Tính bền vững của động cơ chọn nghề

Một phần của tài liệu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 95)

Sau khi đã xác định được các động cơ quyết định đến việc chọn nghề của học sinh, các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề và hành vi chọn nghề của các em, chúng tôi tiến hành đánh giá các loại động cơ chọn nghề để kiếm tra tính bền vững của chúng sau khi các em đã hoàn thành chương trình học ở cơ sở đào tạo nghề. Chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Nếu thi đỗ và hoàn thành chương trình nghề đã theo đuổi, ra trường xin việc khó khăn bạn sẽ làm gì?”.

Bảng 3.21: Những việc làm khi ra trường xin việc gặp khó khăn

Làm gì khi xin việc gặp khó khăn

Trƣờng

Tổng

THPT VY 1 THPT VY 2 THPT NBK

Nộp hồ sơ đợi đến khi xin được công việc phù hợp với nghề đã học mới đi làm 31 27 42 100 31,0 27,0 42,0 33,3(%) Nhờ các mối quan hệ tìm công việc đúng chuyên ngành 41 33 45 119 41,0 33,0 45,0 39,7(%) Làm bất cứ công việc gì dù trái ngành nghề đã học 12 11 18 41 12,0 11,0 18,0 13,7(%)

Lựa chọn công việc có liên quan 1 chút đến nghề đã được đào tạo

27 28 38 93

27,0 28,0 38,0 31,0(%)

Đi học một nghề khác 7 6 17 30

7,0 6,0 17,0 10,0(%)

Qua bảng số liệu chúng tôi thấy rằng điều các em học sinh nghĩ đến nhiều nhất khi ra trường xin việc gặp khó khăn đó là “Nhờ các mối quan hệ tìm công việc đúng chuyên ngành” chiếm 39,7%, tiếp đó là “Nộp hồ sơ đợi đến khi xin được công việc phù hợp với nghề đã học mới đi làm” chiếm 33,3%; “Lựa chọn công việc có liên quan 1 chút đến nghề đã được đào tạo” chiếm 31,0%. Điều này cho thấy tính bền vững của động cơ chọn nghề của các em, khi đã quyết định đến với nghề đó thì các em đã xác định: sẽ phải xin bằng được công việc phù hợp với nghề đã chọn hoặc làm một công việc gì đó cũng phải liên quan đến nghề đó, điều đó cho thấy các

em đang quyết tâm theo đuổi nghề mà mình đã chọn. Các yếu tố khác: “Làm bất cứ công việc gì dù trái ngành nghề đã học” chiếm 13,7% và cuối cùng là “Đi học một nghề khác” chỉ chiếm 10,0%. Có thế thấy bên cạnh những em học sinh quyết tâm theo đuổi nghề đến cùng thì cũng có một bộ phận không nhiều các em có suy nghĩ rằng sẽ làm bất cứ công việc gì miễn rằng có việc làm hay có những em quyết định làm lại từ đầu bằng việc đi học một nghề khác. Đó có phải là một trong những giải pháp tốt thể hiện sự linh hoạt của các em trong việc thích ứng với cuộc sống hay nó thể hiện một sự bế tắc trước những khó khăn của vấn đề việc làm đối với sinh viên khi tốt nghiệp ra trường?

Khi xem xét dưới góc độ trường, có một thực tế rất dễ nhận ra đó là trong trường hợp ra trường xin việc gặp khó khăn thì học sinh trường dân lập THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh giá sự cần thiết thực hiện tất cả các hoạt động trên ở mức cao hơn học sinh 2 trường công lập THPT Việt Yên 1 và THPT Việt Yên 2 (xem bảng 3.21).

3.4. Giải pháp giúp học sinh có đƣợc động cơ lựa chọn nghề đúng đắn.

Chọn nghề là một công việc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, và thường được thực hiện trong độ tuổi học sinh THPT. Vì vậy, để học sinh chọn được nghề phù hợp thì chúng ra cần có những biện pháp giúp học sinh hình thành những động cơ chọn nghề đúng đắn. Trong nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra và đưa ra một số những biện pháp như sau:

Thông qua điều tra 300 em học sinh, kết quả bảng số liệu cho chúng ta thấy rằng nhóm các giải pháp được các em học sinh đánh giá cao đó là: “Cung cấp các thông tin về nghề, trường tuyển sinh, điểm chuẩn các năm trước, cơ hội việc làm của nghề” với 240 học sinh chiếm 80,0%; “Tìm hiểu các thông tin liên quan đến nghề dự định chọn: trường đào tạo, điểm chuẩn, đầu ra” với 226 em chiếm 75,3%; “Tổ chức cho học sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh” với 206 em chiếm 68,7%; “Tìm hiểu khả năng của bản thân có thể đáp ứng các yêu cầu của nghề nào đó” với 203 em chiếm 67,7%.Có thể đánh giá rằng, việc thiếu các thông tin cần thiết liên quan đến nghề (cơ sở đào tạo, điểm chuẩn, cơ hội việc làm…) là một thực

trạng diễn ra hiện nay không chỉ trên địa bàn nghiên cứu mà ở nhiều địa phương khác trên cả nước, đặc biệt là những vùng nông thôn, miền núi. Chính vì vậy mà các em đánh giá rất cao nhóm giải pháp này. Bên cạnh đó, nhu cầu muốn tìm hiểu khám phá bản thân, những khả năng, năng lực hiện có của bản thân để so sánh, đối chiếu với những yêu cầu cơ bản của nghề cần có cũng là một yếu tố mà các em cho rằng cần thiết.

Bảng 3.22: Những biện pháp giúp hình thành động cơ chọn nghề cho học sinh

STT Giải pháp Tần số

xuất hiện

Tỷ lệ %

1 Mở phòng tư vấn hướng nghiệp tại nhà trường 184 61,3 2 Tổ chức cho học sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh 206 68,7 3 Cung cấp các thông tin về nghề, trường tuyển sinh, điểm

chuẩn các năm trước, cơ hội việc làm của nghề 240 80,0 4 Nhà trường tổ chức định kỳ các buổi hướng nghiệp cho học

sinh 175 58,3

5 Đưa môn hướng nghiệp vào chương trình học ngoại khóa 136 45,3 6 Giới thiệu cho học sinh các chương trình hướng nghiệp được

thực hiện trên các phương tiện truyền thông (internet, tivi…) 168 56,0 7 Tổ chức tham vấn, tư vấn cho phụ huynh học sinh giúp bố

mẹ có định hướng đúng cho con cái trong việc chọn nghề 155 51,7 8 Tổ chức cho học sinh làm một số trắc nghiệm liên quan đến

chọn nghề 161 53,7

9 Tổ chức cho học sinh tham quan ngoại khóa 1 số trường ĐH,

CĐ, Trung cấp 183 61,0

10 Mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh 137 45,7 11 Tham khảo ý kiến thầy cô về nghề lựa chọn 169 56,3 12 Tìm hiểu khả năng của bản thân có thể đáp ứng các yêu cầu

của nghề nào đó 203 67,7

13 Tìm hiểu các thông tin liên quan đến nghề dự định chọn:

Nhóm các giải pháp tiếp theo được các em học sinh quan tâm ở mức độ thấp hơn một chút đó là: “Mở phòng tư vấn hướng nghiệp tại nhà trường” với 184 em chiếm 61,3%; “Tổ chức cho học sinh tham quan ngoại khóa 1 số trường ĐH, CĐ, Trung cấp” với 183 em chiếm 61,0%; “Nhà trường tổ chức định kỳ các buổi hướng nghiệp cho học sinh” với 175 em chiếm 58,3%; “Tham khảo ý kiến thầy cô về nghề lựa chọn” với 169 em chiếm 56,3 %; “Giới thiệu cho học sinh các chương trình hướng nghiệp được thực hiện trên các phương tiện truyền thông (internet, tivi…)” với 168 em chiếm 56,0 %.

Nhóm các giải pháp còn lại, đó là: “Tổ chức cho học sinh làm một số trắc nghiệm liên quan đến chọn nghề” với 161 em chiếm 53,7%; “Tổ chức cho học sinh làm một số trắc nghiệm liên quan đến chọn nghề” với 155 em chiếm 51,7%, duy chỉ có 2 yếu tố “Đưa môn hướng nghiệp vào chương trình học ngoại khóa” và “Mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh” được các em đánh giá ở mức không cao dưới một nửa các em học sinh được hỏi, lần lượt là 45,3% và 45,7%.

