Chủ trương của Đảng bộ Yên Bái về phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của đảng bộ tỉnh yên báo tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 42 - 46)

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. [21]

Những quan điểm, đƣờng lối của Đảng về đẩy mạnh nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa chính là nền tảng để Đảng bộ Yên Bái tiếp tục xây dựng đề án mới trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện địa phƣơng đồng thời góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp chung của cả nƣớc.

2.2. Quá trình chỉ đạo và thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Yên Bái của Đảng bộ tỉnh Yên Bái

2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ Yên Bái về phát triển kinh tế nông nghiệp nghiệp

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đƣa ra chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm từ 2001 – 2010 với mục tiêu cho khu vực nông thôn, trung du và miền núi Bắc Bộ trong đó có Yên Bái là: phát triển mạnh cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến. Bảo vệ và phát triển vốn rừng. Hoàn thành ổn định vững chắc định canh, định cƣ. Bố trí lại dân cƣ lao động và đất đai theo quy hoạch đi đôi với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát triển kinh tế trang trại…có chính sách đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, cửa khẩu.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XV diễn ra từ 01 – 03/02/2001. Xuất phát từ hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của địa phƣơng, Hội nghị đã xác định phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, mục tiêu chung của tỉnh Yên Bái trong những năm 2001 – 2010. Đại hội đã đánh giá tổng quát thành tựu 15 năm đổi mới (1986 - 2000), 10 năm thực hiện chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế xã hội (1991 - 2000), đồng thời cũng nêu rõ những kết quả mà Yên

Bái đã đạt đƣợc trong quá trình thực hiện nghị quyết đại hội VIII của Đảng và Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (1996 - 2000). Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đề xuất bài học kinh nghiệm, đại hội đã đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp trong những năm 2001 – 2010 và 2001 – 2005.

Mục tiêu chung đƣợc xác định cho giai đoạn 2001 – 2010 là: Phấn đấu đến năm 2010 chuyển cơ bản nền kinh tế của tỉnh Yên Bái lên sản xuất hàng hóa. Chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hƣớng XHCN với trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, ổn định và bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác và phát huy nội lực từng ngành, từng địa phƣơng, từng thành phần kinh tế; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài tập trung cho đầu tƣ phát triển.

Đến năm 2010 đƣa tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) gấp 2.5 lần so với năm 2000. Với cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng 35 – 38%; công nghiệp – xây dựng 31 – 33% và dịch vụ 32 – 34%. Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động nhất là cơ cấu lao động nông thôn, giải quyết đƣợc việc làm cho ngƣời lao động. Hoàn thành việc định canh, định cƣ. [26, tr. 36]

Trong những năm 2001 – 2005, đẩy mạnh phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp và kinh tế nông thôn:

Về sản xuất lƣơng thực: Phấn đấu tổng sản lƣợng năm 2005 đạt 187.000 tấn, bình quân đầu ngƣời đạt 250kg/năm; năng suất lúa 2 vụ đạt 90 tạ/ha, vùng lúa cao sản đạt 120 tạ/ha, năng suất ngô đạt từ 24 tạ/ha trở lên. Cơ bản đƣa hết ruộng một vụ lên sản xuất hai vụ ở những nơi có điều kiện; đƣa 26 – 30% diện tích ruộng hai vụ lên sản xuất 3 vụ. Xây dựng vùng sắn cao sản 1.500ha ở Văn Yên. Phát triển mạnh các loại cây hoa màu khác. [26, tr. 41]

Cây công nghiệp, cây ăn quả: phấn đấu đến năm 2005 toàn tỉnh trồng mới 2.000 ha chè (gồm 1.000 ha vùng thấp, 1.000 ha vùng cao), đƣa tổng diện

tích chè toàn tỉnh lên 12.000 ha. Năng suất chè kinh doanh 60 – 65 tạ/ha; sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 60.000 tấn. Đƣa giống chè có chất lƣợng, năng suất cao vào trồng mới và thay thế dần những diện tích chè chất lƣợng xấu;’ đƣa giống chè Shan vào trồng ở vùng cao. Phấn đấu toàn tỉnh có 3.000 ha cà phê Catimor vào năm 2005 (trong đó quôc doanh trồng tập trung 600 ha) và đạt sản lƣợng 1.500 tấn cà phê thóc. Chăm sóc tốt diện tích cà phê hiện có, đầu tƣ trồng mới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. [26, tr. 41]

Trồng mới 2.000 ha cây ăn quả bằng các giống có chất lƣợng cao. Tập trung phát triển nhãn, vải trong vùng Văn Chấn, bắc Văn Yên: cam, quýt, bƣởi, hồng…ở Lục Yên, Yên Bình, vùng ngoài Văn Chấn. Chọn lựa đƣa các giống cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao vào kinh doanh; cải tạo vƣờn tạp thành vƣờn cây ăn quả hàng hóa. Áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm.

