Để dịch vụ NHĐT thực sựđi vào đời sống và phát huy được toàn diện những ưu thế cũng như những lợi ích của nó đòi hỏi phải có sựđầu tư, sự quan tâm đúng đắn của các nhà quản lý, khách hàng và bản thân các ngân hàng. Nhưng nhìn chung cần phát triển đồng bộ các vấn đề sau:
Đẩy mạnh việc phát triển TMĐT:
Chính phủ tăng cường đầu tư cho nền công nghệđể có thể bắt kịp xu hướng thế giới. Tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động mua bán kinh doanh qua mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch…tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ NHĐT.
Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo:
Việc học tập kinh nghiệm quản lý hiện đại, thu hút được vốn, kỹ thuật từ bên ngoài là hết sức quan trọng với một quốc gia đang phát triển như nước ta.
NHNN thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về NHĐT với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài. Có như vậy mới nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, cập nhật thông tin mới từ nước ngoài, giúp các NHTM hoàn thiện và phát triển dịch vụ này theo hướng khoa học, hiện đại.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân cũng như NHTM khi sử dụng và cung cấp dịch vụ NHĐT.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật:
Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh qua mạng, là căn cứđể giải quyết tranh chấp. Xây dựng
chuẩn mực chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến việc đổi mới nghiệp vụ cho phù hợp với sự phát triển của CNTT giúp cho các sản phẩm, dịch vụ NHĐT nhanh chóng tiếp cận, phục vụ khách hàng.
Tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán điện tử. Trong đó, khung pháp lý rõ ràng, minh bạc và sự giám sát hợp lý của NHNN đối với hệ thống ngân hàng sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc tăng cường lòng tin của người sử dụng và giới doanh nghiệp vào hệ thống thanh toán điện tử nói riêng, hệ thống thanh toán quốc gia nói chung.
Phát triển hạ tầng cơ sở CNTT và Internet:
Mặc dù thu nhập bình quân đầu người của nước ta đã tăng đáng kể nhưng vẫn ở mức trung bình thấp. Trong khi đó Việt Nam vẫn bị xem là quốc gia có chi phí sử dụng Internet và điện thoại cao trong khu vực và trên thế giới, mặt khác tốc độ đường truyền còn hạn chế. Vì vậy chính phủ cần thực hiện tin học hóa các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và TCTD, nâng cao tốc độ đường tuyền Internet, giảm thiểu cước phí,…tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Đặc biệt, mở rộng tối đa mật độ phủ sóng điện thoại, điện thoại di động đối với vùng sâu, vùng xa.
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng truyền thông mạnh, tốc độ cao, không bị nghẽn mạch, giá cước phù hợp, hạn chếđộc quyền viễn thông.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tóm lại, trong xu thế hội nhập và tự do hóa tài chính, dịch vụ NHĐT đã mở ra nhiều triển vọng nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Đây sẽ là vũ khí cạnh tranh tốt nhất của các NHTM do những ưu thế vượt trội của nó so với những dịch vụ truyền thống. Để phát triển dịch vụ NHĐT, không chỉ từ sự nỗ lực của bản thân ngân hàng mà còn phải có sự ủng hộ và đầu tư của chính phủ, các tổ chức kinh tế và quan trọng nhất là của khách hàng. Vì vậy, đòi hỏi mỗi NHTM cần có chính sách, chiến lược, đường đi nước bước thích hợp đểđưa dịch vụ NHĐT vào cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT tại NHTMCP Á Châu ở chương II, chương III của luận văn đã đưa ra các giải pháp về phát triển dịch vụ NHĐT như: đề xuất giải pháp về phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhóm giải pháp đa dạng hóa, phát triển các dịch vụ NHĐT với mức giá cạnh tranh, tăng cường tính an toàn, hạn chế rủi ro, quảng bá sản phẩm…Đồng thời, luận văn cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ, NHNN nhằm phát triển dịch vụ NHĐT tốt nhất cho tương lai.
KẾT LUẬN:
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và bùng nổ CNTT như hiện nay, phát triển dịch vụ NHĐT là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của dịch vụ NHĐT là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật.
