Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Dư nợ tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của Ngân hàng. Đông Á thực hiện cho vay với tất cả thành phần kinh tế có nhu cầu vay vốn dưới hình thức cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay tại Đông Á:
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
1.Tổng dư nợ, cho vay 25.570 34.355 38.320 44.003 50.650
a. Nợ ngắn hạn 16.147 22.865 24.815 27.907 28.043 b. Nợ trung hạn 7.975 9.163 10.168 10.978 13.807 c. Nợ dài hạn 1.448 2.327 3.337 5.118 8.800
3. Tổng tài sản có 34.708 42.517 55.870 64.492 69.076
Tổng dư nợ cho vay/ Tổng vốn huy động (1/2) (%)
81,96 89,66 75,95 74,68 80,18
Tổng dư nợ cho vay/
Tổng tài sản có(1/3) (%) 73,67 80,80 68,59 68,23 73,32 Cho vay ngắn hạn/ Tổng
dư nợ cho vay (1a/1) (%)
63,15 66,56 64,76 63,42 55,37
Cho vay trung hạn/ Tổng dư nợ cho vay (1b/1) (%)
31,19 26,67 26,53 24,95 27,26
Cho vay dài hạn/ Tổng dư nợ cho vay (1c/1) (%)
5,66 6,77 8,71 11,63 17,37
( Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Đông Á 2008-2012)
Ta thấy có sự tăng trưởng tín dụng qua các năm. Tính đến cuối năm 2008 và 12/2009, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng Đông Á lần lượt là 25.570 tỷ đồng và 34.355 tỷ đồng, tăng 34,36% , cao nhất so với tốc độ tăng của các năm sau. Năm 2010 so với 2009 tăng 11,54% , cuối năm 2011 dư nợ tín dụng tăng so với năm 2010 là 14,83% , và 12/2012 so với 12/2011 tăng 15,11%. Năm 2012, so với toàn ngành Ngân hàng con số dư nợ tín dụng chỉ tăng 11,51% so với năm 2011 thì mức 15,11% mà Ngân hàng Đông Á đạt được cũng là tương đối cao. Vì năm 2012, mức tăng trưởng tín dụng của toàn ngành bị chững lại, nguyên nhân là do cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, mặt khác các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu…
Nguyên nhân của việc tăng trưởng không đều trên trước hết phải đề cập đến nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ nền kinh tế. Năm 2009, do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính từ 2008, cuộc suy thoái kéo dài và nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng gặp không ít khó khăn. Lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng đều tăng, hoạt động các doanh nghiệp trì trệ, nền kinh tế bị chững lại. Đó là nguyên nhân vì sao tốc độ tăng của dư nợ cho vay năm 2010 lại thấp so với năm trước ( chỉ tăng 11,54% so với 34,36% của năm 2009).
Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động tăng qua các năm, tuy nhiên năm 2010 và 1011 có sự sụt giảm vì trong năm 2009, ngân hàng tăng đầu tư vào khoản mục chứng khoán. Và điều này cũng cho thấy rằng tình trạng huy động vốn tăng mà tín dụng lại khó khăn trong việc tìm đầu ra do tình hình khách quan chung của nền kinh tế năm 2009 gặp nhiều khó khăn.
Để khắc phục tình trạng đó, ngân hàng đã từng bước đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, đáp ứng nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó trong năm 2012, chính sách lãi suất của NHNN cũng đã mở và giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Dẫn chứng là tỷ lệ này đã tăng lên vào năm 2012 (80,18%).
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian đáo hạn của Ngân hàng TMCP Đông Á.
( Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Ngân hàng Đông Á 2010-2010)
Nhìn chung cơ cấu dư nợ theo thời gian đáo hạn của ngân hàng tương đối ổn định, không có sự thay đổi đáng kể qua 3 năm gần đây. Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là khoản cho vay ngắn hạn (trên 55% tổng dư nợ cho vay), nhưng cũng đang có xu hướng giảm dần. Những năm trở lại đây, khoản cho vay trung và dài hạn tăng dần vì chủ yếu là cho vay các tổ chức kinh tế, và cho vay những công trình xây dựng (10.293 tỷ đồng vào 2011 và tăng lên 13.106 tỷ đồng năm 2012). Bên cạnh đó là cho vay sửa chữa ô tô, xe máy, bán buôn và bán lẻ cũng góp phần làm cho tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống tăng lên.
55% 27%
18%
2012
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung hạn
Cho vay dài hạn 63%
25% 12%
2011
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung hạn
Cho vay dài hạn 65% 26%
9%
2010
Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn