Quá trình lãnh đạo, xây dựng phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 của Đảng bộ Yên Bái đã mang lại những kết quả quan trọng. Kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau đặc biệt là kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác xã ngày càng đóng vai trò quan trọng, kinh tế vùng cao đƣợc đẩy mạnh đặc biệt kinh tế nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thứ nhất, giữ vững tốc độ tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch đúng hƣớng.
Trong những năm 1996 – 2010, tốc độ tăng trƣởng của ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp đạt bình quân 5.5%/năm. Một số lĩnh vực sản xuất có tốc độ tăng trƣởng khá cao nhƣ: nhóm cây có bột (khoai, sắn) 20.5%; nhóm cây ăn quả 10.4%, nhóm cây công nghiệp hàng năm 9.4%. Bình quân 5 năm (2005 - 2010) tốc độ tăng trƣởng ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp đạt 5.64%/năm.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, cơ cấu ngành nông – lâm nghiệp giảm từ 55.42% năm 1995 xuống còn 38.98% năm 2005 và năm 2010 là 33.05%. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt giảm từ 75.6% năm 1995 xuống còn 74.44% năm 2009; giá trị sản xuất chăn nuôi tăng từ 23% năm 1995 lên 25% năm 2010; giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2010 chiếm 20.7% tổng giá trị ngành nông- lâm nghiệp- thủy sản. Cơ cấu sản xuất từng bƣớc có sự chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa, bƣớc đầu có sự chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhƣ: vùng lúa thâm canh 10.000 ha vùng
sắn cao sản 9000 ha, vùng chè 12000ha, tre măng bát độ 1500ha, vùng rừng trồng sản xuất 100.000ha…
Thứ hai, huy động các thành phần kinh tế tổ chức sản xuất các loại hình kinh tế nông nghiệp khác nhau góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
Yên Bái có trên 70% số hộ sống trong khu vực nông thôn, là lực lƣợng sản xuất chủ yếu và cung cấp hàng hóa nông sản trên thị trƣờng. Vì vậy Đảng bộ Yên Bái đã có nhiều chủ trƣơng chính sách tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển, khuyến khích nông dân làm giàu. Đặc biệt ở Yên Bái trong sản xuất nông nghiệp loại hình kinh tế trang trại rất phát triển và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện nay trong toàn tỉnh có 1030 trang trại trong đó có 319 trang trại đạt 2 tiêu chí trong quy định chủ yếu tập trung ở các xã vùng thấp. Các trang trại sản xuất lâm nghiệp có 248 trang trại (chiếm 77.4%) còn lại là các mô hình trang trại khác. Diện tích bình quân của một trang trại sử dụng 15.44ha đất, giá trị sản lƣợng hàng hóa và dịch vụ bình quân một trang trại là 64.5 triệu đồng, thu nhập bình quân một trang trại là 36.7 triệu đồng.
Bên cạnh đó với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển của Tỉnh ủy, thành phần kinh tế tƣ nhân tham gia ngày càng nhiều trong kinh tế nông nghiệp. Ở Yên Bái hiện có trên 100 doanh nghiệp và cơ sở tƣ nhân đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất chế biến nông sản. các công ty tƣ nhân, công ty cổ phần đã xây dựng đƣợc mạng lƣới chế biến, dịch vụ nông nghiệp ở hầu hết các địa phƣơng, tổ chức tốt việc liên kết với kinh tế hộ, kinh tế tập thể trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hệ thống dịch vụ trong nông thôn phát triển khá mạnh, các trung tâm dịch vụ đƣợc xây dựng tạo thành thị trƣờng rộng khắp trong toàn tỉnh đáp ứng kịp thời về hàng hóa, vật tƣ phục vụ sản xuất và đời sống, đồng thời cơ bản tiêu thụ đƣợc hàng hóa cho nông dân.
Kinh tế hợp tác là đơn vị chủ yếu cho kinh tế hộ gia đình (dịch vụ điện, thủy lợi, giống, phân bón, tiêu thụ sản phẩm…) kinh tế hợp tác tham gia tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phƣơng. Đến năm 2010 toàn tỉnh có 330 hợp tác xã và 2550 tổ hợp tác thu hút trên 52000 lao động.
