Chỉ tiêu quản lý:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á THEO MÔ HÌNH CAMELS.PDF (Trang 47 - 49)

Việc nâng cao năng lực quản trị, điều hành cũng là một trong các yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nó đặc biệt được DAB chú trọng nhằm hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hiện đại. Hội đồng quản trị đã có sự phân công, phân nhiệm cụ thể đến từng thành viên và Ngân hàng TMCP Đông Á luôn đạt các chỉ tiêu đã đặt ra.

Năm 2012 cũng là năm có nhiều sản phẩm và ý tưởng đột phá. Ủy ban Chiến lược ra đời, tạo tiền đề cho sự thay đổi toàn diện của DAB. Đây là sự chuẩn bị mang tính chiến lược, với các mô hình phát triển phù hợp hơn trong tương lai, cùng với việc đổi mới cách thức quản lý hiệu quả. Và trong năm này, DAB đã thuê tư vấn chiến lược nước ngoài (The Boston Consulting Group - BCG) để tư vấn cho ngân hàng về chiến lược tổng thể trong giai đoạn 2012-2020. Công tác quản trị rủi ro được tiếp nhận và xây dựng kế hoạch thực thi gói giải pháp mà ban tư vấn chiến

lược BCG đưa ra, tạo một nền tảng vững chắc và là tiền đề quan trọng để xây dựng hệ thống quản trị rủi ro bền vững cho các năm tiếp theo.

Ngân hàng TMCP Đông Á vẫn tiếp tục hoàn thiện, phân định rạch ròi chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, chuẩn hóa cơ cấu tổ chức của các chi nhánh nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Công tác quản trị, kiểm tra, giám sát luôn được thường xuyên thực hiện để có những biện pháp giải quyết và xử lý kịp thời. DAB chú trọng phát triển khối quản trị rủi ro, kiểm toán, kiểm soát nội bộ cũng được tăng cường, phối hợp tốt với kiểm toán Nhà nước, thanh tra Ngân hàng, kiểm toán độc lập… trong việc dự báo, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Bên cạnh đó, trong hoạt động của một doanh nghiệp, con người hay nói cách khác là nguồn nhân lực là linh hồn, là nhân tố quyết định sự tồn tại và thành công trong mọi hoạt động. Vì vậy, quản trị nhân sự cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. DAB luôn xem nguồn nhân lực là nguồn vốn chứ không phải tài sản, luôn có kế hoạch bảo tồn và phát triển nguồn vốn ấy. DAB luôn ý thức được tầm quan trọng này, đã và đang cố gắng hoàn thiện bộ máy nhằm duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất. Đội ngũ nhân viên DAB không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng qua các năm.

Bảng 2.5: Tình hình nhân sự DAB:

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Số lượng (người) 3.138 3.691 4.254 4.311 4.728

Tỷ lệ tăng/ giảm so

năm trước (%) - 17,62 15,25 1,34 9,67

Bảng 2.6: Cơ cấu nhân sự theo trình độ chuyên môn của Ngân hàng Đông Á:

Chỉ tiêu 2011 2012

Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Trình độ đại học và trên đại học 2.511 58,25 3.018 63,83 Trình độ cao đẳng và trung cấp 1.087 25,21 1.195 25,28 Trình độ phổ thông và khác 713 16,54 515 10,89

(Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng Đông Á năm 2011,2012)

Qua bảng 2.6, trình độ lao động của nhân viên Ngân hàng Đông Á có thay đổi đáng kể, càng ngày càng tăng tỷ lệ trình độ đại học và trên đại học ( từ 58,25% năm 2011 lên 63,83% năm 2012) và tỷ lệ trình độ phổ thông giám xuống. Chứng tỏ Đông Á có chính sách tuyển dụng và đãi ngộ, thu hút nhân tài.

Đồng thời, DAB cũng có những chính sách đãi ngộ, khen thưởng nhân viên có thành tích, phấn đấu trong công việc. Và song song với đó là một chương trình đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy công tác đào tạo còn yếu trong một số khâu nhưng đang được lãnh đạo quan tâm và từng bước được khắc phục. Trong năm 2012, DAB đã có những chương trình liên kết đào tạo trong và ngoài nước cho cấp lãnh đạo và nhân viên tạo điều kiện cho CBNV cập nhật kiến thức mới phục vụ công việc.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á THEO MÔ HÌNH CAMELS.PDF (Trang 47 - 49)