Phương pháp phỏng vấn

Một phần của tài liệu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 57 - 58)

Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra; thông qua phương pháp này nhằm thu thập thêm thông tin để làm rõ thêm những nhận xét trong đề tài. Với phương pháp này, chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở là những tình huống thực tế mà HS, cán bộ quản lý và giáo viên gặp phải trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp qua đó để thấy được rõ hơn các động cơ thúc đẩy trong việc lựa chọn nghề của các em HS.

Khi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, chúng tôi cố gắng tạo được sự ủng hộ và sự tin cậy của thầy/ cô và các em. Đồng thời người phỏng vấn cũng tuỳ tình huống để đưa ra một số câu hỏi khác nhau để kiểm tra độ chính xác của những thông tin mà người được phỏng vấn cung cấp. Do đó kết quả thu được từ các cuộc phỏng vấn sâu là chính xác và đáng tin cậy.

Lựa chọn ở 03 trường, mỗi trường 10 học sinh và 03 giáo viên để phỏng vấn các thông tin liên quan đến đề tài để có thêm được những nhận xét cụ thể hơn phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Mỗi HS, thầy cô giáo được phỏng vấn 1 lần, với

Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị chi tiết, rõ ràng theo từng nội dung vấn đề cần nghiên cứu.

Trình tự nội dung cần phỏng vấn không bị cố định theo trình tự đã chuẩn bị, người phỏng vấn sẽ linh hoạt, mềm dẻo tuỳ từng khách thể.

Cụ thể: Khi đối tượng phỏng vấn là HS thì nội dung phỏng vấn bao gồm: Thông tin về trường học, giới tính, đặc điểm nhận thức, động cơ thúc đẩy, hành động của HS trong hoạt động chọn nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chọn nghề...

Khi đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo và giáo viên thì nội dung phỏng vấn gồm: trường, môn giảng dạy, Mức độ quan tâm của HS đối với hoạt động chọn nghề, những hình thức và biện pháp GDHN của nhà trường đã áp dụng cho HS trong quá trình chọn nghề, giải pháp...

Một phần của tài liệu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)