Để kiểm tra tính đúng đắn của những biện pháp giúp học sinh chọn nghề đúng đắn, chúng tôi tiến hành khảo sát trên giáo viên, kết quả thu được như sau

(xem bảng 3.23):

Kết quả bảng số liệu cho thấy nhóm các giải pháp được các giáo viên đánh giá cao đó là: “Cung cấp các thông tin về nghề, trường tuyển sinh, điểm chuẩn các năm trước, cơ hội việc làm của nghề” chiếm 91,1%; “Tìm hiểu các thông tin liên quan đến nghề dự định chọn: trường đào tạo, điểm chuẩn, đầu ra” với 88,9%; Nhóm các yếu tố tiếp theo đó là “Nhà trường tổ chức định kỳ các buổi hướng nghiệp cho học sinh” chiếm 60,0%; “Tham khảo ý kiến thầy cô về nghề lựa chọn” chiếm 60,0%, “Mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh” với 53,3%; “Tìm hiểu khả năng của bản thân có thể đáp ứng các yêu cầu của nghề nào đó” với 40,0%.Có thể thấy rằng, có một sự đánh giá tương đồng về tính đúng đắn của các giải pháp trên giữa học sinh và giáo viên. Tuy nhiên cũng có sự không tương đồng, ví dụ như khá nhiều học sinh mong muốn được mở phòng tư vấn hướng nghiệp tại nhà trường, cho rằng đó là việc rất quan trọng (61,3 %) nhưng phần lớn các giáo viên lại

cho rằng việc đó chưa thực sự quan trọng (chỉ có 17,8% hoàn toàn đồng ý; 51,1% đồng ý và có tới 31,1% không đồng ý). Điều này chứng tỏ giáo viên cũng chưa đánh giá cao vai trò của việc thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp tại nhà trường hay có chăng đó là việc làm không khả thi vì liên quan đến nhiều các vấn đề khác như góc độ: kinh tế, con người (chuyên môn).

Bảng 3.23: Những biện pháp giúp hình thành động cơ chọn nghề đúng đắn cho học sinh theo ý kiến của giáo viên

STT Giải pháp Tỉ lệ % lựa chọn Hoàn toàn đồng ý Đồng ý 1 phần Không đồng ý

1 Mở phòng tư vấn hướng nghiệp tại nhà trường 17,8 51,1 31,1 2 Tổ chức cho học sinh tham gia ngày hội tư vấn

tuyển sinh 13,3 84,4 2,2

3 Cung cấp các thông tin về nghề, trường tuyển sinh,

điểm chuẩn các năm trước, cơ hội việc làm của nghề 91,1 8,9 0,0 4 Nhà trường tổ chức định kỳ các buổi hướng nghiệp

cho học sinh 60,0 37,8 2,2

5 Đưa môn hướng nghiệp vào chương trình học ngoại

khóa 6,7 84,4 8,9

6 Giới thiệu cho học sinh các chương trình hướng nghiệp được thực hiện trên các phương tiện truyền thông (internet, tivi…)

8,9 88,9 2,2 7 Tổ chức tham vấn, tư vấn cho phụ huynh học sinh

giúp bố mẹ có định hướng đúng cho con cái trong việc chọn nghề

11,1 88,9 0,0 8 Tổ chức cho học sinh làm một số trắc nghiệm liên

quan đến chọn nghề 2,2 68,9 28,9

9 Tổ chức cho học sinh tham quan ngoại khóa 1 số

trường ĐH, CĐ, Trung cấp 8,9 28,9 62,2

10 Mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh 53,3 44,4 2,2 11 Tham khảo ý kiến thầy cô về nghề lựa chọn 60,0 40,0 0,0 12 Tìm hiểu khả năng của bản thân có thể đáp ứng các

yêu cầu của nghề nào đó 40,0 60,0 0,0

13 Tìm hiểu các thông tin liên quan đến nghề dự định

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Động cơ chọn nghề của mỗi cá nhân là yếu tố thúc đẩy cá nhân, chi phối mọi hoạt động của cá nhân vươn tới sự xác định cho mình một nghề nghiệp nào đó. Trong chừng mực nhất định khi xác định được động cơ chọn nghề của mỗi cá nhân, chúng ta có thể dự đoán trước chiều hướng hoạt động của cá nhân trong nghề đó và hơn nữa có thể dự đoán được cả hiệu quả trong hoạt động nghề của họ. Trong nghiên cứu này chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Nhận thức của học sinh về chọn nghề:

Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp: phần lớn các em học sinh cho rằng việc chọn nghề từ khi ngồi trên ghế nhà trường là rất cần thiết và quan trọng.

