nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Sau một năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp mà Đại hội Đảng bộ lần thứ XV đề ra, tình hình nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở
Yên Bái có những chuyển biến tích cực. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010, Tỉnh ủy Yên Bái ra Chương trình hành động Số 17-CT/TU ngày 02/08/2002 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa IX). Chƣơng trình xác định mục tiêu phát triển của tỉnh Yên Bái: Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm trong 10 năm (2001 - 2010) là 5,5%, trong 5 năm 2001 – 2005 là 5,4%/năm. Phấn đấu đến năm 2010 giải quyết vững chắc nhu cầu về lƣơng thực thực phẩm trên địa bàn.[71, tr. 2]
Chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng sản phẩm hàng hóa qua chế biến với chất lƣợng và hiệu quả cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Phấn đấu giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong cơ cấu GDP từ 44,49% năm 2001 xuống 37% năm 2005 và 30% năm 2010.
Đến năm 2005 giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp và tỷ trọng trồng trọt trong nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Đẩy nhanh trồng rừng, phủ xanh đồi núi trọc, để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, đƣa tỷ lệ diện tích đất tự nhiên có rừng che phủ năm 2005 đạt 48 – 50% và năm 2010 đạt 58 – 60%. [71, tr. 3]
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2005: 100% số xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã, 88% số xã có điện lƣới quốc gia, 100% số xã đƣợc xem truyền hình, 100% xã vùng thấp, 60% số xã vùng cao có đài truyền thanh, 90% số xã có máy điện thoại; xóa xong phòng học tạm, các trạm xá đƣợc xây dựng kiên cố và bán kiên cố, hình thành các trung tâm xã, trung tâm cụm xã, các thị tứ, thị trấn, cụm công nghiệp – dịch vụ thƣơng mại, chợ nông thôn; số hộ nghèo còn dƣới 5%. [71, tr. 3]
Nhằm đẩy nhanh kinh tế nông nghiệp, nông thôn bằng 7 giải pháp lớn đƣợc đƣa ra:
Thứ nhất: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến 2010 của tỉnh, huyện, thành phố; quy hoạch phát triển nông, lâm, thủy sản, thủy lợi, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và thực phẩm; quy hoạch chi tiết vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các cơ sở chế biến trọng điểm và kết cấu hạ tầng.
Thứ hai: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trọng tâm là đƣa công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và bảo quản nông, lâm, thủy sản.
Thứ ba: Phát triển nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thứ tƣ: Tăng cƣờng quản lý về đất đai, phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất trang trại cho chủ hộ và các doanh nghiệp.
Thứ năm: Tăng cƣờng đầu tƣ, tài chính và tín dụng hỗ trợ phát triển với các dự án sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; hình thành quỹ khuyến nông, lâm, ngƣ để thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển.
Thứ sáu: Chính sách thuế tất cả các dự án đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh đều đƣợc áp dụng miễn giảm tiền thuế đất, tiền thuế sử dụng đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định chính phủ và quy định cụ thể của tỉnh.
Thứ bảy: Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc và hoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị [71, tr. 4]
Chủ trƣơng trên của Tỉnh ủy đã tạo ra nguồn lực mới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình thực hiện, Tỉnh ủy đã tiến hành quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nhƣ vùng lúa 10.000 ha, vùng quế 30.000 ha, vùng chè 12.000 ha, cà phê 3.000 ha, vùng sắn tập trung 1.500 ha, vùng cây ăn quả 7.500 ha. Tập trung đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất; đƣa tiến bộ kỹ thuật vào canh tác nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, trong đó 80% diện tích lúa đại trà và 100% diện tích lúa cao sản đƣợc cấy bằng giống năng suất, chất lƣợng cao. Đẩy mạnh công tác khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngƣ nhất là trực tiếp tại cơ sở. Đầu tƣ phát triển thủy lợi, nâng cấp các công trình hiện có; kiên cố hóa song cơ bản hệ thống kênh mƣơng để chủ động tƣới tiêu.[28, tr. 40]
Tổ chức các cơ sở sản xuất giống cây, con, triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học để sản xuất giống lúa, chè, cà phê, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, các giống gia súc, gia cầm có chất lƣợng và năng suất cao ở các huyện, thị có điều kiện tự nhiên phù hợp và có kinh nghiệm sản xuất. Từng bƣớc đƣa cơ giới hóa vào các khâu sản xuất nông, lâm nghiệp để nâng cao năng suất, giảm bớt lao động thủ công nặng nhọc.
