Thường xuyên đổi mới cơ chế quản lý chính sách trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Một phần của tài liệu quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của đảng bộ tỉnh yên báo tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 87 - 89)

nghiệp, nông dân, nông thôn phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nông dân là động lực đồng thời là mục tiêu của sự phát triển. Vì vậy trong quá trình lãnh đạo nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn Đảng bộ Yên Bái phải chú trọng tới lợi ích chính đáng của nông dân, luôn xuất phát từ thực tiễn, từ lợi ích của nông dân để vận dụng chủ trƣơng, chính sách của Đảng cho phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Thực tiễn trong quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ Yên Bái đã đƣa ra những chính sách, cơ chế quản lý phù hợp phát huy các thành phần kinh tế, giải phóng lực lƣợng sản xuất, đƣa hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nhân dân, chuyển nội dung hoạt động của hợp tác xã sang làm chức năng dịch vụ và hƣớng dẫn cho kinh tế hộ phát triển...Những đổi mới trong chính sách của Đảng bộ nhanh chóng đi vào cuộc sống, đƣợc nhân dân đồng tình nhờ đó phát huy đƣợc vai trò làm chủ của nông dân tạo ra động lực thúc đẩy

sản xuất nông nghiệp phát triển lên một bƣớc mới. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện nhất là trong những năm 2005 - 2010. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng, bình quân lƣơng thực quy thóc đạt 318kg/ngƣời/năm.

Trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhận thức đƣợc điều đó, Đảng bộ tỉnh tiến hành triển khai thực hiện việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và ổn định cho hộ nông dân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nông dân yên tâm đầu tƣ thâm canh đồng thời tăng cƣờng đầu tƣ để mở rộng quỹ đất với phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Đảng bộ có chính sách hỗ trợ thuế đất nông nghiệp đặc biệt đối với nông dân xã vùng cao nhằm khuyến khích nông dân hăng hái đẩy mạnh sản xuất.

Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế của nông dân đƣợc xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Để phát huy thế mạnh kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh có biện pháp nhằm tạo ra mô hình hợp tác xã với các hình thức đa dạng và hoạt động có hiệu quả. Về lâu dài, hợp tác xã từng bƣớc tổ chức kinh doanh công nghiệp trƣớc hết là công nghiệp chế biến để mở rộng khả năng tiêu thụ nông sản hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế nhiều thành phần góp phần chăm lo sản xuất và đời sống ở nông thôn. Đảng bộ Yên Bái tiến hành đổi mới cách quản lý và tổ chức các hợp tác xã tùy theo từng địa phƣơng, từng cơ sở để đề ra cách làm phù hợp; chỉ đạo chặt chẽ, có mục tiêu và bƣớc đi cụ thể. Trong quá trình thực hiện đã đúc rút kinh nghiệm và có sự điều chỉnh thích hợp tạo đƣợc sự ủng hộ của nông dân.

Đảng bộ Yên Bái đã đề ra những chính sách hợp lý thực sự phát huy vai trò của nhân dân để phát triển nông nghiệp toàn diện, khai thác đƣợc nguồn vốn trong nhân dân, sử dụng sức lao động, trí tuệ và vốn đóng góp từ dân để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế nông thôn.

Một phần của tài liệu quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của đảng bộ tỉnh yên báo tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 87 - 89)