Chủ trƣơng của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của đảng bộ tỉnh yên báo tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 39 - 42)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng diễn ra trong thời điểm có ý nghĩa trọng đại. Thế kỷ XX đã kết thúc, thế kỉ XXI bắt đầu. Toàn Đảng, toàn dân ta đã trải qua 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội lần thứ VIII của Đảng, 10 năm thực hiện chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000 và 15 năm đổi mới. Đại hội IX là đại hội của trí tuệ - dân chủ - đoàn kết – đổi mới. Đại hội đã xác định chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm (2001 - 2010) tạo nền tảng đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Chiến lƣợc nêu rõ sự cần thiết và khả năng rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tƣ tƣởng đƣợc nhấn mạnh là phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ một trƣờng, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra định hƣớng phát triển ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp là: đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và điều kiện sinh thái từng vùng, chính sách cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn, xây dựng hợp lí cơ cấu sản xuất nông nghiệp; tăng cƣờng tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin; tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy lợi góp phần chủ động cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân.

Trong quá trình thực hiện, đƣờng lối phát triển kinh tế nông nghiệp đã không ngừng đƣợc bổ sung phù hợp với thực tiễn. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng V khóa IX về: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn thời kì 2001 - 2010” đƣợc ban hành ngày 18/03/2002 đã đề ra chủ trƣơng toàn diện về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở nƣớc ta trong tình hình hiện nay. Những quan điểm về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Đây là nhận thức làm cơ sở quan trọng cho việc hoạch định các chủ trƣơng, chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời gian tới.

- Ƣu tiên phát triển lực lƣợng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn nhân lực con ngƣời, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trƣờng để sản xuất hàng hóa quy mô lớn với chất lƣợng và hiệu quả cao; bảo vệ môi trƣờng, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. [20, tr. 1]

Đối với việc phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa IX đã khẳng định quan điểm: Ƣu tiên bảo vệ môi trƣờng, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững..kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế, xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của ngƣời dân nông thôn. Quan điểm về phát triển một nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn bền vững là một nhân tố then chốt để có thể đạt đƣợc các mục tiêu tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội bền vững. [20]

Mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh cao trên cơ

sở ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáo ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại.

Chính quan điểm chỉ đạo, đƣờng lối đúng đắn trong sản xuất nông nghiệp của Đảng là kim chỉ nam để dẫn đƣờng cho kinh tế nông nghiệp phát triển. Tháng 7/2008, Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 7 (khóa X) tiếp tục khẳng định cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn tiếp tục giữ vị trí, vai trò quan trọng: nông nghiệp là cơ sở, nông thôn là địa bàn, nông dân là lực lƣợng đông đảo góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững, ổn định chính trị, xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết Trung ƣơng 7 (khóa X) đề ra từ nay đến năm 2020 là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân đƣợc đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nƣớc tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia cả trƣớc mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đƣợc tăng

cƣờng. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. [21]

Những quan điểm, đƣờng lối của Đảng về đẩy mạnh nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa chính là nền tảng để Đảng bộ Yên Bái tiếp tục xây dựng đề án mới trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện địa phƣơng đồng thời góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp chung của cả nƣớc.

Một phần của tài liệu quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của đảng bộ tỉnh yên báo tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)