Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp cần nắm vững thế mạnh của tỉnh để đưa ra

Một phần của tài liệu quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của đảng bộ tỉnh yên báo tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 85 - 87)

triển kinh tế nông nghiệp cần nắm vững thế mạnh của tỉnh để đưa ra những chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế nông nghiệp phù hợp.

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa đất nƣớc, đƣờng lối kinh tế nông nghiệp luôn đƣợc Đảng ta đặt ở vị trí trọng tâm. Quán triệt đƣờng lối kinh tế nông nghiệp của Đảng qua từng thời kỳ, trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ Yên Bái luôn vận dụng sáng tạo đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng trên cơ sở nắm vững thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong tỉnh, đồng thời trong quá trình chỉ đạo luôn theo sát những bƣớc phát triển kinh tế nông nghiệp qua từng thời kỳ từ đó có những điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Đây chính là nhân tố quyết định những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp Yên Bái trong những năm từ 1996 – 2010.

Từ sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ Yên Bái nhận định và đƣa nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp thành nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, chính quyền địa phƣơng tìm những giải pháp góp phần tăng năng suất cây trồng vật nuôi, áp dụng cơ cấu giống hợp lý, thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng cƣờng chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với từng loại đất áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong canh tác hƣớng nông nghiệp tới sản xuất hàng hóa, cơ giới hóa các khâu trong quy trình sản xuất. Cơ cấu kinh tế nông thôn có những biến đổi quan trọng trong đó chăn nuôi và lâm nghiệp góp phần rất lớn. Đây là kết quả quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội Yên Bái nói chung và của vùng nông thôn nói riêng.

Đảng bộ Yên Bái luôn quan tâm tới việc phát triển nông thôn. Với trên 80% dân số sinh sống ở nông thôn, việc điều chỉnh quan hệ sản xuất nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ngay sau khi tái lập tỉnh, Ban chấp hành Đảng bộ Yên Bái đã điều chỉnh quan hệ sản xuất nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế địa phƣơng. Vấn đề quan hệ ruộng đất đƣợc tỉnh, huyện tập trung giải quyết thỏa đáng trong nhân dân đảm bảo sự đoàn kết nông thôn. Bên cạnh đó, Đảng bộ đề ra chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất ở nông thôn. Những nghị quyết, chỉ thị, chƣơng trình hành động đƣợc đƣa ra kịp thời là chính sách đúng đắn, thúc đẩy sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế hợp tác xã và kinh tế trang trại. Nhiều tổ chức hợp tác xã đƣợc tổ chức lại đồng thời các hình thức hợp tác sản xuất tự nguyện ở nông thôn ra đời lấy hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ. Trong quá trình phát triển nhất là trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hộ nông dân có nhu cầu hợp tác với nhau phù hợp với tốc độ phát triển sản xuất, ở khu vực nông thôn đã xuất hiện tác tổ hợp tác một cách tự nguyện. Với những chính sách phù hợp, Đảng bộ Yên Bái đã tạo ra đƣợc nền tảng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lƣợng sản xuất làm cho kinh tế nông nghiệp phát triển theo hƣớng hàng hóa. Đặc biệt, Yên Bái còn là một trong những tỉnh đứng đầu cả nƣớc về phát triển kinh tế trang trại, nhiều mô hình kinh tế trang trại lâm nghiệp, kinh tế hộ gia đình ngày càng phát huy hiệu quả đóng góp quan trọng vào lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Yên Bái là một tỉnh miền núi, Đảng bộ và chính quyền tập trung phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, đẩy mạnh thực hiện chƣơng trình 135 góp phần nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn góp phần đƣa nông thôn thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu, chậm phát triển hòa nhập chung vào sự phát triển chung cả nƣớc, góp phần

đảm bảo an ninh quốc phòng. Từ khi có chƣơng trình 135, Tỉnh ủy Yên Bái tập trung đầu tƣ cho các xã đặc biệt khó khăn trên 3 lĩnh vực quan trọng là thủy lợi, giao thông, khai hoang, hƣớng vào phát triển sản xuất. Chƣơng trình 135 đƣợc thực hiện đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Tỉnh có chủ trƣơng giải pháp đúng đắn, phù hợp với từng địa phƣơng khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, khai thác nguồn tài nguyên hiện có, đặc biệt áp dụng chính sách miễn thuế nông nghiệp ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, có chính sách cho vay vốn hợp lý giúp ngƣời dân yên tâm sản xuất. Kết quả đạt đƣợc trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của Yên Bái những năm 1996 – 2010 không những góp phần ổn định chính trị - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng mà còn là minh chứng rõ ràng nhất cho chính sách đúng đắn của đảng bộ Yên Bái trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của đảng bộ tỉnh yên báo tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 85 - 87)