Cơ cấu tổ chức:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á THEO MÔ HÌNH CAMELS.PDF (Trang 31 - 33)

 Định hướng phát triển của DAB là tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống chi nhánh, Phòng giao dịch trên toàn quốc. Hiện nay DAB đã có mặt tại 48 tỉnh/thành phố của cả nước, gồm có:

 01 Hội sở

 01 Sở Giao dịch  46 Chi nhánh

 163 Phòng giao dịch  16 Quỹ tiết kiệm  01 Điểm giao dịch

 02 Công ty con: Công ty TNHH Một thành viên Kiều hối Đông Á và Công ty TNHH Một Thành viên Chứng khoán Ngân hàng Đông Á.

Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng:

Đại Hội Đồng Cổ Đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. Đại Hội Đồng Cổ Đông quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ quy định: sửa đổi, bổ sung Điều lệ; thảo luận và thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận; chia cổ tức và trích lập, sử dụng các quỹ theo đề nghị của Hội đồng quản trị; thành lập Công ty trực thuộc; chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, giải thể ngân hàng và Công ty trực thuộc của ngân hàng; bầu, bãi nhiệm và miễn nhiệm thành viên Hội Đồng Quản Trị, Ban Kiểm Soát…

Hội Đồng Quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội Đồng Cổ Đông mà không được ủy quyền.

Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát của Ngân hàng là cơ quan thay mặt cổ đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị và điều hành của Ngân hàng.

Ban Tổng Giám Đốc:

Ban Tổng Giám đốc là cơ quan điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Đại Hội Đồng Cổ Đông và Hội Đồng Quản Trị toàn bộ việc tổ chức sản xuất kinh doanh và thực hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của Ngân hàng

Các Hội Đồng:

Hội đồng Quản lý Tài sản nợ – Tài sản có (ALCO)

Hội đồng Quản lý Tài sản nợ Tài sản có (ALCO) chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và theo dõi các hoạt động liên quan đến nguồn vốn, thanh khoản, bảng tổng kết tài sản và các loại rủi ro liên quan đến hoạt động của Ngân hàng.

Hội đồng tín dụng có trách nhiệm phê duyệt, thẩm định đối với các hợp đồng tín dụng vượt quá hạn mức được phép tại các Chi nhánh đồng thời có trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống của DAB.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á THEO MÔ HÌNH CAMELS.PDF (Trang 31 - 33)