Mức độ hiểu biết về nghề: Tuy rằng phần lớn các em học sinh đều nhận thức rằng việc lựa chọn nghề nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng nhưng trên thực tế các em chưa có hiểu biết đầy đủ về các nội dung cần cho hoạt động chọn nghề. Có thể thấy các nội dung công việc của nghề, các yêu cầu về tố chất, năng lực của nghề quy định và các cơ sở đào tạo nghề là cần thiết hơn với học sinh lớp 12 trong giai đoạn tìm hiểu về nghề trước khi ra quyết định. Tuy nhiên phần lớn số học sinh cả nam và nữ trong 03 trường được nghiên cứu lại quan tâm hơn tới các nội dung: Cơ hội xin việc của nghề và mức thu nhập của nghề. Những hiểu biết có được mang tính phiến diện. Các em nắm bắt được các thông tin về những dấu hiện bề ngoài, không phải bản chất của nghề…Chính vì điều đó mà khi quyết định chọn nghề học sinh thường quan tâm đến vấn đề kinh tế và cơ hội việc làm của nghề mà quên mất rằng cần phải tìm hiểu trước các thông tin về nội dung của nghề và các yêu cầu mà nghề quy định để xem bản thân có phù hợp với nghề lựa chọn hay không.

Nhìn chung, phần lớn các em học sinh vẫn có tâm lý rằng đại học là con đường lập nghiệp chính, điều đó được thể hiện ở tỷ lệ hơn 75% số học sinh được nghiên cứu chọn cho mình nghề được đào tạo ở bậc đại học. Và xu hướng chọn

nghề chủ yếu tập trung ở các ngành kinh tế, Giáo dục-sư phạm, Điện tử-viễn thông và an ninh - quốc phòng.

Các động cơ thúc đẩy học sinh chọn nghề: qua nghiên cứu cho thấy, có nhiều yếu tố thúc đẩy học sinh chọn nghề, có thể phân thành 5 nhóm chính: động cơ kinh tế (Nghề dễ kiếm được việc làm; Nghề dễ kiếm tiền; Nghề có nhiều cơ hội thăng tiến trong xã hội; Nghề đã được gia đình đảm bảo đầu ra; Được thoát ly khỏi quê hương).; Động cơ tự khẳng định (Nghề sử dụng trí tuệ, ít lao động chân tay; Nghề dễ nổi tiếng, đạt địa vị trong xã hội; Nghề mang lại sự tự hào cho bản thân); Động cơ trách nhiệm xã hội (Nghề mang lại sự tự hào cho gia đình; Nghề có nhiều đóng góp cho xã hội.; Nghề được xã hội tôn trọng; Nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình; Muốn cống hiến cho xã hội); Động cơ phát triển năng lực (Nghề có cơ hội được học tập, làm việc ở nước ngoài; Làm việc trong môi trường phù hợp với tính cách; Nghề lao động bằng thao tác kỹ thuật cao; Nghề hợp với sở thích của bản thân; Nghề phù hợp với năng khiếu; Nghề phù hợp với sở thích, nguyện vọng từ khi còn nhỏ; Bản thân nghề nghiệp có nhiều hấp dẫn và mong muốn được tìm hiểu, khám phá; Nghề có thể phát huy được điểm mạnh của bản thân; Muốn được trưởng thành thông qua các công việc của nghề; Bản thân hoàn toàn phù hợp với nghề; Nghề mang lại cho bản thân sự tự do sáng tạo); Động cơ thụ động (Lời khuyên của bạn bè, người thân; Để bạn bè thấy mình không thua kém; Định hướng của gia đình; Nghề đang “hot” được nhiều bạn trẻ cùng quan tâm; Cảm nhận rằng mình sẽ phù hợp với nghề). Trong số các nhóm động cơ đó thì động cơ trách nhiệm xã hội và động cơ phát triển năng lực là hai loại động cơ được học sinh xếp ở thứ bậc cao hơn trong việc chọn nghề của học sinh. Điều này có sự khác biệt so với giả thiết nghiên cứu đưa ra nhưng trên thực tế động cơ kinh tế cũng là một yếu tố thúc đẩy mạnh trong việc chọn nghề của các em, chỉ đứng sau 2 động cơ trên ở mức độ biểu hiện.

Một số khó khăn học sinh thường gặp khi chọn nghề đó là: Thiếu thông tin về nghề, áp lực quá lớn từ việc học tập, chưa thực sự hiểu bản thân có phù hợp với nghề hay không, rối nhiễu thông tin về nghề, điều kiện kinh tế của gia đình, gia đình

tham gia vào việc chọn nghề, nhà trường không tổ chức hướng nghiệp cho học sinh, không có người định hướng, thiếu sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô, chưa thực sự hiểu bản thân có phù hợp với nghề hay không, áp lực quá lớn từ việc học tập, rối nhiễu thông tin về nghề, điều kiện kinh tế của gia đình. Chính vì những khó khăn đó mà học sinh không biết liệu rằng quyết định lựa chọn nghề của mình như vậy có

Một phần của tài liệu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)