Tổ chức nghiên cứu về mặt thực tiễn

Một phần của tài liệu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 54)

- Xác định và đánh giá mức độ biểu hiện của các động cơ khác nhau trong việc lựa chọn nghề, xác định các yếu tố thúc đẩy; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh có động cơ đúng đắn trong quá trình chọn nghề tạo điều kiện để có sự phù hợp và thích ứng nghề sau này trong quá trình học tập và lao động nghề nghiệp.

Ở giai đoạn này, chúng tôi thu thập thông tin chủ yếu bằng hệ thống các phương pháp điều tra như bảng hỏi, phỏng vấn sâu học sinh, giáo viên và một số

cán bộ quản lý nhà trường, phương pháp chuyên gia để đánh giá động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh qua đó nhằm kiểm tra độ chính xác trong lựa chọn của các em học sinh. Để tiến hành công việc điều tra thuận lợi, chúng tôi đã thực hiện những công việc sau:

- Tham khảo ý kiến chuyên gia TLH, các cán bộ quản lý và giáo viên các trường trung học phổ thông về các bộ công cụ nghiên cứu. Tiến hành điều tra thử trên 70 học sinh trường THPT Việt Yên số 1 (tháng 12 năm 2013) để kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy và độ hiệu lực của phiếu hỏi.

- Khảo sát thực trạng động cơ lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang: tiến hành trên số lượng 300 học sinh ở 03 trường: THPT Việt Yên số 1, THPT Việt Yên số 2 và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thời gian tiến hành: tháng 2, tháng 3 năm 2014.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, khái quát các thông tin lý luận có liên quan đến đề tài ở các góc độ triết học, xã hội học, giáo dục học, tâm lý học. Thông qua việc tham khảo các tài liệu lý luận tâm lý học, các công trình nghiên cứu liên quan đến động cơ lựa chọn nghề, khái quát hoá, hệ thống hóa các vấn đề có liên quan và hình thành cơ sở lý luận cho đề tài, xây dựng bộ câu hỏi khảo sát .

2.3.2. Phương pháp chuyên gia

Để có được những kết luận khách quan về động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia, trao đổi và tiếp nhận ý kiến đóng góp của các giáo viên , cán bộ chuyên môn có kinh nghiê ̣m trong lĩnh vực tâm lý ho ̣c và các lĩnh vực liên quan ho ạt động chọn nghề để xây dựng cơ sở lý luâ ̣n và các công cụ nghiên cứu cho đề tài.

2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng 2 loại bảng hỏi khác nhau, trong đó bao gồm bảng hỏi

học sinh lớp 12 nhằm tìm hiểu động cơ chọn nghề, mức độ biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh.

Bảng hỏi cho học sinh gồm 4 phần:

+ Phần 1: Tìm hiểu mức độ cần thiết, thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay: câu 1,2,3,4,5,6,7,10.

+ Phần 2: Tìm hiểu động cơ thúc đẩy việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12: câu 8. Trong quá trình tiến hành thiết kế câu hỏi này, chúng tôi đưa ra khoảng 40 item để tiến hành điều tra thử trên 70 học sinh, kết quả cho thấy có những item bị học sinh bỏ qua và có những item học sinh điền không đúng. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân có thể do item đó được thiết kế chưa phù hợp hoặc gây khó hiểu cho khách thể nghiên cứu. Sau khi kết hợp tham khảo thêm ý kiến chuyên gia, chúng tôi đã quyết định giữ lại 29 item ở bảng hỏi chuẩn trước khi đưa vào tiến hành khảo sát.

+ Phần 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn nghề của học sinh và giải pháp giúp học sinh có được động cơ lựa chọn nghề đúng đắn: câu 9,15.

+ Phần 4: Một số thông tin chung về khách thể nghiên cứu: câu 16.

Bảng hỏi dành cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đang tham gia trực tiếp vào hoạt động giảng dạy, định hướng, hỗ trợ học sinh trong các trường THPT nhằm tìm hiểu những hoạt động của nhà trường và giáo viên tác động đến động cơ trong hoạt động chọn nghề của học sinh. Bảng hỏi cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên gồm 4 phần:

+ Phần 1: Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ cần thiết của việc chọn nghề của học sinh: câu 1,2,3,4,5.

+ Phần 2: Tìm hiểu các động cơ thúc đẩy và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh: câu 6,7.

+ Phần 3: Tìm hiểu những khó khăn của việc chọn nghề và những giải pháp giúp học sinh chọn nghề đúng đắn: câu 8,9.

Sử dụng bộ câu hỏi khảo sát đã được thiết kế trên khách thể là 300 học sinh lớp 12 và 45 giáo viên được lựa chọn theo danh sách lớp ở 03 trường nghiên cứu với mục đích làm khách thể nghiên cứu bộc lộ rõ mức độ biểu hiện của các động cơ lựa chọn nghề nghiệp khác nhau. Phiếu điều tra nhằm làm sáng tỏ thực trạng động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 và những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng của thực trạng tại địa bàn nghiên cứu.

* Các bước điều tra:

Sau khi đã thiết kế xong các mẫu phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành các bước tiếp theo như sau:

+ Tiến hành phát phiếu điều tra cho tất cả các nhóm khách thể nghiên cứu tại 3 trường trên địa bàn huyện.

+ Làm sạch phiếu và nhập số liệu thu thập được để tiến hành xử lý.

2.3.4. Phương pháp phỏng vấn.

Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra; thông qua phương pháp này nhằm thu thập thêm thông tin để làm rõ thêm những nhận xét trong đề tài. Với phương pháp này, chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở là những tình huống thực tế mà HS, cán bộ quản lý và giáo viên gặp phải trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp qua đó để thấy được rõ hơn các động cơ thúc đẩy trong việc lựa chọn nghề của các em HS.

Khi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, chúng tôi cố gắng tạo được sự ủng hộ và sự tin cậy của thầy/ cô và các em. Đồng thời người phỏng vấn cũng tuỳ tình huống để đưa ra một số câu hỏi khác nhau để kiểm tra độ chính xác của những thông tin mà người được phỏng vấn cung cấp. Do đó kết quả thu được từ các cuộc phỏng vấn sâu là chính xác và đáng tin cậy.

Lựa chọn ở 03 trường, mỗi trường 10 học sinh và 03 giáo viên để phỏng vấn các thông tin liên quan đến đề tài để có thêm được những nhận xét cụ thể hơn phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Mỗi HS, thầy cô giáo được phỏng vấn 1 lần, với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị chi tiết, rõ ràng theo từng nội dung vấn đề cần nghiên cứu.

Trình tự nội dung cần phỏng vấn không bị cố định theo trình tự đã chuẩn bị, người phỏng vấn sẽ linh hoạt, mềm dẻo tuỳ từng khách thể.

Cụ thể: Khi đối tượng phỏng vấn là HS thì nội dung phỏng vấn bao gồm: Thông tin về trường học, giới tính, đặc điểm nhận thức, động cơ thúc đẩy, hành động của HS trong hoạt động chọn nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chọn nghề...

Khi đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo và giáo viên thì nội dung phỏng vấn gồm: trường, môn giảng dạy, Mức độ quan tâm của HS đối với hoạt động chọn nghề, những hình thức và biện pháp GDHN của nhà trường đã áp dụng cho HS trong quá trình chọn nghề, giải pháp...

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được. Cách xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán ứng dụng trong giáo dục học và tâm lý học.

Số liệu thu được từ nghiên cứu đề tài được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Các thông số thống kê được sử dụng trong luận văn:

Thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ số sau:

+ Điểm trung bình cộng: Dùng để tính điểm trung bình của các tiêu chí trong từng yếu tố, khái niệm, động cơ chọn nghề.

+ Độ lệch chuẩn: Dùng để mô tả sự phân tán hay tập trung của các câu trả lời mà khách thể đã lựa chọn và từ kết quả này sẽ tính T-test so sánh sự khác biệt giữa các mẫu.

+ Tần suất và chỉ số phần trăm các phương án trả lời.

Thống kê suy luận: Sử dụng chỉ số sau:

+ Phân tích mối tương quan : Dùng để đo lường về mối liên hệ giữa hai biến số. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan KMO (KMO and

Bartlett's Test) để nhận định những giá trị có được qua phân tích nhân tố thúc đẩy việc chọn nghề của học sinh đảm bảo độ tin cậy.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).

Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.

Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:

- Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu. - Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng.

- Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn .

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0.5

0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp.

* Cách tính điểm:

Trong bảng hỏi, chúng tôi thiết kế các item biểu thị các yếu tố liên quan đến chọn nghề, động cơ trong hoạt động chọn nghề bằng thang đo Liker với 3 mức độ khác nhau từ cao đến thấp. Các câu hỏi về mức độ như: cần thiết (Rất cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết), hiểu biết (Tìm hiểu rất kỹ, có tìm hiểu nhưng không

nhiều, chưa tìm hiểu), mức độ (Hoàn toàn đúng, đúng 1 phần, không đúng), (Hoàn toàn đồng ý, đồng ý 1 phần, không đồng ý)... đều có 3 mức độ trả lời, tương ứng với 3 mức điểm 1, 2, 3, trong đó 1 có giá trị cao nhất và 3 là có giá trị thấp nhất.

