạng lƣới cung cấp điện đến các Huyện lỵ, các cụm dân cƣ lớn, các cơ sở công nghiệp, vùng chiến khu cách mạng và vùng hồ Thác bà. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ gia đình xây dựng các trạm thuỷ điện, đặt máy thuỷ điện nhỏ để đến năm 2000 trên 60% số hộ nông dân vùng cao có điện tiêu dùng. Trƣớc mắt hoàn chỉnh đƣờng điện hiện có, xây dựng mới đƣờng điện từ Than Uyên (Lao Cai) về huyện lỵ Mù Căng Chải và tiến dần đến Púng Luông và từ thị trấn Liên Sơn đến Tú Lệ, đƣờng điện cho 33 xã nằm trong dự án ảnh hƣởng của vùng hồ thác bà.
Phát triển mạng lƣới thông tin, liên lạc để 1/3 số xã có máy điện thoại tự động vào nậm 2000.
Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các công trình thuỷ lợi hiện có huy động các nguồn lực trong nhân dân để tu bổ, sửa chữa thƣờng xuyên chống xuống cấp và hƣ hỏng. Đầu tƣ nhằm kiên cố hoá các công trình và kênh mƣơng đầu mối, xây dựng và nâng cấp một số công trình thuỷ lợi để đảm bảo tƣới tiêu cho diện tích lúa, màu nhất là những diện tích làm tăng vụ. Khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các hồ đập nhỏ, vừa phục vụ thâm canh nông nghiệp, làm thuỷ điện, nuôi cá và cải thiện môi trƣờng, sinh thái. Đa dạng hoá các công trình cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn nhƣ bể nƣớc mƣa, bể lọc chậm, bể tự chảy, giếng đào, giếng khoan... có thêm các công trình chấp nớc loại nhỏ (cho 30-40 hộ). Phấn đấu để đến năm 2000 có 60% số hộ ở vùng cao có nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh.
3- Hoàn thành cơ bản định canh, định cƣ, bỏ hẳn việc trồng thuốc phiện: Sắp xếp và bố trí các cụm dân cƣ phải phù hợp với sinh hoạt dân tộc, với quy Sắp xếp và bố trí các cụm dân cƣ phải phù hợp với sinh hoạt dân tộc, với quy vùng sản xuất, thuận lợi về nguồn nƣớc và đi lại. Trong đó làm đƣờng và Thuỷ lợi phải đi trƣớc một bƣớc tạo điều kiện cho việc sắp xếp và bố trí khu dân cƣ. Trƣớc mắt những nơi đã hình thành thôn bản lớn, có đƣờng giao thông, trạm xá, trƣờng học, cần tiếp tục quy hoạch phát triển sản xuất, mở mang hoạt động dịch vụ, thƣơng mại, các cơ sở văn hoá thông tin.
Định canh định cƣ đƣợc thực hiện trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng cao, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội với an ninh quốc phòng ở các vùng và các cụm dân cƣ.