Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Một phần của tài liệu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 58 - 62)

Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được. Cách xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán ứng dụng trong giáo dục học và tâm lý học.

Số liệu thu được từ nghiên cứu đề tài được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Các thông số thống kê được sử dụng trong luận văn:

Thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ số sau:

+ Điểm trung bình cộng: Dùng để tính điểm trung bình của các tiêu chí trong từng yếu tố, khái niệm, động cơ chọn nghề.

+ Độ lệch chuẩn: Dùng để mô tả sự phân tán hay tập trung của các câu trả lời mà khách thể đã lựa chọn và từ kết quả này sẽ tính T-test so sánh sự khác biệt giữa các mẫu.

+ Tần suất và chỉ số phần trăm các phương án trả lời.

Thống kê suy luận: Sử dụng chỉ số sau:

+ Phân tích mối tương quan : Dùng để đo lường về mối liên hệ giữa hai biến số. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan KMO (KMO and

Bartlett's Test) để nhận định những giá trị có được qua phân tích nhân tố thúc đẩy việc chọn nghề của học sinh đảm bảo độ tin cậy.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).

Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.

Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:

- Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu. - Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng.

- Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn .

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0.5

0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp.

* Cách tính điểm:

Trong bảng hỏi, chúng tôi thiết kế các item biểu thị các yếu tố liên quan đến chọn nghề, động cơ trong hoạt động chọn nghề bằng thang đo Liker với 3 mức độ khác nhau từ cao đến thấp. Các câu hỏi về mức độ như: cần thiết (Rất cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết), hiểu biết (Tìm hiểu rất kỹ, có tìm hiểu nhưng không

nhiều, chưa tìm hiểu), mức độ (Hoàn toàn đúng, đúng 1 phần, không đúng), (Hoàn toàn đồng ý, đồng ý 1 phần, không đồng ý)... đều có 3 mức độ trả lời, tương ứng với 3 mức điểm 1, 2, 3, trong đó 1 có giá trị cao nhất và 3 là có giá trị thấp nhất.

Trong đề tài này, chúng tôi chia các mức độ biểu hiện của động cơ chọn nghề thành 3 mức: Tích cực cao; tính tích cực ở mức trung bình; tính tích cực ở mức thấp. Mức độ biểu hiện của các động cơ chọn nghề là điểm trung bình cộng của các tiêu chí biểu hiện cho các động cơ chọn nghề đó. Cụ thể, các mức độ biểu hiện của các động cơ chọn nghề được quy định như sau:

Mức độ tích cực cao: 1 ≤X ≤1,666

Mức độ tích cực trung bình (chưa tích cực): 1,667 ≤X≤2,322 Mức độ tích cực thấp (kém tích cực): 2,323 ≤X ≤ 3

Bên cạnh đó chúng tôi kết hợp với các thống kê về tần suất và chỉ số phần trăm để phân tích, đánh giá các mức độ biểu hiện của động cơ chọn nghề ở học sinh lớp 12.

Tiểu kết chƣơng 2:

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học nói chung và trong Tâm lý học nói riêng, bên cạnh đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu lý luận và thực tiễn theo từng giai đoạn cụ thể để có những kết quả mang tính rõ ràng, chi tiết.

Nhìn chung học sinh THPT lớp 12 đang ở độ tuổi dần trưởng thành và có những băn khoăn, suy nghĩ về tương lai của mình, trong đó vấn đề nghề nghiệp sau này được các em đặc biệt quan tâm. Các em đã có những nhận thức nhất định về ngành nghề mà định theo học. Điều kiện, hoàn cảnh gia đình phần lớn là con em các gia đình thuần nông, vừa tham gia học tập vừa là một lao động trong gia đình. Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm – sinh lý của nhóm khách thể nghiên cứu này là thực sự cần thiết giúp chúng tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu, áp dụng các phương pháp nghiên cứu nêu ở trên một cách linh hoạt góp phần tạo nên tính hiệu quả tối ưu cho công trình nghiên cứu.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Để xác định được những động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 một cách chính xác và từ đó có những giải pháp phù hợp để giúp các em có sự lựa chọn đúng đắn, theo chúng tôi trước tiên cần xác định rõ thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của các em học sinh lớp 12 hiện nay.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 58 - 62)