Trong đề tài này, chúng tôi chia các mức độ biểu hiện của động cơ chọn nghề thành 3 mức: Tích cực cao; tính tích cực ở mức trung bình; tính tích cực ở mức thấp. Mức độ biểu hiện của các động cơ chọn nghề là điểm trung bình cộng của các tiêu chí biểu hiện cho các động cơ chọn nghề đó. Cụ thể, các mức độ biểu hiện của các động cơ chọn nghề được quy định như sau:

Mức độ tích cực cao: 1 ≤X ≤1,666

Mức độ tích cực trung bình (chưa tích cực): 1,667 ≤X≤2,322 Mức độ tích cực thấp (kém tích cực): 2,323 ≤X ≤ 3

Bên cạnh đó chúng tôi kết hợp với các thống kê về tần suất và chỉ số phần trăm để phân tích, đánh giá các mức độ biểu hiện của động cơ chọn nghề ở học sinh lớp 12.

Tiểu kết chƣơng 2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học nói chung và trong Tâm lý học nói riêng, bên cạnh đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu lý luận và thực tiễn theo từng giai đoạn cụ thể để có những kết quả mang tính rõ ràng, chi tiết.

Nhìn chung học sinh THPT lớp 12 đang ở độ tuổi dần trưởng thành và có những băn khoăn, suy nghĩ về tương lai của mình, trong đó vấn đề nghề nghiệp sau này được các em đặc biệt quan tâm. Các em đã có những nhận thức nhất định về ngành nghề mà định theo học. Điều kiện, hoàn cảnh gia đình phần lớn là con em các gia đình thuần nông, vừa tham gia học tập vừa là một lao động trong gia đình. Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm – sinh lý của nhóm khách thể nghiên cứu này là thực sự cần thiết giúp chúng tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu, áp dụng các phương pháp nghiên cứu nêu ở trên một cách linh hoạt góp phần tạo nên tính hiệu quả tối ưu cho công trình nghiên cứu.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Để xác định được những động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 một cách chính xác và từ đó có những giải pháp phù hợp để giúp các em có sự lựa chọn đúng đắn, theo chúng tôi trước tiên cần xác định rõ thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của các em học sinh lớp 12 hiện nay.

3.1. Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay. huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay.

Trước khi xác định thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 hiện nay, cần phải mô tả được cách thức học sinh lựa chọn nghề nghiệp hiện nay như thế nào? Học sinh có nhận thức được điều đó hay không? Nhận thức là quá trình thể hiện sự hiểu biết của con người về thế giới, đó là quá trình phản ánh hoạt động khách quan vào bộ óc của con người. Đúng như vậy, chúng ta muốn tìm hiểu được vấn đề gì hay quyết định làm một việc nào đó thì bản thân phải nhận biết được vấn đề đó có bản chất như thế nào? ra sao? Có như vậy thì mới tính đến kết quả công việc được. Việc nhận thức được bản chất của vấn đề cần quan tâm có ý nghĩa quyết định tới hành vi, ý thức của mỗi người, có tác động mạnh, chỉ đạo suy tính, sự lựa chọn các lợi ích, lựa chọn các cách thức hành động để đạt được lợi ích mong muốn…trước khi quyết định tham gia. Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về vấn đề chọn nghề, chúng tôi sẽ nhấn mạnh tới hai vấn đề: thứ nhất là các em có thấy được tầm quan trọng của việc chọn nghề đối với bản thân mình hay không, thứ hai là mức độ hiểu biết của các em về việc chọn nghề này như thế nào? Để làm rõ được những yếu tố này, chúng tôi đã tiến hành tổ chức điều tra dựa trên 300 học sinh và kết quả nghiên cứu của tôi thu được như sau:

3.1.1.Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp

Việc lựa chọn nghề nghiệp là một vấn đề rất quan trọng đối với cá nhân mỗi con người. Đánh giá được tầm quan trọng của nó sẽ giúp các em học sinh nhận thức và tìm hiểu kỹ càng hơn về nghề lựa chọn để từ đó có những lựa chọn sáng suốt cho tương lai của mình.

Bảng 3.1: Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp Giới tính Trƣờng Tổng Nam Nữ THPT VY 1 THPT VY 2 THPT NBK Việc lựa chọn nghề nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường có

Một phần của tài liệu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 54)