liên quan đến nghề
Nếu ở các em học sinh có một động cơ chọn nghề đúng đắn thì các em sẽ dành thời gian tìm hiểu kỹ về thông tin của nghề nghiệp đó. Ở đây, chúng tôi xác
định mối quan hệ giữa động cơ chọn nghề với việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến nghề với kết quả như sau:
Bảng 3.16: Mối quan hệ giữa ĐC chọn nghề với việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến nghề
Loại động cơ
Mức độ tìm hiểu thông tin
Tổng Tìm hiểu kỹ Có tìm hiểu, không nhiều Không tìm hiểu Động cơ kinh tế 67 49 6 122 48,6 37,1 20,0 40,7(%) Động cơ tự khẳng định 38 27 5 70 27,5 20,5 16,7 23,3(%) Động cơ trách nhiệm xã hội 96 73 21 190 69,6 55,3 70,0 63,3(%) Động cơ phát triển năng lực 88 76 12 176 63,8 57,6 40,0 58,7(%) Động cơ thụ động 35 23 4 62 25,7 17,4 14,3 20,9(%)
Như đã nêu ở trên, xét trên phương diện nào đó có thể nói động cơ kinh tế và động cơ thụ động là hai động cơ chưa thực sự phù hợp và các động cơ: trách nhiệm xã hội, phát triển năng lực và tự khẳng định là các động cơ phù hợp trong hoạt động chọn nghề của học sinh lớp 12. Thông qua bảng số liệu có thể thấy rằng các em học sinh chọn nghề theo động cơ thụ động và động cơ tự khẳng định sẽ không tìm hiểu kỹ thông tin về nghề (lần lượt là 25,7% và 27,5%), trong khi đó các em có động cơ kinh tế cũng chỉ tìm hiểu nghề ở mức trung bình (48,6%). Trái ngược lại những em học sinh chọn nghề theo động cơ phát triển năng lực và động cơ trách nhiệm xã hội lại tìm hiểu kỹ thông tin với nghề mà các em lựa chọn (lần lượt là 63,8% và 69,6%). Điều này cho thấy nếu các em có động cơ chọn nghề phù hợp thì các em sẽ quan tâm đến các thông tin đến nghề nhiều hơn, tìm hiểu kỹ các nội dung liên quan đến nghề trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề đó. Chúng tôi nhận định rằng điều này thực sự quan trọng và cần thiết đối với các em, tạo cho các em tâm thế sẵn sàng, sự chuẩn bị tâm lí chu đáo trước khi đến với nghề.
3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến động cơ lựa chọn nghề nghiệp của HS
3.3.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng và độ mạnh của động cơ chọn nghề
Bảng 3.17: Hệ số KMO - xác định những nhân tố ảnh hưởng đến chọn nghề
KMO and Bartlett's Test
Mẫu đo thích hợp .73 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 933.793 df 55 Sig. .000
Với hệ số KMO = 0,73 > 0,5 đủ để cho phép chúng ta nhận định những giá trị có được qua phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh đảm bảo độ tin cậy. Từ 12 chỉ báo ban đầu, bằng phương pháp phân tích nhân tố chúng tôi đã lọc ra được 3 nhân tố, tương ứng với 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng hành vi chọn nghề của các em học sinh.
Bảng 3.18: Các nhóm yếu tố ảnh hưởng hành vi chọn nghề
Yếu tố
Nhóm yếu tố
1 2 3
Theo lời khuyên và chia sẻ của bạn bè ,81
Theo sự tư vấn của thầy cô ,73
Theo sự góp ý của cha mẹ, người thân ,63 Các phương tiện truyền thông ,51
Điểm chuẩn đầu vào của nghề ,72
Thông tin về nghề rõ ràng ,65
Tự bản thân quyết định ,64
Lực học của bản thân ,64
Hoàn cảnh kinh tế gia đình ,83
Truyền thống nghề nghiệp của gia đình ,65
Nhóm yếu tố 1: Tác động của yếu tố hướng nghiệp bên ngoài bao gồm các chỉ báo: Các phương tiện truyền thông, Theo lời khuyên và chia sẻ của bạn bè, Theo sự tư vấn của thầy cô, Theo sự góp ý của cha mẹ, người thân.
Các phương tiện truyền thông ,51
Theo lời khuyên và chia sẻ của bạn bè ,81
Theo sự tư vấn của thầy cô ,73
Theo sự góp ý của cha mẹ, người thân ,63
Nhóm yếu tố 2: Tác động từ nhận thức bên trong đối với nghề bao gồm các chỉ báo: Điểm chuẩn đầu vào của nghề, Thông tin về nghề rõ ràng, Tự bản thân quyết định, Lực học của bản thân.
