huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay.
Trước khi xác định thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 hiện nay, cần phải mô tả được cách thức học sinh lựa chọn nghề nghiệp hiện nay như thế nào? Học sinh có nhận thức được điều đó hay không? Nhận thức là quá trình thể hiện sự hiểu biết của con người về thế giới, đó là quá trình phản ánh hoạt động khách quan vào bộ óc của con người. Đúng như vậy, chúng ta muốn tìm hiểu được vấn đề gì hay quyết định làm một việc nào đó thì bản thân phải nhận biết được vấn đề đó có bản chất như thế nào? ra sao? Có như vậy thì mới tính đến kết quả công việc được. Việc nhận thức được bản chất của vấn đề cần quan tâm có ý nghĩa quyết định tới hành vi, ý thức của mỗi người, có tác động mạnh, chỉ đạo suy tính, sự lựa chọn các lợi ích, lựa chọn các cách thức hành động để đạt được lợi ích mong muốn…trước khi quyết định tham gia. Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về vấn đề chọn nghề, chúng tôi sẽ nhấn mạnh tới hai vấn đề: thứ nhất là các em có thấy được tầm quan trọng của việc chọn nghề đối với bản thân mình hay không, thứ hai là mức độ hiểu biết của các em về việc chọn nghề này như thế nào? Để làm rõ được những yếu tố này, chúng tôi đã tiến hành tổ chức điều tra dựa trên 300 học sinh và kết quả nghiên cứu của tôi thu được như sau:
3.1.1.Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp
Việc lựa chọn nghề nghiệp là một vấn đề rất quan trọng đối với cá nhân mỗi con người. Đánh giá được tầm quan trọng của nó sẽ giúp các em học sinh nhận thức và tìm hiểu kỹ càng hơn về nghề lựa chọn để từ đó có những lựa chọn sáng suốt cho tương lai của mình.
Bảng 3.1: Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp Giới tính Trƣờng Tổng Nam Nữ THPT VY 1 THPT VY 2 THPT NBK Việc lựa chọn nghề nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường có cần thiết hay không Rất cần thiết 114 170 98 95 91 284 90,5 97,7 98,0 95,0 91,0 94,7(%) Ít cần thiết 8 2 2 5 3 10 6,3 1,15 2,0 5,0 3,0 3,3(%) Không cần thiết 4 2 0 0 6 6 3,2 1,15 0,0 0,0 6,0 2,0(%) Tổng 126 174 100 100 100 300 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0(%) Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy: khi xác định tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp xem xét trên góc độ giới tính (126 nam và 174 nữ) thì đại đa số các em đều cho rằng việc lựa chọn nghề nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là rất cần thiết trong đó ở nam là 114 nam chiếm 90,5% và cao hơn một chút ở nữ là 170 em chiếm 97,7%, chỉ rất ít số học sinh cho rằng là ít cần thiết: 10 em trong đó có 8 nam chiếm 6,3% và 2 nữ chiếm 1,15%; Cho rằng không cần thiết: 6 em trong đó có 4 nam chiếm 3,2% và 2 nữ chiếm 1,15%. Như vậy, có thể thấy rằng phần lớn cả học sinh nam và học sinh nữ của 03 trường trên địa bàn nghiên cứu đều cho rằng việc lựa chọn nghề nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng và cần thiết.
Khi xem xét trên góc độ trường thì phần lớn các em đều cho rằng việc lựa chọn nghề nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng, cụ thể trường THPT Việt Yên 1: 98,0%, THPT Việt Yên 2: 95,0% và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 91,0%. Tuy nhiên, khi làm một phép so sánh nhỏ thì học sinh trường dân lập (THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm) đánh giá sự cần thiết của việc lựa chọn nghề thấp hơn so với học sinh 02 trường công lập (THPT Việt Yên 1 và THPT Việt Yên 2), thậm chí có một bộ phận học sinh trường dân lập NBK (6,0%) còn cho rằng việc lựa chọn
nghề lúc này là không cần thiết. Dù sự chênh lệch không lớn nhưng có thể thấy rằng học sinh 02 trường công lập coi trọng hơn việc lựa chọn nghề cho mình từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Nhìn chung phần lớn các em học sinh của 03 trường được hỏi đều đánh giá cao việc cần thiết (94,7%) phải lựa chọn cho mình một nghề từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Khi đã xác định được đó là việc làm quan trọng thì chắc hẳn các em sẽ quan tâm một cách nghiêm túc đối với vấn đề này.