Đề tài “Phát triển dịch vụ NHĐT tại ngân hàng TMCP Á Châu” đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng sau:
Một là, làm rõ khái niệm về NHĐT, nhận thấy những ưu điểm và tính tất yếu phải phát triển dịch vụ NHĐT trong xu thế hội nhập hiện nay.
Hai là, phân tích tình hình phát triển dịch vụ NHĐT tại ACB, từ đó nhìn thấy những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành công, hạn chế để có những định hướng, giải pháp đúng đắn cho việc phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn dịch vụ NHĐT tại ACB.
Ba là, trên cơ sở định hướng phát triển công nghệ cũng như dịch vụ NHĐT của Nhà nước và ACB, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao việc phát triển dịch vụ này.
Để thực hiện thành công và phát triển dịch vụ NHĐT theo những định hướng đã đưa ra cần có sự hỗ trợ của chính phủ, NHNN các cấp quản lý liên quan cùng với sự nỗ lực của bản thân ACB.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn vẫn còn vướng mắc một số tồn tại và hạn chế cần được bổ sung. Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến, chỉnh sửa của quý Thầy, Cô giáo, các anh chịđể nội dung luận văn được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Minh Phổ (2007), “Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử - biện pháp hữu hiệu đểđẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt”, Tạp chí Ngân hàng (số 20). 2. Đỗ Thị Bích Hồng (2011), “Phát triển hệ thống ngân hàng điện tử”, Thời Báo
Kinh tế Việt Nam ngày 19/10/2011.
3. Đỗ Thị Kim Hồng (2011), “Công nghệ thông tin trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử”, Việt Báo (Theo VnExpress.net).
4. Luật giao dịch điện tử Việt Nam số 51/2005/QH11.
5. Lưu Thanh Thảo (2008), “Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TPHCM.
6. Ngân hàng TMCP Á Châu, “Báo cáo thường niên các năm 2009, 2010, 2011, 2012”.
7. Nghiêm Thị Minh Dung (2012), “Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại thương Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TPHCM.
8. Nguyễn Minh Kiều (2007), “Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại”, NXB. Thống kê. 9. Nguyễn Văn Dũng (2012), “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trên địa bàn
TPHCM”, Theo www.sbv.gov.vn.
10. Phòng ngân hàng điện tử ACB, Báo cáo định kỳ hoạt động các năm 2009, 2010, 2011, 2012.
11. Trần Hoàng Ngân - Ngô Minh Hải (2004), “Sự phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế số 169.
12. Trịnh Thanh Huyền- Trường Đào tạo & PTNNL VietinBank (2007), “Dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam: Kết quảđạt được và những hạn chế”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 1+2.
13. Trương Đức Bảo (2003), “NHĐT và các phương tiện giao dịch điện tử”, Tạp chí tin học ngân hàng số 4. 14. Các trang web: - http://www.sbv.gov.vn. - http://www.acb.com.vn. - http://www.vcb.com.vn. - http://www.sacombank.com.vn. - http://www.techcombank.com.vn. - http://www.google.com.vn.
PHỤ LỤC 1: CÁC SẢN PHẨM NHĐT ĐANG TRIỂN KHAI TẠI ACB
Tính đến nay, sản phẩm NHĐT của ACB gồm các dịch vụ chính như sau:
Dịch vụ ACB Online: Là dịch vụ giúp khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán (TGTT) VND tại ACB thực hiện giao dịch với ngân hàng mọi lúc mọi nơi thông qua thiết bị là các máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay có kết nối internet tại địa
chỉ: https://www.acbonline.com.vn. Có thể nói đây hiện là dịch vụđa dạng nhất so với
các dịch vụ NHĐT của tất cả các ngân hàng ở Việt Nam, với nhiều tiện ích áp dụng cho cả KHDN, KHCN có tính bảo mật cao.