Qua hai năm thực hiện, sản xuất nông – lâm nghiệp phát triển toàn diện đảm bảo lƣơng thực cho nhân dân. Yên Bái đã hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh cao sản, từng bƣớc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, tăng quy mô về khối lƣợng sản phẩm nhƣ: vùng lúa 1ha, có gần 4000 ha cao sản và đặc sản; vùng sắn công nghiệp 5.000ha; hình thành cơ sở sản xuất giống lúa và cây công nghiệp, tiến tới tự chủ về giống; vùng chè 12.000 ha (có 3.000 ha chè Shan ở vùng cao), mỗi năm thu đƣợc trên 5 vạn tấn chè búp tƣơi; vùng quế 2,5 vạn ha; mỗi năm khai thác 1000 tấn vỏ quế khô xuất khẩu; vùng gỗ nguyên liệu giấy 6 vạn ha; hàng năm cung cấp từ 110.000 – 120.000 m3 cho các nhà máy chế biến…Sản lƣợng lƣơng thực năm 2002 đạt 183.000 tấn, năm 2003 đạt 190.000 tấn, vƣợt mục tiêu đại hội đề ra trƣớc 2 năm; bình quân lƣơng thực 259kg/ngƣời/năm (chỉ tiêu 250kg); diện tích trồng rừng đến tháng 6/2003 đạt 28.025 ha; bằng 70% chỉ tiêu dự kiến hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng năm 2004, tỷ lệ diện tích tự nhiên có rừng che phủ đạt 45%. Chăn nuôi đƣợc coi trọng, nhất là chăn nuôi đại gia súc và thủy sản nội địa; bƣớc đầu tạo ra đƣợc mô hình chăn nuôi lợn theo hƣớng công nghiệp, bán công nghiệp, đàn trâu tăng 2,5%/năm, đã xuất bán đƣợc 6.500 con, gấp đôi chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu 3000 – 4000 con); nuôi trồng thủy sản có nhiều tiến bộ về cơ cấu giống và
phƣơng thức nuôi; giá trị sản xuất thủy sản năm 2002 tăng 1,7 lần so với năm 2000. [28, tr. 12]
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ba năm qua tăng bình quân 6,2%/ năm, vƣợt 0,8% chỉ tiêu đại hội đề ra (riêng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,3%/năm). Đã thực hiện chuyên canh, đa canh trong sản xuất nông, lâm nghiệp có chuyển biến mạnh theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác ở các huyện vùng thấp
Những kết quả trên do tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó tỉnh có chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp mỗi năm trên 10 tỷ đồng trợ cƣớc, trợ giá cho các vùng trọng điểm sản xuất lƣơng thực; cấp không giống lúa và các vật tƣ khác cho vùng cao; cùng với hiệu quả đầu tƣ cho thủy lợi, giao thông nông thôn nên đã tăng đáng kể năng lực sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh thành tựu đạt đƣợc, kinh tế nông nghiệp còn có những tồn tại, yếu kém nhƣ: năng suất, chất lƣợng, hiệu quả kinh tế trên một số lĩnh vực thấp, sức cạnh tranh yếu, một số doanh nghiệp chƣa thích ứng kịp với kinh tế thị trƣờng, nhất là doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng nông sản, lúng túng, bị động khi thị trƣờng có biến động. Cơ cấu kinh tế tuy đã chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xác định đúng hƣớng đi trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhƣng chuyển biến và bƣớc đi còn chậm. Công tác quy hoạch chất lƣợng chƣa cao, thiếu sự ra soát, kịp thời điều chỉnh; công tác quản lý, tổ chức thực hiện, quy hoạch còn nhiều bất cập, một số lĩnh vực tuân thủ không nghiêm, vi phạm, phá vỡ quy hoạch (trong sử dụng đất). Một số lĩnh vực quy hoạch còn chồng chéo dẫn đến thiếu thực thi, hiệu quả thấp.
