Mối quan hệ tương quan giữa các loại động cơ chọn nghề

Một phần của tài liệu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 83 - 86)

Trong quá trình ra quyết định chọn nghề ở học sinh lớp 12, không chỉ có một động cơ chọn nghề duy nhất mà có rất nhiều động cơ khác nhau và chúng có mối liên quan mật thiết với nhau.

Bảng 3.12: Mối tương quan giữa các nhóm động cơ

Động cơ ĐC kinh tế ĐC tự khẳng định ĐC trách nhiệm ĐC phát triển năng lực ĐC thụ động ĐC kinh tế 1,000 ,405** ,238** ,256** ,404** , ,000 ,000 ,000 ,000 300 300 300 300 296 ĐC tự khẳng định ,405** 1,000 ,291** ,345** ,453** ,000 , ,000 ,000 ,000 300 300 300 300 296 ĐC trách nhiệm ,238** ,291** 1,000 ,312** ,157** ,000 ,000 , ,000 ,007 300 300 300 300 296 ĐC phát triển năng lực ,256** ,345** ,312** 1,000 ,233** ,000 ,000 ,000 , ,000 300 300 300 300 296 ĐC thụ động ,404** ,453** ,157** ,233** 1,000 ,000 ,000 ,007 ,000 , 296 296 296 296 296

Qua bảng số liệu thu thập được chúng tôi thấy mối tương quan giữa các động cơ như sau:

Động cơ kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với động cơ tự khẳng định và động cơ thụ động. Điều này cho chúng ta thấy rằng, nói đến động cơ kinh tế thì học sinh chỉ chú ý đến vấn đề kinh tế khi chọn nghề chính vì vậy các em sẽ bị ảnh hưởng bởi việc người khác chỉ bảo phải làm cái gì và làm như thế nào (động cơ thụ động ở đây biểu hiện: Lời khuyên của bạn bè, người thân; Để bạn bè thấy mình không thua kém; Định hướng của gia đình; Nghề đang “hot” được nhiều bạn trẻ cùng quan tâm; Cảm nhận rằng mình sẽ phù hợp với nghề). Trong trường hợp này học sinh lựa chọn nghề theo động cơ kinh tế thường khó phân biệt được nội dung của nghề, quyết định của các em thường bị chi phối bởi yếu tố người khác khuyên bảo, khó để tự mình đưa ra quyết định chọn nghề vì vậy sẽ dẫn đến thực trạng các em đưa ra quyết định chọn nghề không phù hợp với bản thân, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc đào tạo và công việc sau này của các em. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một nhóm các em học sinh của lớp 12A5 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm thì đại diện một trong 3 em, em Đinh Thu Trang nêu ra quan điểm và nhận được sự tán thưởng của 2 bạn bên cạnh: “Theo em nếu phải chọn lựa một bên là ngành em yêu thích sau này sẽ có thu nhập cao và một bên là ngành bố mẹ em định hướng cũng có thu nhập cao mặc dù không bằng ngành kia nhưng em sẽ vẫn quyết định chọn ngành bố mẹ em khuyên vì em nghĩ bố mẹ nào cũng muốn tốt cho con và em không muốn bố mẹ buồn vì quyết định của em”.

Động cơ trách nhiệm xã hội quan hệ chặt chẽ với động cơ phát triển năng lực. Các em thường có xu hướng nếu xác định chọn nghề này để cống hiến cho xã hội thì đồng thời nghề đó cũng phải giúp các em phát triển, nâng cao được năng lực của bản thân… Đây có thể coi là điều kiện để các em lựa chọn được cho mình một nghề nghiệp phù hợp.

Động cơ phát triển năng lực có mối quan hệ chặt chẽ với động cơ tự khẳng định. Với những học sinh lựa chọn nghề do động cơ phát triển năng lực thúc đẩy thì khi xác định đến với nghề, đồng thời các em muốn thông qua nghề đó những kỹ

năng, năng lực của bản thân sẽ dần được nâng cao và hoàn thiện. Tri thức khoa học luôn bao la, phong phú còn nhu cầu khám phá, nhận thức, nắm bắt những tri thức đó ở con người chưa khi nào dừng lại. Việc phấn đấu để nâng cao năng lực bản thân, đến một giới hạn nào đó không chỉ nhằm mục đích phát triển bản thân, bên cạnh đó các em muốn được xã hội công nhận, muốn vậy không có cách nào khác ngoài việc các em phải khẳng định được bản thân. Điều đó lý giải tại sao “Động cơ phát triển năng lực có mối quan hệ chặt chẽ với động cơ tự khẳng định” trong quá trình lựa chọn nghề ở học sinh.

Xét trên góc độ nào đó 5 loại động cơ trên, có thể đánh giá các động cơ phù hợp gồm: động cơ tự khẳng định bản thân, động cơ trách nhiệm xã hội và động cơ phát triển năng lực, còn hai động cơ có thể gọi là chưa thực sự phù hợp trên phương diện nào đó, đó là động cợ kinh tế và động cơ thụ động. Nói động cơ kinh tế và động cơ thụ động là hai động cơ chưa thực sự phù hợp bởi với động cơ kinh tế thì học sinh chỉ chú ý đến giá trị kinh tế của nghề đem lại (thu nhập cao, dễ kiếm việc làm…), chú ý đến những yếu tố bề nổi mà không quan tâm đến những giá trị cốt lõi của nghề (nội dung của nghề) còn động cơ thụ động thì học sinh thường nghe người khác nói, bị ảnh hưởng bới người khác nên các em sẽ đưa ra quyết định chọn nghề này nghề kia không theo chính kiến của bản thân. Bên cạnh đó các động cơ được coi là phù hợp: với động cơ trách nhiệm xã hội và động cơ phát triển năng lực thì khi các em đưa ra quyết định chọn nghề, điều đầu tiên các em sẽ xác định trách nhiệm của mình với xã hội khi làm nghề đó, rằng mình sẽ đóng góp được gì cho xã hội nói chung sau đó mới đến bản thân nói riêng. Đó thực sự là một giá trị sống cao cả, đích thực. Với động cơ ấy, khi quyết định đến với nghề ngoài những mục tiêu lớn lao mà bản thân người làm nghề muốn cống hiến cho xã hội thì họ cũng sẽ muốn bản thân mình ngày càng được nâng cao về năng lực và trình độ thông qua công việc mình làm để tiếp tục cống hiến cho xã hội. Còn đối với động cơ tự khẳng định bản thân, có thể coi đó là một động cơ phù hợp nhưng đôi khi các em lựa chọn nghề theo động cơ đó chưa hẳn là các em thực sự thích nghề đó mà các em muốn được người khác hay xã hội công nhận.

Một phần của tài liệu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)