Tính năng của dịch vụ: Tra cứu thông tin giao dịch trên tài khoản hoặc thẻ, kiểm tra số dư; Chuyển khoản vào tài khoản hoặc thẻ trong và ngoài hệ thống ACB; Thanh toán hóa đơn (điện, nước, điện thoại, Internet…). Chuyển tiền cho người nhận bằng chứng minh nhân dân, Passport trong hoặc ngoài hệ thống;Bán ngoại tệ trực tuyến chuyển sang tài khoản TGTT VND trong hệ thống ACB; Nạp tiền cho điện thoại di động trả trước (dịch vụ Topup); Thanh toán cước cho điện thoại di động trả sau (dịch vụ Billing); Đăng ký thanh toán trực tuyến trong TMĐT bằng thẻ nội địa do ACB phát hành (dành cho KHCN); Chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ (thẻ 365 styles, thẻ ACB2Go); Đăng ký mở/ khóa thẻ, thay đổi địa chỉ gửi bảng thông báo giao dịch (dành cho KHCN); Mở tài khoản tiền gửi đầu tư trực tuyến với lãi suất hấp dẫn; Tạo, tất toán, cập nhật chỉ thị tái tục tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (VND, USD); Mở tài khoản tích lũy tuần USD-online; Vay tiền trực tuyến thế chấp bằng số dư tài khoản tiền gửi có kỳ hạn; Thanh lý các khoản vay trực tuyến;Thanh toán tiền vay trực tuyến; Chi hộ lương (dành cho KHDN); Đăng ký phát hành thư bảo lãnh (dành cho KHDN); Tra cứu thông tin tỷ giá, lãi suất, biểu phí, chứng khoán; Đăng ký làm thẻ; Đăng ký vay…
Tiện ích của dịch vụ: ACB Online mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng nó như: Tiện lợi, nhanh chóng và linh động; Tiết kiệm thời gian và chi phí; An toàn và bảo mật; Miễn phí chuyển khoản trong hệ thống ACB, không thu phí kiểm đếm; Giao dịch với ACB mọi lúc mọi nơi chỉ cần kết nối Internet, ngay cả khi đi
công tác nước ngoài; Tránh thiệt hại vì tiền giả; Giao dịch có chứng từ rõ ràng: khách hàng có thểđến quầy giao dịch của ACB yêu cầu in sao kê các giao dịch đã thực hiện trên ACB Online bất cứ khi nào; Lãi suất cao hơn với tài khoản tiền gửi đầu tư trực tuyến.
Điều kiện sử dụng ACB Online: Khách hàng có tài khoản TGTT tại ACB và đã ký kết hợp đồng sử dụng ACB Online với ACB.
Các phương thức bảo mật:
Bảng: Gói dịch vụ ACB Online dành cho KHCN:
Tên gói dịch vụ
Phương thức xác thực
Hạn mức chuyển khoản Tài khoản thụ hưởng
tin cậy (đăng ký tại quầy)
Tài khoản thụ hưởng thông thường (đăng ký online)
Gói chuẩn Mật khẩu tĩnh ≤ 500 triệu VND/ngày
Chuyển khoản cho chính mình. Không giới hạn hạn mức Gói bạc Chữ ký điện tửđộng (OTP SMS, OTP Token, OTP Ma trận)
≤ 2 tỷ VND/ngày ≤ 100 triệu VND/ngày
Gói vàng
Chứng thưđiện tử tĩnh
(Chứng thư số)
Bảng: Gói dịch vụ ACB Online dành cho KHDN:
Phương thức xác thực
Hạn mức chuyển khoản Tài khoản thụ hưởng tin cậy
(đăng ký tại quầy)
Tài khoản thụ hưởng thông thường (đăng ký online) Gói 1 Mật khẩu Khách hàng tựđăng ký hạn mức, tối đa do ACB quy định là: ≤ 100 triệu VND/giao dịch Và ≤ 500 triệu VND/ngày
Chuyển khoản cho cùng chủ tài khoản, không giới hạn hạn mức
Gói 2 Chữ ký điện tửđộng (OTP Token) Khách hàng tựđăng ký hạn mức, tối đa do ACB quy định là: ≤ 1 tỷ VND/giao dịch Và ≤ 5 tỷ VND/ngày Khách hàng tựđăng ký hạn mức, tối đa do ACB quy định là: ≤ 300 triệu VND/giao dịch Và ≤ 1 tỷ VND/ngày Gói 3 Chữ ký điện tử tĩnh (Chứng thư điện tử) Khách hàng tựđăng ký hạn mức (ACB không giới hạn hạn mức) Khách hàng tựđăng ký hạn mức (ACB không giới hạn hạn mức) Với:
OTP: One time password – mật khẩu dùng một lần.