Việc khai thác tiềm năng thế mạnh, nhất là huy động sức mạnh của các địa phƣơng, các thành phần kinh tế còn nhiều hạn chế. Tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực đầu tƣ từ ngân sách, từ cấp trên còn nặng nề và phổ biến.
Chuyển dịch cơ cấu trong nông, lâm nghiệp chƣa mạnh, chất lƣợng và hiệu quả thấp. Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích thâm canh tác đạt thấp, trên 80% diện tích lúa vẫn sản xuất 2 vụ và chỉ đạt từ 16 – 17 triệu đồng/ha. Trong sản xuất nông nghiệp vẫn mất cân đối giữa cây công nghiệp với sản xuất lƣơng thực (tỷ trọng giá trị cây công nghiệp thấp chiếm trên 16%) và mất cân đối giữa chăn nuôi với trồng trọt (giá trị ngành chăn nuôi chiếm 22 – 25% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp). Chăn nuôi vẫn mang nặng tính chất nhỏ; nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, hiệu quả chƣa rõ nét, quản lý bảo vệ môi trƣờng và nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà chƣa vững chắc. Những nhân tố mới chỉ là những mô hình có số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm nhỏ bé; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hƣớng đi đã rõ nhƣng sự chuyển biến còn chậm.
Đặc biệt chƣa có chính sách ổn định đối với sản xuất nông nghiệp trên một số lĩnh vực, việc hỗ trợ chủ yếu nhƣ một giải pháp tình thế; chƣa tập trung chỉ đạo để có giải pháp thích hợp trong việc tổ chức thực hiện nên cải tạo chè vùng thấp chuyển biến chậm; trồng chè vùng cao hiệu quả thấp nhƣng khắc phục chậm. Đặc biệt hiệu quả trồng cà phê đạt rất thấp so với kế hoạch.
Để kịp thời điều chỉnh hƣớng phát triển kinh tế nông nghiệp, tháng 11/2003, Hội nghị lần thứ 14 kiểm điểm hai năm rƣỡi thực hiện nghị quyết đại hội XV Đảng bộ tỉnh đã diễn ra. Tại hội nghị, Đảng bộ đã đánh giá quá trình thực hiện nghị quyết đại hội XV của Đảng bộ tỉnh trên những thành tựu đạt đƣợc, chỉ ra những tồn tại, yếu kém và đề xuất giải pháp thúc đẩy kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới.
Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất trong nông, lâm nghiệp, theo hƣớng: tiếp tục phát triển các vùng thâm canh, chuyên canh với việc đa dạng hóa cây trồng, coi trọng phát triển cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu tăng tỷ trọng cây công nghiệp trong trồng trọt; đƣa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính; coi trọng phát triển chăn nuôi đại
gia súc, thủy sản nội địa theo hƣớng công nghiệp, bán công nghiệp, trang trại. Phát triển các cây ăn quả đặc sản, cây có giá trị kinh tế cao.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp khai hoang, tăng vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thâm canh cao để sản xuất đảm bảo an toàn lƣơng thực tại chỗ, nhất là đối với vùng cao; xây dựng khu vực sản xuất lúa chất lƣợng cao (hƣởng ứng phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha, gia đình thu nhập 50 triệu đồng/năm); vùng cao chú trọng tăng khối lƣợng, vùng thấp tăng giá trị trên đơn vị diện tích. Tập trung chỉ đạo làm chuyển biến mạnh mẽ vùng cao, đặc biệt chuyển nhận thức đến ngƣời dân, kiên trì vận động, tăng cƣờng lực lƣợng khuyến nông tại cơ sở; có cơ chế khuyến khích tự lực tự cƣờng, khắc phục cơ chế xin cho, tƣ tƣởng ỷ lại. Tổ chức tốt việc kết nghĩa với vùng cao, phong trào tình nguyện lên công tác tại vùng cao, đƣa ánh sáng văn hóa và chuyển giao khoa học – kỹ thuật vào vùng cao mạnh mẽ hơn.
