Chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á THEO MÔ HÌNH CAMELS.PDF (Trang 37 - 39)

Biều đồ 2.1: Tình hình tăng trưởng vốn chủ sở hữu của Ngân hàng TMCP Đông Á:

ĐVT: Tỷ đồng

( Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Đông Á 2008-2012)

3.515 4.176 5.420 5.814 6.104 - 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 2008 2009 2010 2011 2012

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng là điều kiện pháp lý cơ bản đồng thời là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng và xác định tỷ lệ an toàn.

Trong những năm qua, nguồn vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Đông Á tăng lên chủ yếu là do tăng phần vốn điều lệ qua các năm. Việc tăng vốn điều lệ nhằm sử dụng vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng với cơ cấu hợp lý và phù hợp với tiến độ tăng vốn, bảo đảm việc sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn, tối đa hoá lợi ích cho các cổ đông và sử dụng nguồn vốn tăng thêm để tăng trưởng tín dụng, mở rộng mạng lưới, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, phát triển dịch vụ mới, mở rộng hoạt động đầu tư, liên doanh, góp vốn.

Với mục tiêu phát triển an toàn, bền vững, Ngân hàng TMCP Đông Á đã tập trung nỗ lực nâng cao và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu cũng được đảm bảo.

Bảng 2.1: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Ngân hàng TMCP Đông Á:

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ an toàn vốn tối

thiểu (CAR) 11,3% 10,64% 10,84% 10,01% 10,85%

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng và khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn cũng như đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Để phù hợp với thông lệ quốc tế, quyết định 457/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 19/04/2005 cũng bắt buộc các tổ chức tín dụng duy trì tỷ lệ tối thiểu của hệ số an toàn vốn ở mức 8%. Tuy nhiên ngày 20/05/2010 NHNN Việt Nam đã ban hành thông tư số 13/2010/TT-NHNN và thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 quy định tỷ lệ an toàn vốn cao hơn là 9% kể từ 01/09/2010 nhằm đảm bảo hơn nữa tính an toàn cho hệ thống.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng tương đối ổn định qua các năm và đều đảm bảo theo đúng quy định của NHNN. Tuy nhiên chỉ số này cũng còn tương đối cao, như thế không tối đa được lợi nhuận thu được từ danh mục tổng tài sản. Trong danh mục tổng tài sản có rủi ro gồm giá trị tài sản có rủi ro nội bảng và giá trị có rủi ro cam kết ngoại bảng, mỗi khoản mục có hệ số rủi ro khác nhau. Trong tổng danh mục tài sản có rủi ro chủ yếu là các khoản đầu tư tín dụng hay cam kết bảo lãnh, tài trợ cho khách hàng để thực hiện hợp đồng, mà đây là khoản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, cũng là nhóm tài sản có độ rủi ro cao nên ngân hàng cần phân tích kỹ trước khi cấp tín dụng.

Như vậy ngân hàng cần duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định, mặc khác đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn, đặc biệt là gia tăng các khoản đầu tư có hệ số rủi ro thấp nhằm đem lại tối đa nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần mở rộng quy mô hoạt động nhằm thu hút thêm nguồn vốn từ bên ngoài cũng như phát triển khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ đến khách hàng nhằm nâng cao tổng tài sản của ngân hàng trên cơ sở vốn tự có tăng lên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á THEO MÔ HÌNH CAMELS.PDF (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)