Thứ ba, cố gắng đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Đảng bộ tỉnh xây dựng các luận cứ để xác định vùng sản xuất hàng hóa tập trung (lúa, vùng chè, ngô, sắn, cây ăn quả…) làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; gắn quy hoạch tổng thể với quy hoạch cụ thể từng vùng sản xuất, từng địa phƣơng; đồng thời gắn sản xuất, chế biến với thị trƣờng tiêu thụ đạt hiệu quả kinh tế cao. Chủ động cung ứng giống cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lƣơng thực năng suất, chất lƣợng cao. Ứng dụng công nghệ tiên tiến, quản lý bảo vệ trong sạch môi trƣờng, hƣớng vào phát triển sinh thái bền vững, nền nông nghiệp sạch tạo sản phẩm sạch và có chất lƣợng. Đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, kết hợp phủ xanh đất trống, đồi núi trọc với cơ cấu cây lâm nghiệp hợp lý, chú trọng trồng rừng kinh tế, phát triển mạnh các giống cây cho năng suất cao. Tiến hành cải tạo giống trong chăn nuôi đại gia súc và thủy sản (đẩy mạnh chƣơng trình Shid hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, phát triển thủy sản nội địa: mở rộng nuôi cá trắng bạc, cá chim trắng, cá rô đơn tính để xuất khẩu)
Đạt đƣợc những thành tựu trên là do đƣờng lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh qua các kỳ đại hội đề ra phù hợp với thực tiễn, yêu cầu phát triển của tỉnh. Sự lãnh đạo có hiệu quả của các cấp ủy, tổ chức đảng và tính tiền phong gƣơng mẫu của đội ngũ đảng viên trong toàn Đảng bộ. Sự chỉ đạo, điều hành hiệu lực và hiệu quả của chính quyền các cấp, các ngành và sự tham gia tích cực, có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể nhân dân. Có sự đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu liên tục của cán bộ, công chức, công nhân, nông dân, trí thức, lực lƣợng vũ trang, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, tốc độ tăng trƣởng kinh tế Yên Bái mặc dù ở mức cao nhƣng chƣa bền vững, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chƣa đạt mục tiêu đề ra.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa còn chậm, năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất còn thấp. Kết quả trong việc đẩy mạnh phát triển cây chè, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Tuy đã tiến hành xây dựng những vùng nguyên liệu nhƣng chƣa gắn kết chặt chẽ với cơ sở công nghiệp chế biến và thị trƣờng vì thế năng suất đạt đƣợc chƣa cao.
Ngành công nghiệp tƣơng đối phát triển tuy nhiên vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh. Đặc biệt công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển chậm, chƣa thực sự chú trọng sản xuất ra sản phẩm cuối cùng vì thế giá trị sản phẩm thấp. Ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển chậm.
Các ngành dịch vụ phát triển chƣa đồng bộ, còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hoá còn nhỏ. Hoạt động du lịch phát triển chậm, chƣa khai thác có hiệu quả tiềm năng của tỉnh.
Nguồn vốn đầu tƣ còn dàn trải tuy đã lồng ghép một số chƣơng trình, dự án nhƣng chƣa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ của một số dự án, công trình thấp. Thu hút đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh còn hạn chế, trong đó vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chƣa nhiều. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chƣa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của tỉnh.
hậu, năng lực quản lý, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng yếu.
Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch còn hạn chế và bất cập. Sự hình thành và phát triển kinh tế vùng theo quy hoạch chƣa rõ nét. Kinh tế vùng cao phát triển chậm và còn nhiều khó khăn, việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng, khoáng sản, đất đai, bảo vệ môi trƣờng có mặt còn yếu. Những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hàng hoá, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ngƣời dân trong sản xuất, kinh doanh… còn chậm, làm cho kinh tế của tỉnh phát triển thiếu năng động.
Những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ quan đặc biệt là việc quán triệt một số chủ trƣơng, nghị quyết của Trung ƣơng, của tỉnh ở một số cấp, ngành, địa phƣơng, cơ sở chƣa sâu sắc nên quá trình cụ thể hoá, xây dựng chƣơng trình hành động còn hạn chế, quá trình tổ chức thực hiện chƣa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, tập trung cao dẫn đến hiệu quả đạt đƣợc thấp. Công tác chính trị chậm đổi mới, tƣ duy lãnh đạo, quản lý của cán bộ trên các lĩnh vực nhất là về kinh tế còn bảo thủ, trì trệ, trông chờ, ỷ lại cấp trên. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội chƣa toàn diện. Chính sách thu hút đầu tƣ chƣa nhất quán, môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh chƣa thật sự thông thoáng, đầu tƣ xây dựng cơ bản vẫn còn dàn trải, hiệu quả thấp. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức chƣa tận tuỵ, gƣơng mẫu, nói chƣa đi đôi với làm.
Dựa trên những phân tích về chủ trƣơng của Đảng bộ Yên Bái về phát triển kinh tế nông nghiệp, từ những hạn chế trong phát triển kinh tế nông nghiệp và trong quá trình lãnh đạo, xin đƣợc rút ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhƣ sau:
Thứ nhất, Đảng bộ Yên Bái cần xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp trên từng địa bàn phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.
Việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng để đƣa ngành kinh tế này trở thành thế mạnh trong tỉnh. Chiến lƣợc, quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp ở nông thôn đặc biệt là vùng cao phải đƣợc tiến hành đồng bộ cùng với các giải pháp về vốn, đất đai, thị trƣờng, các biện pháp bảo vệ môi trƣờng... và giải quyết thỏa đáng quyền lợi của ngƣời nông dân, đẩy mạnh đào tạo nghề ở nông thôn.
Thứ hai, Đảng bộ Yên Bái cần phải chỉ đạo hoàn thiện công tác công tác quản lý đất đai của vùng. Tiếp tục thực hiện các định hƣớng phát triển vùng của chiến lƣợc 10 năm 2006 – 2015, Quyết định số 116/2006/QĐ/TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kì 2006 - 2020. Cần đẩy nhanh tiến bộ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Tiếp tục thực hiện công việc dồn điền, đổi thửa để tạo thành những vùng sản xuất lớn, có thể thực hiện canh tác nhiều loại sản phẩm hàng hóa nông nghiệp trên cùng một diện tích đất gieo trồng.
Thứ ba, cần phải có cơ chế linh hoạt và giảm lãi suất cho nông dân, hộ sản xuất, kinh doanh cá thể và doanh nghiệp ở nông thôn vay vốn đặc biệt quan tâm hơn nữa đến quyền lợi của người nông dân.
Ở Yên Bái, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, phần lớn nông dân vẫn là các hộ có thu nhập trung bình hoặc nghèo, các cơ sở sản xuất hoặc doanh nghiệp (doanh nghiệp quốc doanh chiếm đa số) đều có quy mô nhỏ hoặc vừa, đều thiếu vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp đặc biệt là khu vực nông thôn và vùng cao, cần cải tiến quy trình và thủ tục cho vay vốn cho nông dân
Đặc biệt, sự phát triển của kinh tế nông nghiệp không riêng rẽ, mà đặt trong mối liên hệ chặt chẽ và tƣơng tác với các ngành kinh tế khác. Trong các
mối liên hệ kinh tế ở nông thôn, nông dân cần luôn luôn đƣợc đặt ở vị trí trung tâm. Trong việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn, khi quy hoạch, xây dựng khu công nghiệp, địa phƣơng cần quan tâm đến tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời nông dân trong các vấn đề đất đai, mối liên hệ giữa nông dân với các doanh nghiệp về đầu vào, đầu ra, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm….
Thứ tư, cần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng - kỹ thuật nông thôn. Đây là vấn đề thiết yếu đối với phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Mặc dù kết cấu hạ tầng nông thôn của Yên Bái đã đƣợc xây dựng và đầu tƣ nhƣng vẫn còn nhiều yếu kém. Vì vậy, trong thời gian tới, phải tập trung hợp lý các nguồn lực cho việc hoàn thiện và nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng đã có, đồng thời xây dựng mới các công trình trình hạ tầng khác phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phù hợp với lợi thế của vùng. Tiến hành huy động hƣớng ƣu tiên của Nhà nƣớc bằng nguồn vốn trong và ngoài nƣớc, vốn của nhân dân, của doanh nghiệp và từ ngân sách nhà nƣớc để tăng cƣờng đầu tƣ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống. Trong đó đặc biệt ƣu tiên các dự án xây dựng các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản theo hƣớng đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại và phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.
Thứ năm, phát huy hơn nữa tiềm năng các thành phần kinh tế trong nông nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Tiếp tục tạo điều kiện cho hộ nông dân thực sự là đơn vị kinh tế tự chủ, khuyến khích hộ nông dân làm giàu, gắn liền sản xuất hàng hóa với chƣơng trình xóa đói giảm nghèo trên từng địa bàn cụ thể là việc làm rất cần thiết.
Trong quá trình đẩy mạnh phát triển các hợp tác xã cần tổng kết kinh nghiệm các hợp tác xã kinh tế đa dạng do nông thôn tự tổ chức ở nhiều nơi
trong cả nƣớc, từ đó chính quyền địa phƣơng hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho các hình thức kinh tế hợp tác này phát huy tác dụng. Việc đổi mới các hợp tác xã theo mô hình tập thể hóa trƣớc đây và khuyến khích các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng thực sự tự nguyện của nông dân cần hƣớng vào mục tiêu hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển, đặc biệt chú trọng hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho các loại hình hợp tác xã hoạt động tốt các mặt tín dụng, dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất để khuyến khích nông dân làm giàu, giúp đỡ thiết thực cho các hộ nghèo sớm vƣợt khó.
Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nƣớc, các hoạt động doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp phải chuyển hẳn sang hoạt động dịch vụ nhất là dịch vụ kỹ thuật, tổ chức chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát huy vai trò trung tâm công nghiệp chế biến, dịch vụ cho các thành phần kinh tế trên địa bàn. Thực hiện tốt cơ chế giao khoán để phát huy vai trò tự chủ của các hộ thành