Chứng thư số: sử dụng thiết bị lưu trữ chứng thư số của VNPT, Viettel, FPT, BKAV, Nacencomm SCT, CK.
Token:là một thiết bị ACB cung cấp cho khách hàng có thu phí, mỗi khi thực hiện một giaao dịch nào đó cần OTP thì khách hàng phải bấm nút trên Token, Token sẽ hiện ra 6 chữ số, khách hàng chỉ cần nhập 6 chữ số đó vào trang web đang mở của ACB Online để hoàn tất giao dịch.
Tất cả các gói: Chuyển khoản giữa các tài khoản của cùng chủ tài khoản không giới hạn hạn mức. Mặc định cho KHCN không đăng ký gói chuẩn vẫn có thể chuyển khoản cho cùng chủ tài khoản chỉ cần dùng mật khẩu là 10 triệu đồng/ ngày.
Cơ chế bảo mật: hệ thống ACB Online được bảo mật dựa trên:
Bảo mật đường truyền
Xác thực người sử dụng bằng mã số truy cập và mật khẩu
Phương thức xác thực chữ ký điện tử
Phương thức xác thực mật khẩu OTP
Phương thức xác thực bằng thẻ ma trận.
Dịch vụ Mobile Banking: Là dịch vụ giúp khách hàng giao dịch với ngân hàng mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị ngoại vi cầm tay như điện thoại di động, máy tính bảng có kết nối Wifi, GPRS, 3G.
Tính năng của dịch vụ: là dịch vụ giúp khách hàng truy cập thông tin về tài khoản TGTT, thông tin thẻ, thông tin tỷ giá, thông tin chứng khoán… và thanh toán các hóa đơn, chuyển tiền từ tài khoản TGTT qua thẻ bằng tin nhắn điện thoại di động, thông báo số dư tựđộng.
Điều kiện sử dụng Mobile banking: Khách hàng có tài khoản TGTT VNĐ tại ACB đã ký hợp đồng sử dụng dịch vụ ACB Online – Mobile Service có sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng kết nối với Internet (3G, Wifi, GPRS..).
Cơ chế bảo mật: Hệ thống Mobile banking được bảo mật dựa trên:
Xác thực người sử dụng bằng mã số truy cập, mật khẩu.
Khi nhập sai mật khẩu 5 lần, hệ thống sẽ khóa lại.
Xác thực một ký tự mật mã trong chiều dài mật mã, hạn mức khi khách hàng nhắn tin thanh toán.
Khách hàng muốn thanh toán phải đăng ký trước với ngân hàng.
Dịch vụ SMS Banking: Là dịch vụ cho phép những khách hàng có tài khoản TGTT tại ACB thực hiện giao dịch với ngân hàng thông qua hình thức dùng điện thoại di động nhắn tin theo cú pháp mẫu của ngân hàng và gửi đến đầu số 997 để thực hiện.
Tính năng của dịch vụ: Kiểm tra số dư và liệt kê giao dịch tài khoản TGTT (hoặc thẻ); Biết thông tin về lãi suất, tỉ giá hối đoái; Thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, bảo hiểm… Trích tiền từ tài khoản TGTT sang thẻ (Visa Electron, Master Electronic, Citimart)....
Điều kiện sử dụng: khách hàng có tài khoản TGTT ACB đến chi nhánh gần nhất để ký hợp đồng sử dụng dịch vụ thanh toán SMS Service và được cấp mật mã sử dụng thanh toán trên hệ thống SMS Service.
Dịch vụ Phone Banking: Là hệ thống trả lời tự động 24/24h thông tin về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thông qua tài khoản cá nhân, khách hàng nhấn vào các phím trên bàn phím điện thoại cốđịnh hoặc di động theo mã do ngân hàng quy định để yêu cầu hệ thống trả lời.
Tính năng của dịch vụ: Kiểm tra số dư tài khoản TGTT; Kiểm tra các giao dịch gần nhất; Kiểm tra các thông tin về lãi suất của ngân hàng; Kiểm tra các thông tin về tỷ giá hối đoái; Tra các thông tin chứng khoán: kết quả khớp lệnh, kết quả