Phân tích khả năng thanh khoản:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á THEO MÔ HÌNH CAMELS.PDF (Trang 58 - 61)

Một ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản nếu nó có khả năng tiếp cận được với nguồn thanh khoản một cách tức thời, tại mức chi phí hợp lý và tại thời điểm có nhu cầu. Do vậy, một ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán trong hiện tại, tương lai và khi có nhu cầu thanh toán đột xuất, nếu không ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán và có nguy cơ phá

sản. Do đó, việc đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng là vô cùng quan trọng, quyết định đến thành, bại của một ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản là rủi ro Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện những nghĩa vụ cho các công nợ tài chính. Rủi ro thanh khoản phát sinh khi Ngân hàng có thể không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi những công nợ này đến hạn ở những thời điểm bình thường hoặc khó khăn. Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, Ngân hàng phải huy động từ nhiều nguồn đa dạng khác ngoài nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng cần có chính sách quản lý tài sản có tính thanh khoản linh hoạt, theo dõi dòng tiền tương lai và tính thanh khoản hàng ngày. Ngân hàng cũng cần đánh giá dòng tiền dự kiến và khả năng sẵn có của tài sản đảm bảo hiện tại trong trường hợp cần huy động thêm nguồn vốn.

Rủi ro thanh khoản được hạn chế thông qua việc nắm giữ một số lượng lớn tiền mặt và các khoản tương đương tiền dưới dạng tài khoản Nostro, các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác và các giấy tờ có giá. Các tỷ lệ an toàn có tính đến yếu tố rủi ro cũng được sử dụng để quản lý rủi ro thanh khoản.

Để phân tích khả năng thanh toán ta dựa vào các chỉ tiêu sau: Bảng 2.12: Các chỉ số thanh khoản của Ngân hàng TMCP Đông Á:

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1.Tổng tài sản 34.708 42.517 55.870 64.492 69.076

2.Vốn huy động 26.621 32.741 25.591 41.798 56.664

3.Tài sản có thanh khoản 2.806 3.845 8.027 9.649 6.718

a. Tiền mặt tại quỹ 2.036 2.615 6.673 8.170 4.827 b. Tiền gửi tại NHNN 770 1.230 1.354 1.479 1.891 4. Tổng nợ phải trả 31.198 38.319 50.452 58.924 63.174

Tài sản có thanh khoản/

Tổng tài sản (3)/(1) (%) 8,08 9,04 14,37 14,96 9,73 Tỷ lệ khả năng chi trả 8,99 10,03 15,91 16,38 10,63

(3)/(4) (%)

( Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Đông Á 2008-2012)

Tài sản có thanh khoản trên Tổng tài sản:

Tỷ số này có xu hướng tăng qua các năm, năm 2012 tỷ số này lại giảm, ở tỷ lệ 9,73% tức 100 đơn vị tài sản thì có 9,73 đơn vị tài sản có dùng để thanh toán ngay. Tỷ lệ này vẫn nằm trong mức hợp lý, nó vừa đáp ứng khả năng thanh khoản vừa phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của DAB. Công tác quản lý thanh khoản tại DAB được thực hiện khá tốt, thể hiện qua việc thiết lập cơ chế kiểm soát và theo dõi hợp lý tình trạng thanh khoản hàng ngày và dài hạn. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng luôn theo dõi, phân tích tài sản và công nợ theo kỳ đáo hạn thực tế, kiểm soát chặt chẽ lưu lượng tiền mặt, động thái khách hàng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, đưa ra đề xuất kịp thời nhằm đối phó với những diễn biến về thanh khoản song song với đảm bảo hiệu quả đầu tư tài chính.

Tỷ lệ khả năng chi trả:

Cơ chế quản lý thanh khoản tại DAB được thiết lập, theo dõi hợp lý tình trạng thanh khoản theo từng ngày, và dài hạn. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng luôn theo dõi phân tích tài sản và công cụ nợ theo kỳ đáo hạn thực để kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở nắm bắt và dự đoán lưu lượng tiền gửi, rút và cho vay từng ngày, từng tuần, từng tháng để đề xuất kịp thời nhằm ứng phó với từng diễn biến thanh khoản.

Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành 20/05/2010 và thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 về việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, ta thấy khả năng chi trả của Ngân hàng Đông Á đạt mức phù hợp vào năm 2010 và 2011. Đến năm 2012 thì tỷ lệ này bị giảm đi còn 10,63%. DAB cần chú trọng lại và kiểm soát chặt chẽ chỉ tiêu này nhằm đề xuất giải quyết kịp thời những tình huống bất ngờ diễn ra trên thị trường tiền tệ.

Bảng 2.13: Chỉ số tiền mặt trên Tổng tài sản và chứng khoán chính phủ trên Tổng tài sản của Ngân hàng Đông Á:

Chỉ tiêu 31/12/ 2008 31/12/ 2009 31/12/ 2010 31/12/ 2011 31/12/ 2012

Ngân quỹ/Tổng tài sản có 5,87 6,15 11,94 12,67 6,99

Chứng khoán chính phủ/Tổng tài sản có

1,09 1,75 5,61 3,99 6,21 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Ngân hàng Đông Á từ 2008-2012)

Chỉ số phản ánh trạng thái ngân quỹ của ngân hàng tại một thời điểm:

Ta thấy chỉ số Ngân quỹ/Tổng tài sản có của Ngân hàng TMCP Đông Á tăng dần từ năm 2008 đến năm 2011 (từ 5,87 tăng lên 12,67), đến năm 2012 chỉ số này giảm còn 6,99 cho thấy tiền mặt tại quỹ của Ngân hàng vẫn duy trì ở mức tương đối có thể đáp ứng nhu cầu gửi, rút tiền của khách hàng.

Chỉ số chứng khoán thanh khoản được ngân hàng duy trì trong tổng tài sản:

Chỉ số này cho thấy khoản chứng khoán thanh khoản mà ngân hàng duy trì trong tổng tài sản. Chỉ số này của Ngân hàng Đông Á tăng qua các năm và cao nhất là năm 2012 tời 6,21. Trong tình hình thanh khoản khó khăn như hiện nay thì việc duy trì này là tương đối tốt và có lợi cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á THEO MÔ HÌNH CAMELS.PDF (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)