Lợi nhuận là thước đo cuối cùng trong quá trình đánh giá hoạt động của một ngân hàng. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của NHTM. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền ,tài sản.. và vô hình như uy tín của ngân hàng trong lòng khách hàng, hoặc phần trăm thị phần ngân hàng chiếm được. Bảng 2.10: Tổng hợp tình hình lợi nhuận của Đông Á:
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng thu nhập 4.689 4.191 5.459 8.264 8.600
Tổng Chi phí 3.986 3.403 4.602 7.009 7.823
Lợi nhuận trước thuế 703 788 857 1.255 777
( Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Ngân hàng Đông Á 2008-2012)
Lợi nhuận trước thuế của DAB tăng dần qua các năm từ 2008 đến 2011, và năm 2012 lợi nhuận này lại giảm mạnh từ 1.255 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 777 tỷ đồng, tức giảm 38,09%. Vì năm 2012, bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và hầu hết các khu vực kinh tế trên thế giới đều tăng trưởng chậm lại, nền kinh tế Việt Nam cũng đối diện với nhiều khó khăn cả nội tại lẫn do tác động từ bên ngoài. Cùng với việc thực thi nghiêm túc các quy định của NHNN về hạn chế tăng trưởng tín dụng, về trần lãi
suất huy động, lãi suất cho vay hạ nhiệt, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh do tỷ lệ nợ xấu tăng cao, về các chỉ số an toàn tài chính góp phần kiềm chế lạm phát, đồng thời chia sẻ khó khăn với khách hàng, nên tốc độ tăng trưởng năm 2012 của DAB chậm lại so với những năm trước.
Ta thấy tổng thu nhập năm 2012 có tăng so với các năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng chi phí cũng cao làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2012 bị giảm đi. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí là do việc gia tăng các biện pháp để thu hút vốn trong môi trường cạnh tranh khó khăn như năm 2012.
Các chỉ số đo lường lợi nhuận là công cụ giúp nhà quản trị có thể dự đoán khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai thông qua số liệu báo cáo mà doanh nghiệp đem lại. Vì vậy phân tích lợi nhuận qua các chỉ số sẽ giúp ngân hàng biết được lợi nhuận đạt được có phù hợp với quy mô vốn, tài sản tại ngân hàng hay chưa.
Bảng 2.11: Tình hình Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản và Lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Đông Á:
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
1. Chi phí lãi 2.971 2.218 3.134 4.881 4.963 2. Tổng thu nhập 4.689 4.191 5.459 8.264 8.600 3. Lợi nhuận sau thuế 539 588 659 947 577 4. Tổng tài sản có 34.708 42.517 55.870 64.492 69.076 5. Tổng vốn chủ sở hữu 3.515 4.176 5.420 5.814 6.104 6. Lợi nhuận ròng/ Tổng
thu nhập (3)/(2) (%)
11,49 14,03 12,07 11,46 6,71
7. Chi phí lãi/ Tổng thu nhập (1)/ (2) (%)
63,36 52,92 57,41 59,06 57,71
8. Tổng thu nhập/ Tổng tài sản (2)/(4) (%)
9. Lợi nhuận ròng/ tổng tài sản có (ROA) (%) 1,55 1,32 1,18 1,47 0,84 10.Lợi nhuận ròng/ Tổng vốn chủ sở hữu (ROE) 15,33 14,08 12,16 16,29 9,45
Lợi nhuận/ Thu nhập
Lợi nhuận trên tổng thu nhập cho thấy khả năng mang lại lợi nhuận từ thu nhập. Tỷ lệ này có xu hướng tăng giảm qua các năm nhưng nhìn chung là giảm. Năm 2008, trên 100 đơn vị thu nhập thì tạo ra 11,49 đơn vị lợi nhuận, đến năm 2009, trên 100 đơn vị thu nhập thì tạo ra 14,03 đơn vị lợi nhuận, tăng 3,54 đơn vị lợi nhuận so với năm 2008. Năm 2010 tỷ số này giảm xuống còn 12,07; năm 2011 tiếp tục giảm còn 11,46 và 2012 chỉ còn 6,71. Điều này cho thấy, lợi nhuận tại DAB chiếm tỷ trọng khá thấp trên tổng thu nhập, vì vậy ngân hàng cần có những chính sách kiểm soát chi phí tốt hơn.
Chi phí lãi/ Tổng thu nhập
Tỷ số chi phí lãi trên thu nhập tuy có giảm nhưng nhìn chung vẫn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2008, để tạo ra 100 đồng lợi nhuận thì DAB phải chi ra 63,36 đơn vị cho chi phí lãi, đến năm 2009 con số này giảm xuống còn 52,92% và năm 2012 là 57,71%. Con số này cho thấy ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả vốn huy động vào cho vay tại ngân hàng.
Thu nhập/ Tổng tài sản có:
Tỷ số này gọi là hệ số sử dụng tài sản, nó cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn vào tài sản sinh lời. Năm 2008, 100 đơn vị tài sản tạo 13,51 đồng thu nhập, tuy có giảm trong 2 năm 2009 và 2010 lần lượt là 9,86% và 9,77% nhưng lại tăng trở lại vào năm 2011 là 12,81% và 12,45% vào năm 2012, cho thấy sự tăng lên về khả năng sinh lời của tài sản.
Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ số này giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn, ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, có cơ cấu tài sản hợp lý.
Tuy nhiên ROA quá lớn cũng là nỗi lo của nhà phân tích vì rủi ro luôn đi cùng với lợi nhuận cao. Theo thông lệ quốc tế ROA cần đạt tối thiểu 1%.
Ta thấy các năm ROA của Ngân hàng đều đạt trên 1% và cũng có thể nói ở mức tương đối cao. Năm 2008 là cao nhất 1,55% tức 100 đơn vị tài sản ngân hàng bỏ ra thu về 1,55 đơn vị lợi nhuận và đặc biệt là năm 2012 chỉ số này là 0,84% nhỏ hơn 1%, nguyên nhân giảm này một phần là do lợi nhuận trong năm 2012 này giảm, và do ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên cần một nguồn vốn lưu động khá lớn nên mức tăng của tài sản cao hơn mức tăng lợi nhuận làm chỉ số này giảm đi.
Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE của DAB tương đối cao và trên 9%, tỷ số này cho thấy cứ trung bình 100 đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào việc kinh doanh thu được khoảng hơn 9 đơn vị lợi nhuận. Ta thấy tỷ số này có tăng, giảm qua các năm tuy nhiên lợi nhuận và vốn chủ sở hữu đều tăng qua các năm, chỉ trừ năm 2012 do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn mà lợi nhuận giảm đi làm tỷ số này giảm còn 9,45%. Cho thấy việc sử dụng vốn hiệu quả và cần phát huy thêm trong tương lai.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay về mặt huy động vốn, đồng thời hoạt động tín dụng cũng bị thu hẹp và gặp nhiều khó khăn, DAB đã phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tương đối lớn, tuy nhiên kết quả thu được như phân tích qua các chỉ số trên cũng đáng khả quan và ngân hàng cần tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình trong thời gian tới.