Nâng cao năng lực của Trung tâm giống cây trồng, thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả cao các chƣơng trình: sản xuất giống lúa lai; lúa thuần, giống cây lâm nghiệp, chỉ đạo cụ thể hơn có cơ chế, giải pháp tạo chuyển biến mạnh trong cải tạo vùng chè thấp; rút kinh nghiệm khắc phục những yếu kém để tiếp tục trồng chè đặc sản vùng cao. Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tƣ đến hộ để phát triển chăn nuôi đại gia súc ở vùng cao; nuôi lợn, gia cầm, thủy sản theo hƣớng công nghiệp và bán công nghiệp ở vùng thấp. Tiếp tục thử nghiệm và phát triển các cây trồng mới nhƣ: tre Bát Độ, dứa, dâu tằm…để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mạnh hơn sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Những chƣơng trình dự án mới, trƣớc khi thực hiện trên phạm vi rộng cần tổ chức làm điểm để rút ra kinh nghiệm và có bƣớc đi vững chắc. Tiếp tục bảo vệ thâm canh để nâng cao hiệu quả diện tích cà phê hiện có; tạm ngừng trồng mới. Sắn công nghiệp phát triển với quy mô phù hợp đủ cung cấp cho 2 nhà máy chế biến, tập trung chủ yếu tại Văn Yên và Yên Bình.
Tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả đặc sản nhƣ: cam, bƣởi, hồng…Tập trung chỉ đạo bảo vệ diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh công tác khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng mới đạt chỉ tiêu đại hội đề ra; đề cao trách nhiệm và tăng cƣờng sự phối hợp giữa ngành kiểm lâm với các địa phƣơng, làm tốt hơn công tác quản lý bảo vệ rừng. Chú trọng trồng rừng kinh tế: Thông ở vùng cao, bạch đàn mô, quế và cây bản địa ở vùng thấp; chỉ đạo để thực hiện tốt công tác khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng nhanh độ che phủ của rừng. Ngoài nguồn ngân sách trung ƣơng, tỉnh bố trí thêm ngân sách để trồng rừng ở các huyện phía Tây, chủ yếu quanh cánh đồng Mƣờng Lò (Văn Chấn).
Dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, thành tựu về kinh tế trong những năm 2001 – 2005, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp có những phát triển vƣợt bậc.
Thứ nhất: tăng trƣởng kinh tế khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng
Trong năm năm 2001 - 2005, tổng vốn đầu tƣ phát triển đạt 5.570 tỷ đồng, bình quân tăng 18.6%, so với năm năm trƣớc tăng 2.54 lần. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo đổi mới đầu tƣ tập trung vào các lĩnh vực kinh tế chủ yếu để thúc đẩy cho kinh tế - xã hội phát triển nhanh.
Tăng trƣởng kinh tế liên tục với tốc độ khá cao và tƣơng đối ổn định. Bình quân GDP tăng 9.55%, đạt chỉ tiêu đề ra. Trong đó nhóm nông, lâm nghiệp tăng 5.6%, nhóm công nghiệp – xây dựng tăng 12.8% và nhóm dịch vụ tăng 11.8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng; năm 2005 so với đầu nhiệm kỳ tỷ trọng nông, lâm nghiệp đã giảm từ 45,75% xuống 38,99%; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng từ 22.24% tăng lên 27,76% và tỷ trọng dịch vụ từ 31% tăng lên 33.25%. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2005 đạt 4.267 triệu đồng, vƣợt 1.6% [27, tr. 19]
Ban chấp hành đã từng bƣớc cụ thể hóa Nghị quyết Đại đội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Ban hành 3 nghị quyết đối với kinh tế (Nghị quyết về đẩy mạnh công nghiệp giai đoạn 2001 – 2005; Nghị quyết về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc; Nghị quyết về phát triển kinh tế đồi rừng). Trong các kỳ họp định kỳ, BCH đã bổ sung nhiều chủ trƣơng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển các