Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT

Một phần của tài liệu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 45)

1.2.1.3.1. Sự phát triển sinh lý – thể chất

Để hiểu được đặc điểm tâm lý của học sinh THPT thì chúng ta cần tìm hiểu sự phát triển sinh lý – thể chất của học sinh ở lứa tuổi này bởi sự phát triển sinh lý – thể chất có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm lý, ý thức của con người. Đối với đa số thanh niên thì tuổi thanh niên là thời kỳ từ 14, 15 tuổi đến 25 tuổi, được chia làm hai thời kỳ: từ 14, 15 đến 17, 18 gọi là giai đoạn tuổi đầu thanh niên

(tuổi thanh niên mới lớn, tuổi thanh xuân, tuổi thanh niên học sinh); Từ 19 tuổi đến 25 tuổi là giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên. [23, tr.56].

Học sinh THPT được xếp vào lứa tuổi đầu thanh niên. Lứa tuổi này là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể, nhưng sự phát triển còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn. Thời kì này chấm dứt sự phát triển dữ dội mất cân đối của lứa tuổi thiếu niên và chuyển sang thời kì phát triển tương đối ổn định về mặt sinh lí. Việc thay đổi hoocmon và các điều kiện bên ngoài khác dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể.

Nhìn chung, các em ở tuổi học sinh THPT đã đạt đến mức trưởng thành về mặt cơ thể. Vào lứa tuổi này đã chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của thời kì phát dục để chuyển sang thời kì ổn định hơn, cân bằng hơn xét trên bình diện hoạt động hưng phấn và ức chế của cơ quan thần kinh cũng như các mặt khác về phát triển thể chất. Đây là giai đoạn lứa tuổi có sức lực dồi dào, bắp thịt nở nang ,cơ thể phát triển cân đối, khoẻ và đẹp. Sự hoàn thiện về mặt cơ thể như vậy có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi này.

1.2.1.3.2. Điều kiện xã hội của sự phát triển tâm lý

Gia đình:

Gia đình có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Ở lứa tuổi này, học sinh vừa phải học tập vừa phải lao động. Các em đã thực sự có ý thức quan tâm đến thái độ chính trị của gia đình mình với xã hội, quan tâm nhiều đến thu nhập, chi tiêu của gia đình. Nhiều em được cha mẹ tin tưởng hỏi ý kiến về những điều quan trọng trong gia đình, tham gia giải quyết những khó khăn trong gia đình. Tầm quan trọng của các em trong gia đình được nổi lên rõ rệt. Các em thấy trách nhiệm của mình đối với gia đình nặng nề hơn trước. Trái lại, những nếp sống trong gia đình, sự giáo dục của ông bà, cha mẹ, anh chị,… cũng có tác dụng trở lại đến sự phát triển tâm lý của các em trong gia đình đó. Cũng chính từ vị trí đó đã thúc đẩy thanh niên ý thức tự giáo dục, tính tự trọng của họ.

Nhà trƣờng:

Trong nhà trường, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của thanh niên mới lớn. Nhà trường có vị trí và tác dụng đặc biệt quan trọng tới sự hình thành và phát triển tâm lý của trẻ. Ở lứa tuổi này, các em biết nhận thức rõ ràng nhiệm vụ, mục đích học tập và luôn luôn có ý thức tự phấn đấu và tu dưỡng để chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập. Ngoài hoạt động học tập các em còn tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất, hoạt động văn hoá, thể thao và các hoạt động xã hội khác. Thông qua những hoạt động này thì tính tự quản, tính độc lập của thanh niên được hình thành và được mài rũa.

Xã hội:

Yếu tố xã hội được in dấu sâu sắc vào tâm lý các em. Bản chất xã hội được biểu hiện ở những yêu cầu của gia đình, nhà trường, xã hội đối với thanh niên. Các em hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình với xã hội. Tuổi cuối cấp (18 tuổi) các em được pháp luật công nhận quyền bầu cử, ứng cử đồng thời cũng được pháp luật công nhận đến tuổi thành hôn. Hai sự kiện này dẫn tới thanh niên bước đầu có ý thức của người công dân. Các em hiểu rõ trách nhiệm xã hội của mình.

1.2.1.3.3. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ

Học sinh ở lứa tuổi này thường năng động hơn, tính độc lập cao hơn và đồng thời cần phát triển tư duy lí luận sâu sắc. Bên cạnh hoạt động học tập, ở các em còn xuất hiện nhu cầu nguyện vọng chọn nghề nghiệp cho tương lai. Đời sống tâm lý của học sinh ở giai đoạn này chịu sự chi phối không nhỏ bởi hoạt động này. Chính vì vậy hoạt động học tập của các em bắt đầu mang tính nghề nghiệp. Các em ngày càng tỏ ra tích cực hơn. Hoạt động học tập đó được thúc đẩy bởi động cơ học tập có cấu trúc khác với thiếu niên. Các em có khuynh hướng lựa chọn các môn học gắn liền với nghề nghiệp, thể hiện tính chủ thể của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân trong hoạt động học tập của bản thân. Các em ý thức được trách nhiệm của mình trước ngưỡng cửa của cuộc đời vì vậy các em có những hành động học tập tích cực như tìm hiểu, phê phán, đánh giá…Hầu như các em đã hình thành

động cơ học tập bên trong nhằm nâng cao năng lực của mình, nâng cao khả năng nhận thức…

Nhu cầu giao tiếp và tự khẳng định ngày càng phát triển, học sinh còn có nhu cầu tham gia hoạt động xã hội. Các em thường có mặt trong các nhóm xã hội, các hoạt động từ thiện…Việc tham gia những hoạt động xã hội này có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển tâm lí, nhân cách của học sinh, giúp học sinh làm phong phú đời sống tinh thần và tích lũy những kinh nghiệm xã hội. Các hoạt động xã hội này cũng ảnh hưởng đến việc học tập định hướng nghề nghiệp của các em.

Hoạt động học tập có ảnh hưởng qua lại với sự phát triển trí tuệ của học sinh. Đây là giai đoạn quan trọng và thịnh vượng của sự phát triển trí tuệ. Học sinh đang ở trong giai đoạn thuận lợi nhất cho việc học hành. Các em khá nhạy cảm với kích thích từ môi trường, có thể nhớ rất nhanh và nhớ nhiều, phản xạ trí tuệ nhạy bén, linh hoạt và sáng tạo…

1.2.1.3.4. Sự phát triển tự ý thức và hình thành thế giới quan

Những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến sự xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên những nhu cầu về hiểu biết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người – người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội. Hoạt động tư duy của học sinh rất tích cực và có tính độc lập, tư duy lí luận phát triển mạnh. Các em có khả năng khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tư duy lí luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Nhờ khả năng khái quát, các em có thể tự mình phát hiện ra những cái mới.

Ý thức về cái tôi phát triển mạnh mẽ. Các em hay so sánh mình với người khác qua các đặc điểm bên ngoài. Các em thường bắt chước giáo viên mà các em yêu quý hay một người lí lưởng nào đó mà các em chọn cho mình, từ cách ăn mặc, cử chỉ, dáng đi... Trong giai đoạn phát triển tiếp theo các đặc điểm nhân cách như ý chí, tình cảm, trí tuệ, năng lực, mục đích sống…ngày càng có ý nghĩa, tạo nên một hình ảnh “cái tôi” có chiều sâu, có hệ thống, chính xác và sống động hơn. Ý thức về cái tôi rõ ràng và đầy đủ hơn đã làm cho các em có khả năng lựa chọn con đường

tiếp theo, đặt ra vấn đề tự khẳng định và tìm kiếm vị trí cho riêng mình trong cuộc sống chung.

Tuổi thanh niên học sinh là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan – hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người. Các em phát triển hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và của sự tồn tại xã hội loài người…Các em cố gắng xây dựng quan điểm riêng trong lĩnh vực khoa học, đối với các vấn đề xã hội, tư tưởng chính trị, đạo đức. Chính nội dung các môn học ở trường THPT giúp các em xây dựng được thế giới quan tích cực về mặt tự nhiên, xã hội. Việc hình thành thế giới quan không chỉ giới hạn ở tính tích cực nhận thức mà còn thể hiện ở phạm vi nội dung nữa. Các em quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề liên quan đến con người, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, nghĩa vụ và tình cảm. Vấn đề ý nghĩa cuộc sống chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ của học sinh. Các em có khuynh hướng sống một cuộc sống tích cực vì xã hội, muốn mang lại lợi ích cho người khác, quan tâm đến đời sống tinh thần hơn là lợi ích vật chất.

1.2.1.3.5. Sự hình thành và phát triển ý thức về nghề nghiệp

Thanh niên học sinh và đặc biệt là học sinh lớp 12 đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời. Khác với thiếu niên, các em có sự chuẩn bị tâm thế nên suy nghĩ của các em chín chắn hơn khi quyết định kế hoạch đường đời của mình. Tuy nhiên trong thực tế, việc chọn nghề, quyết định đường đời của các em không đơn giản bởi vì ngành nghề trong xã hội rất phong phú, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu riêng…Vì vậy các em thường tự đặt ra câu hỏi “làm gì sau khi tốt nghiệp THPT” và rất khó để các em tự đưa ra câu trả lời, tâm lý chung của các em thường là mơ ước được học trong các trường đại học sau khi học hết lớp 12.

Ở giai đoạn này, việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc quan trọng và cần thiết của học sinh. Càng cuối cấp học thì sự lựa chọn càng nổi bật. Việc quyết định một nghề nào đó ở nhiều em đã có căn cứ. Nhiều em đã biết so

sánh đặc điểm riêng về thể chất, tâm lý, khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp, dù sự hiểu biết của các em về yêu cầu nghề nghiệp là chưa đầy đủ. Xu hướng chọn nghề của các em có tác động rất mạnh đến việc điều chỉnh, thúc đẩy nhiều mặt hoạt động. Học sinh chọn nghề trên hai cơ sở động cơ: động cơ cá nhân (động cơ bên trong) và động cơ xã hội (động cơ bên ngoài). Động cơ cá nhân: Tùy theo sở thích, hứng thú và năng lực của bản thân. Động cơ xã hội: Do yêu cầu về đào tạo cũng như nhu cầu thực tiễn (liên quan đến việc ngành mở ít, ngành mở nhiều, thu nhập khi ra trường, nhu cầu của xã hội về ngành nghề). Các em thường có xu hướng đi chọn các ngành nghề tri thức và lao động mới được xã hội chú ý, nhất là những ngành công nghiệp hiện đại…

Tiểu kết chƣơng 1.

Nhìn chung vấn đề nghề và động cơ chọn nghề đã có nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề động cơ chọn nghề người nghiên cứu đưa ra về cơ bản vẫn dựa trên quan điểm của các trường phái Tâm lý học tiêu biểu trong và ngoài nước.

Khách thể trong nghiên cứu là học sinh THPT lớp 12 – đây là lứa tuổi đặc trưng và có thể nói là tiêu biểu khi nghiên cứu vấn đề chọn nghề. Đã có nhiều các nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên theo tác giả nghiên cứu, dù phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu giống nhau nhưng kết quả nghiên cứu sẽ thể hiện được ngoài những điểm tương đồng so với các nghiên cứu trước sẽ có những kết quả mới, đặc trưng cho từng giai đoạn trong sự phát triển của xã hội. Đây cũng chính là cơ sở để bổ sung thêm những giải pháp đặt ra cho vấn đề chọn nghề và công tác hướng nghiệp cho xã hội nói chung và cho địa bàn tác giả nghiên cứu nói riêng.

Chƣơng 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Việt Yên là một huyện trung du phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang. Trước đây, người dân chủ yếu sinh sống và thu nhập bằng sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhưng hiện nay nhìn chung đời sống kinh tế trên địa bàn huyện đã khá lên nhiều một phần là do được sự quan tâm sát sao của nhà nước và một phần là đo huyện nhận được nhiều sự đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp, công ty xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng với các quy mô lớn nhỏ khác nhau.

Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, đời sống các gia đình trên địa bàn huyện được nâng cao thì vấn đề giáo dục cũng được quan tâm, chú trọng. Phần lớn học sinh đều theo học hết cấp 3, hàng năm số lượng học sinh đỗ đại học của huyện cũng xếp hàng đầu so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào địa bàn huyện điển hình là khu công nghiệp Đình Trám với diện tích lớn có thể đáp ứng nhu cầu cho hàng chục nghìn lao động trong và ngoài địa bàn huyện với mức lương hấp dẫn nên trong vài năm trở lại đây số lượng học sinh học hết cấp 3 không thi đại học hoặc thi không đỗ đại học bắt đầu đi làm tại các công ty thuộc khu công nghiệp rất nhiều. Chính vì vậy mà hiện nay xuất hiện một bộ phận không nhỏ học sinh THPT trên địa bàn huyện có tâm lý không cần học đại học hoặc chỉ cần học nghề ngắn hạn vẫn có một công việc ổn định với mức lương hấp dẫn mà không phải đi xa nhà. Điều đó cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của các em học sinh bậc THPT…

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Như đã nêu ở phần trên, Học sinh THPT lớp 12 là nhóm đối tượng ở độ tuổi 17 – 18 tuổi. Ở lứa tuổi này, các em đã dần trưởng thành và có những băn khoăn, suy nghĩ về tương lai của mình, trong đó vấn đề nghề nghiệp sau này được các em

đặc biệt quan tâm. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như hiệu quả của giáo dục đã giúp học sinh ở giai đoạn này có những nhận thức nhất định về ngành nghề mà định theo học. Tuy nhiên, khi đi đến quyết định chọn nghề thì ở mỗi em lại có những động cơ chọn nghề không giống nhau. Điều đó có thể do nhiều nguyên nhân như hoàn cảnh gia đình, sự hấp dẫn của nghề, nghề dễ kiếm tiền, yếu tố gia đình, yếu tố xã hội.

Học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện phần lớn là con em các gia đình thuần nông, vừa tham gia học tập vừa là một lao động trong gia đình. Phần nhiều các em đều có hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế không được khá giả. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến động cơ lựa chọn nghề của các em trong quá trình học. Để các em có thể tìm hiểu và lựa chọn được nghề vừa phù hợp với bản thân lại vừa phù hợp với yêu cầu của xã hội thì việc nghiên cứu về động cơ chọn nghề và đề xuất những giải pháp để góp phần giải quyết vấn đề đó có vai trò vô cùng quan trọng.

Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu

THPT Việt Yên 1 THPT Việt Yên 2 THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Tổng số Học sinh 100 100 100 300

Giáo viên, cán bộ quản lý

đào tạo 15 15 15 45

Tổng số 115 115 115 345

Khách thể nghiên cứu được chúng tôi tiến hành trên 300 học sinh và 45 giáo viên thuộc 03 trường THPT trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Trong đó

Một phần của tài liệu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)