Xác định và phân loại động cơ chọn nghề

Một phần của tài liệu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 80 - 83)

Theo chúng tôi, để xác định được động cơ thúc đẩy trong việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 thì cần phải trả lời hai câu hỏi: Thứ nhất, hiện nay có những động cơ nào đang thúc đẩy học sinh chọn nghề? Và thứ hai các động cơ đó biểu hiện như thế nào, có mối quan hệ với nhau như thế nào? Theo phân tích thực trạng hiện nay, học sinh lớp 12 đang gặp rất nhiều khó khăn và còn khá nhiều em chưa chọn được nghề phù hợp cho mình. Vậy thì động cơ nào có quyết định tới việc chọn nghề của các em và động cơ ấy thúc đẩy việc chọn nghề của các em như thế nào? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 300 học sinh và kết quả cụ thể như sau:

Trước hết chúng tôi phân loại những động cơ đang thúc đẩy việc chọn nghề của học sinh. Ở đây chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 8 “Các yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ nhất tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bạn ?” với 29 chỉ báo phản ánh các loại động cơ khác nhau. Để xác định được những động cơ trên, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (Là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998)). Trong phương pháp phân tích nhân tố chúng tôi phải căn cứ vào hệ số KMO - một chỉ tiêu để xem xét sự phù hợp cho việc phân tích EFA. ( 0.5< KMO ).

Bảng 3.10: Bảng hệ số KMO nhân tố thúc đẩy

KMO and Bartlett's Test Mẫu đo thích hợp .78 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 3167.720 df 406 Sig. .000

Với hệ số KMO = 0,78 (> 0,5) đủ để cho phép chúng ta nhận định những giá trị có được qua phân tích nhân tố thúc đẩy việc chọn nghề của học sinh đảm bảo độ tin cậy.

Từ 29 chỉ báo ban đầu, bằng phương pháp phân tích nhân tố chúng tôi đã lọc ra được 5 nhân tố, tương ứng với 5 loại động cơ thúc đẩy hành vi chọn nghề của các em học sinh:

Bảng 3.11: Các động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh

Các yếu tố thúc đẩy quyết định lựa chọn nghề nghiệp Động cơ Kinh tế Tự khẳng định Trách nhiệm Phát triển NL Thụ động

Nghề có nhiều cơ hội thăng tiến trong xã hội ,72 Được thoát ly khỏi quê hương ,52 Nghề đã được gia đình đảm bảo đầu ra ,50 Nghề dễ kiếm được việc làm ,68

Nghề dễ kiếm tiền ,55

Nghề dễ nổi tiếng, đạt địa vi trong xã hội ,60 Nghề sử dụng trí tuệ, ít lao động chân tay ,41 Nghề mang lại sự tự hào cho bản thân ,44

Nghề có nhiều đóng góp cho xã hội. ,63

Nghề mang lại sự tự hào cho gia đình ,59

Muốn cống hiến cho xã hội ,46

Nghề được xã hội tôn trọng ,52

Nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình. ,43

Nghề mang lại cho bản thân sự tự do sáng tạo ,55 Nghề có cơ hội được học tập, làm việc ở nước

ngoài ,53

Nghề lao động bằng thao tác kỹ thuật cao ,52 Nghề có thể phát huy được điểm mạnh của bản

thân ,50

Bản thân hoàn toàn phù hợp với nghề ,47

Làm việc trong môi trường phù hợp với tính cách . ,47

Nghề phù hợp với năng khiếu ,53

Nghề hợp với sở thích của bản thân ,46

Muốn được trưởng thành thông qua các công việc

Các yếu tố thúc đẩy quyết định lựa chọn nghề nghiệp Động cơ Kinh tế Tự khẳng định Trách nhiệm Phát triển NL Thụ động

Bản thân nghề nghiệp có nhiều hấp dẫn và mong

muốn được tìm hiểu, khám phá ,40

Nghề phù hợp với sở thích, nguyện vọng từ khi

còn nhỏ ,39

Lời khuyên của bạn bè, người thân ,53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để bạn bè thấy mình không thua kém ,63

Nghề đang “hot” được nhiều bạn trẻ cùng quan

tâm ,55

Cảm nhận rằng mình sẽ phù hợp với nghề ,46

Định hướng của gia đình ,47

Nhân tố 1: nhân tố kinh tế (động cơ kinh tế) gồm các chỉ báo sau: Nghề dễ kiếm được việc làm; Nghề dễ kiếm tiền; Nghề có nhiều cơ hội thăng tiến trong xã hội; Nghề đã được gia đình đảm bảo đầu ra; Được thoát ly khỏi quê hương.

Nhân tố 2, nhân tố tự khẳng định (động cơ tự khẳng định): Nghề sử dụng trí tuệ, ít lao động chân tay; Nghề dễ nổi tiếng, đạt địa vị trong xã hội; Nghề mang lại sự tự hào cho bản thân.

Nhân tố 3, nhân tố trách nhiệm (động cơ trách nhiệm xã hội): Nghề mang lại sự tự hào cho gia đình; Nghề có nhiều đóng góp cho xã hội; Nghề được xã hội tôn trọng; Nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình; Muốn cống hiến cho xã hội.

Nhân tố 4: Nhân tố phát triển năng lực (Động cơ phát triển năng lực): Nghề có cơ hội được học tập, làm việc ở nước ngoài; Làm việc trong môi trường phù hợp với tính cách; Nghề lao động bằng thao tác kỹ thuật cao; Nghề hợp với sở thích của bản thân; Nghề phù hợp với năng khiếu; Nghề phù hợp với sở thích, nguyện vọng từ khi còn nhỏ; Bản thân nghề nghiệp có nhiều hấp dẫn và mong muốn được tìm hiểu, khám phá; Nghề có thể phát huy được điểm mạnh của bản thân; Muốn được trưởng thành thông qua các công việc của nghề; Bản thân hoàn toàn phù hợp với nghề; Nghề mang lại cho bản thân sự tự do sáng tạo.

Nhân tố 5: Nhân tố thụ động (động cơ thụ động): Lời khuyên của bạn bè, người thân; Để bạn bè thấy mình không thua kém; Định hướng của gia đình; Nghề đang “hot” được nhiều bạn trẻ cùng quan tâm; Cảm nhận rằng mình sẽ phù hợp với nghề.

Tương ứng với 5 nhân tố nêu trên là 5 động cơ được mô tả trong bảng (xem bảng 3.11), đó là: Động cơ kinh tế, động cơ tự khẳng định, động cơ trách nhiệm xã hội, động cơ phát triển năng lực và động cơ thụ động.

Một phần của tài liệu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 80 - 83)