Điểm chuẩn đầu vào của nghề ,72
Thông tin về nghề rõ ràng ,65
Tự bản thân quyết định ,64
Lực học của bản thân ,64
Nhóm yếu tố 3: Điều kiện và hoàn cảnh gia đình bao gồm các chỉ báo: Hoàn cảnh kinh tế gia đình, Truyền thống nghề nghiệp của gia đình, Ý kiến của chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.
Hoàn cảnh kinh tế gia đình ,83
Truyền thống nghề nghiệp của gia đình ,65 Ý kiến của chuyên gia tư vấn hướng nghiệp ,57
Trong 3 yếu tố có ảnh hưởng đến động cơ thì yếu tố số 2 có ảnh hưởng mạnh nhất đến hình thành động cơ chọn nghề của học sinh (xem bảng 3.19). Có tới 63,7% số học sinh được hỏi cho rằng (nhóm yếu tố 2) tác động nhận thức bên trong đối với nghề có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của các em, bên cạnh đó 2 nhóm yếu tố còn lại được các em đánh giá ở mức độ tương đối thấp: (nhóm yếu tố 1) tác động của các yếu tố hướng nghiệp bên ngoài là 17,0% và (nhóm yếu tố 3)
điều kiện hoàn cảnh của gia đình là 14,1%. Nếu xét theo trường thì nhìn chung học sinh cả 3 trường đều đánh giá cao nhóm yếu tố thứ 2 có ảnh hưởng quyết định tới việc chọn nghề của các em. Bên cạnh đó học sinh ở 2 trường THPT Việt Yên 1 và THPT Việt Yên 2 đánh giá nhóm yếu tố 1 và 3 ảnh hưởng đến việc chọn nghề ở mức độ thấp hơn so với học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, điều đó cho thấy các em học sinh trường dân lập khi quyết định chọn nghề bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các yếu tố bên ngoài và điều kiện hoàn cảnh gia đình so với học sinh 2 trường công lập.
Bảng 3.19: Độ mạnh của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành động cơ chọn nghề Yếu tố ảnh hƣởng Trƣờng Tổng THPT VY 1 THPT VY 2 THPT NBK
Nhóm yếu tố 1: Tác động của yếu tố hướng nghiệp bên ngoài
14 14 23 51
14,0 14,0 23,0 17,0(%) Nhóm yếu tố 2: Tác động từ nhận
thức bên trong đối với nghề
69 60 62 191
69,0 60,0 62,0 63,7(%) Nhóm yếu tố 3: Điều kiện và hoàn
cảnh gia đình 6 14 22 42
6,1 14,1 22,0 14,1(%)
Khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh theo đánh giá của giáo viên (xem bảng 3.20), với nhóm yếu tố 1 (Tác động của yếu tố hướng nghiệp bên ngoài) thì hơn một nửa (53,0%) giáo viên cho rằng sự tư vấn của thầy cô có ảnh hưởng nhiều đến quyết định lựa chọn nghề của học sinh. Với
nhóm yếu tố 2 (Tác động từ nhận thức bên trong đối với nghề) thì các yếu tố ảnh hưởng nhiều: Điểm chuẩn đầu vào của nghề (60,0%), Tự bản thân quyết định (42,2%). Với nhóm yếu tố 3 (Điều kiện và hoàn cảnh gia đình) thì có 01 yếu tố nổi bật đó là “Hoàn cảnh kinh tế gia đình” (42,2%) và có một điều bất ngờ là “Ý kiến của chuyên gia tư vấn hướng nghiệp” chỉ chiếm 0,0%. So với ý kiến đánh giá của học sinh thì giáo viên cũng cho rằng nhóm yếu tố 2 có ảnh hưởng mạnh nhất tới
quyết định chọn nghề của học sinh, tuy nhiên giáo viên lại cho rằng ý kiến của các thầy cô ảnh hưởng nhiều tới quyết định của các em còn các ý kiến của chuyên gia tư vấn hướng nghiệp không có ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của các em. Lý giải điều này, cô Nguyễn Thị Thu Trang – Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng: “Đối với trường khối dân lập chúng tôi, hầu như không mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, chủ yếu là do các thầy cô giáo trong trường chia sẻ và đồng hành cùng các em”; Còn ý kiến của thầy Dương Đình Giáp – Bí thư Đoàn trường THPT Việt Yên 1, giáo viên phụ trách môn thể dục lại cho rằng: “Đối với trường chúng tôi, mỗi học kỳ có mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp về 01 lần để chia sẻ với học sinh về việc chọn nghề trong tiết ngoại khóa, tuy nhiên thời gian không nhiều nên các em không có nhiều cơ hội để trao đổi cùng với chuyên gia, chủ yếu các em vẫn trao đổi với giáo viên nhiều hơn”.
Bảng 3.20: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh theo đánh giá của giáo viên
TT Yếu tố Mức độ (%) Hoàn toàn đúng Đúng một phần Không đúng
1 Theo sự tư vấn của thầy cô 53,3 46,7 0,0 2 Theo sự góp ý của cha mẹ, người thân. 26,7 73,3 0,0 3 Theo lời khuyên và chia sẻ của bạn bè 13,3 86,7 0,0 4 Truyền thống nghề nghiệp của gia đình 8,9 88,9 2,2 5 Hoàn cảnh kinh tế gia đình 42,2 57,8 0,0 6 Ý kiến của chuyên gia tư vấn hướng nghiệp 0,0 33,3 66,7
7 Thông tin về nghề rõ ràng 2,2 95,6 2,2
8 Điểm chuẩn đầu vào của nghề 60,0 40,0 0,0 9 Các phương tiện truyền thông 8,9 88,9 2,2
10 Tự bản thân quyết định 42,2 57,8 0,0
3.3.2. Tính bền vững của động cơ chọn nghề
Sau khi đã xác định được các động cơ quyết định đến việc chọn nghề của học sinh, các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề và hành vi chọn nghề của các em, chúng tôi tiến hành đánh giá các loại động cơ chọn nghề để kiếm tra tính bền vững của chúng sau khi các em đã hoàn thành chương trình học ở cơ sở đào tạo nghề. Chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Nếu thi đỗ và hoàn thành chương trình nghề đã theo đuổi, ra trường xin việc khó khăn bạn sẽ làm gì?”.
Bảng 3.21: Những việc làm khi ra trường xin việc gặp khó khăn
Làm gì khi xin việc gặp khó khăn
Trƣờng
Tổng
THPT VY 1 THPT VY 2 THPT NBK
Nộp hồ sơ đợi đến khi xin được công việc phù hợp với nghề đã học mới đi làm 31 27 42 100 31,0 27,0 42,0 33,3(%) Nhờ các mối quan hệ tìm công việc đúng chuyên ngành 41 33 45 119 41,0 33,0 45,0 39,7(%) Làm bất cứ công việc gì dù trái ngành nghề đã học 12 11 18 41 12,0 11,0 18,0 13,7(%)
Lựa chọn công việc có liên quan 1 chút đến nghề đã được đào tạo
27 28 38 93
27,0 28,0 38,0 31,0(%)
Đi học một nghề khác 7 6 17 30
7,0 6,0 17,0 10,0(%)
Qua bảng số liệu chúng tôi thấy rằng điều các em học sinh nghĩ đến nhiều nhất khi ra trường xin việc gặp khó khăn đó là “Nhờ các mối quan hệ tìm công việc đúng chuyên ngành” chiếm 39,7%, tiếp đó là “Nộp hồ sơ đợi đến khi xin được công việc phù hợp với nghề đã học mới đi làm” chiếm 33,3%; “Lựa chọn công việc có liên quan 1 chút đến nghề đã được đào tạo” chiếm 31,0%. Điều này cho thấy tính bền vững của động cơ chọn nghề của các em, khi đã quyết định đến với nghề đó thì các em đã xác định: sẽ phải xin bằng được công việc phù hợp với nghề đã chọn hoặc làm một công việc gì đó cũng phải liên quan đến nghề đó, điều đó cho thấy các
em đang quyết tâm theo đuổi nghề mà mình đã chọn. Các yếu tố khác: “Làm bất cứ công việc gì dù trái ngành nghề đã học” chiếm 13,7% và cuối cùng là “Đi học một nghề khác” chỉ chiếm 10,0%. Có thế thấy bên cạnh những em học sinh quyết tâm theo đuổi nghề đến cùng thì cũng có một bộ phận không nhiều các em có suy nghĩ rằng sẽ làm bất cứ công việc gì miễn rằng có việc làm hay có những em quyết định làm lại từ đầu bằng việc đi học một nghề khác. Đó có phải là một trong những giải pháp tốt thể hiện sự linh hoạt của các em trong việc thích ứng với cuộc sống hay nó thể hiện một sự bế tắc trước những khó khăn của vấn đề việc làm đối với sinh viên khi tốt nghiệp ra trường?
Khi xem xét dưới góc độ trường, có một thực tế rất dễ nhận ra đó là trong trường hợp ra trường xin việc gặp khó khăn thì học sinh trường dân lập THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh giá sự cần thiết thực hiện tất cả các hoạt động trên ở mức cao hơn học sinh 2 trường công lập THPT Việt Yên 1 và THPT Việt Yên 2 (xem bảng 3.21).
3.4. Giải pháp giúp học sinh có đƣợc động cơ lựa chọn nghề đúng đắn.
Chọn nghề là một công việc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, và thường được thực hiện trong độ tuổi học sinh THPT. Vì vậy, để học sinh chọn được nghề phù hợp thì chúng ra cần có những biện pháp giúp học sinh hình thành những động cơ chọn nghề đúng đắn. Trong nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra và đưa ra một số những biện pháp như sau:
Thông qua điều tra 300 em học sinh, kết quả bảng số liệu cho chúng ta thấy rằng nhóm các giải pháp được các em học sinh đánh giá cao đó là: “Cung cấp các thông tin về nghề, trường tuyển sinh, điểm chuẩn các năm trước, cơ hội việc làm của nghề” với 240 học sinh chiếm 80,0%; “Tìm hiểu các thông tin liên quan đến nghề dự định chọn: trường đào tạo, điểm chuẩn, đầu ra” với 226 em chiếm 75,3%; “Tổ chức cho học sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh” với 206 em chiếm 68,7%; “Tìm hiểu khả năng của bản thân có thể đáp ứng các yêu cầu của nghề nào đó” với 203 em chiếm 67,7%.Có thể đánh giá rằng, việc thiếu các thông tin cần thiết liên quan đến nghề (cơ sở đào tạo, điểm chuẩn, cơ hội việc làm…) là một thực
trạng diễn ra hiện nay không chỉ trên địa bàn nghiên cứu mà ở nhiều địa phương khác trên cả nước, đặc biệt là những vùng nông thôn, miền núi. Chính vì vậy mà các em đánh giá rất cao nhóm giải pháp này. Bên cạnh đó, nhu cầu muốn tìm hiểu khám phá bản thân, những khả năng, năng lực hiện có của bản thân để so sánh, đối chiếu với những yêu cầu cơ bản của nghề cần có cũng là một yếu tố mà các em cho rằng cần thiết.
Bảng 3.22: Những biện pháp giúp hình thành động cơ chọn nghề cho học sinh
STT Giải pháp Tần số
xuất hiện
Tỷ lệ %
1 Mở phòng tư vấn hướng nghiệp tại nhà trường 184 61,3 2 Tổ chức cho học sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh 206 68,7 3 Cung cấp các thông tin về nghề, trường tuyển sinh, điểm
chuẩn các năm trước, cơ hội việc làm của nghề 240 80,0 4 Nhà trường tổ chức định kỳ các buổi hướng nghiệp cho học
sinh 175 58,3
5 Đưa môn hướng nghiệp vào chương trình học ngoại khóa 136 45,3 6 Giới thiệu cho học sinh các chương trình hướng nghiệp được
thực hiện trên các phương tiện truyền thông (internet, tivi…) 168 56,0 7 Tổ chức tham vấn, tư vấn cho phụ huynh học sinh giúp bố
mẹ có định hướng đúng cho con cái trong việc chọn nghề 155 51,7 8 Tổ chức cho học sinh làm một số trắc nghiệm liên quan đến
chọn nghề 161 53,7
9 Tổ chức cho học sinh tham quan ngoại khóa 1 số trường ĐH,
CĐ, Trung cấp 183 61,0
10 Mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh 137 45,7 11 Tham khảo ý kiến thầy cô về nghề lựa chọn 169 56,3 12 Tìm hiểu khả năng của bản thân có thể đáp ứng các yêu cầu
của nghề nào đó 203 67,7
13 Tìm hiểu các thông tin liên quan đến nghề dự định chọn:
Nhóm các giải pháp tiếp theo được các em học sinh quan tâm ở mức độ thấp hơn một chút đó là: “Mở phòng tư vấn hướng nghiệp tại nhà trường” với 184 em chiếm 61,3%; “Tổ chức cho học sinh tham quan ngoại khóa 1 số trường ĐH, CĐ, Trung cấp” với 183 em chiếm 61,0%; “Nhà trường tổ chức định kỳ các buổi hướng nghiệp cho học sinh” với 175 em chiếm 58,3%; “Tham khảo ý kiến thầy cô về nghề lựa chọn” với 169 em chiếm 56,3 %; “Giới thiệu cho học sinh các chương trình hướng nghiệp được thực hiện trên các phương tiện truyền thông (internet, tivi…)”