Về chăn nuôi và thủy sản: Đƣa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất quan trọng, cung cấp thịt cho tiêu dùng và phân bón cho thâm canh. Phấn đấu đàn trâu tăng 2%, đàn bò tăng 3%, đàn lợn 4.5% và đàn gia cầm tăng 4.5%/năm, mỗi năm có 3.000 – 4.000 con trâu, bò hàng hóa xuất ra ngoài tỉnh. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm chăn nuôi và trọng lƣợng xuất chuồng. Chú trọng phát triển đại gia súc ở vùng cao trên cơ sở đƣa giống mới vào lai tạo và quản lý con giống tốt. [26, tr. 42]

Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất cá giống bảo đảm cung cấp phần lớn cá giống cho các hộ nuôi cá, thịt. Chú ý phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản trên hồ thác bà và các hồ thủy lợi có mặt nƣớc lớn.

Về lâm nghiệp: Thực hiện chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng của chính phủ, 5 năm tới tập trung bảo vệ 266.000ha, khoanh nuôi tái sinh 50.000ha và trồng mới 40.000ha rừng (gồm 15.000ha rừng phòng hộ, 12.500ha rừng nguyên liệu, 12.500ha quế). Nghiên cứu sớm hình thành tập

đoàn cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, tăng độ phì cho đất, trong đó chú trọng phát triển cây bản địa và thực hiện trồng rừng hỗn giao. Đƣa tổng diện tích rừng vào năm 2005 lên 330.000ha (rừng tự nhiên là 215.000ha). Độ che phủ rừng đạt 48%. [26, tr. 42]

Lựa chọn công nghệ và áp dụng các biện pháp canh tác để những sản phẩm của nông nghiệp sản xuất ra là những sản phẩm hàng hóa sạch.

Đặc biệt trong kinh tế trang trại sẽ tiến hành đổi mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Đƣa tiến bộ kỹ thuật và tăng cƣờng hợp tác giữa các chủ trang trại trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế trang trại của chính phủ trên địa bàn.

Kinh tế nông thôn: Tích cực chuyển kinh tế nông thôn từ thuần nông sang kinh tế đa dạng, bằng phát triển tiểu thủ công nghiệp, cơ khí sửa chữa, vận tải cơ giới nhỏ và thô sơ; mở rộng các loại dịch vụ ở nông thôn nhằm khai thác tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản, lao động vào sản xuất tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, nhằm giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho đông đảo nông dân. Chú trọng phát triển kinh tế hợp tác và HTX trong nông thôn.

Thực hiện chỉ thị số 01-CT/TW ngày 29/05/2001 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về việc phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, nhằm đƣa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn địa phƣơng, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái xây dựng Chƣơng trình hành động Số 06-CTr/TU ngày 15/10/2001 thực hiện Nghị quyết đại hội IX của Đảng với nhiệm vụ trọng tâm: “Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu trong giai đoạn 2001-2005 đã đƣợc Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV thông qua. Tăng trƣởng kinh tế ở mức cao và vững chắc; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trọng lâm là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát huy mọi nguồn

lực cho đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; cải thiện một bƣớc đời sồng vật chất tinh thần cho nhân dân; tăng cƣờng an ninh- quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh”. [66, tr. 2]

Trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, Tỉnh ủy chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Xây dựng các vùng chuyên canh cao sản tập trung theo hƣớng sản xuất hàng hoá; Chú trọng chƣơng trình bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng các loại, đƣa kinh tế lâm nghiệp trở thành một trong những thế mạnh thực sự của tỉnh, đem lại lợi ích về kinh tế, môi trƣờng và cảnh quan; đặc biệt là có quy hoạch bƣớc đi để khai thác có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc hiện có. Phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, đƣa chăn nuôi thực sự trở thành 1 ngành chính; Tiếp tục phát triển kinh tế hợp tác và HTX gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Các huyện, thị vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX hiện có, vừa phải xây dựng chỉ tiêu chuyển đổi và thành lập mới các loại hình HTX trên địa bàn; đồng thời phát triển mạnh các tổ chức hợp tác giúp nhan sản xuất, nhất là đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa; Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với hợp tác hoá, dân chủ hoá ở nông thôn.

Những nội dung chỉ đạo trên của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh là định hƣớng chung nhất để từ đó trong quá trình thực hiện tiếp tục có những chính sách cụ thể thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp Yên Bái trong giai đoạn 2001 – 2010.

Một phần của tài liệu quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của đảng bộ tỉnh yên báo tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 42 - 46)