Kiến nghị đối với bản thân công ty

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ủy ban kiểm toán trong quản trị công ty - Kinh nghiệm của thế giới và hướng ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 95 - 102)

- Về phía các doanh nghiệp, để áp dụng khoa học quản trị vào thực tiễn, doanh nghiệp phải coi QTCT, UBKT như một yêu cầu tự thân, nội tại vì chính lợi ích của doanh nghiệp cũng như sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp, phải xem việc nâng cao năng lực QTCT thông qua UBKT như một trong những yếu tố quyết định cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cần bảo đảm hoặc BKS đảm nhiệm mọi hoạt động của Tiểu ban kiểm toán và/hoặc HĐQT phải chủ động thành lập Tiểu ban kiểm toán trực thuộc HĐQT. Nên áp dụng cơ chế Tiểu ban kiểm toán vì với thành phần là những thành viên HĐQT có trình độ về tài chính, độc lập và đứng đầu là một thành viên HĐQT độc lập, Tiểu ban kiểm toán có thể tập trung vào bảo đảm chất lượng báo cáo tài chính, cũng như giám sát, tuân thủ tài chính trong công ty. Doanh nghiệp cần tìm hiểu sâu sắc thông lệ thế giới để vận dụng trong việc thành lập và vận hành UBKT, phát huy vai trò của UBKT trong QTCT.

- Từng công ty cần xây dựng, ban hành Quy chế QTCT nội bộ, điều lệ UBKT quy định cụ thể vai trò, nhiệm vụ của UBKT cũng như cụ thể về tính độc lập, trình độ và kinh nghiệm của các thành viên và công bố trên trang web công ty sau khi đã được tất cả các thành viên HĐQT, UBKT nhất trí thông qua.

- Chú trọng việc giám sát, kiểm tra và đánh giá hàng năm nhằm phát huy, khắc phục ưu nhược điểm của UBKT để cải tiến ngày càng phù hợp hơn với thông lệ tốt trên thế giới cũng như điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

- Các thành viên UBKT cần nắm rõ các trách nhiệm của mình, cần tăng cường tham gia giám sát, báo cáo về các nguy cơ của công ty, và đặc biệt là thiết lập cơ chế, chính sách, quy trình để bảo đảm môi trường kiểm soát phù hợp. Công ty cần bảo đảm có bộ phận KTNB đủ độ tin cậy, có trình độ chuyên môn, báo cáo trực tiếp cho UBKT.

- Quy chế, quy trình về kiểm soát nội bộ, KTNB cũng cần được xây dựng nghiêm túc, hỗ trợ UBKT trong việc thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, phải làm cho hệ thống thực sự vận hành được trong đời sống của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cần hiểu rõ sự khác biệt giữa QTCT tốt và chấp hành luật lệ quy định, cũng như cam kết QTCT tốt. Thông lệ QTCT tốt không chỉ giới hạn ở mức tuân thủ. Nếu doanh nghiệp muốn có sự vượt trội so với những công ty niêm yết khác, thì cần khuyến khích doanh nghiệp cung cấp thông tin có chất lượng, đầy đủ hơn tới cổ đông và thị trường, tăng cường chính sách, cơ chế họp UBKT nhằm khuyến khích thành viên UBKT tham dự đầy đủ, cũng như tham dự các cuộc họp riêng với KTNB và kiểm toán độc lập mà không có ban giám đốc tham gia, tang cường trao đổi với các ủy ban, ban khác trong công ty nhằm nắm rõ các vấn đề và có biện pháp phù hợp, duy trì báo cáo thông tin đầy đủ, trung thực, hợp lý, minh bạch trước các cổ đông.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc tìm hiểu về hoạt động kiểm toán tại Việt Nam hiện nay cho thấy tại một số công ty, tập đoàn, ngân hàng lớn đang phát triển chức năng KTNB. Tuy nhiên, KTNB tại các công ty còn rất nhiều hạn chế như tính độc lập, kỹ năng, kiến thức của các thành viên và sự không nhất quán trong tổ chức, vận hành cũng như báo cáo.

Tại Việt Nam, mô hình HĐQT hai cấp là phổ biến, nghĩa là hình thành BKS độc lập với HĐQT, giám sát một số chức năng, hoạt động cụ thể, có thể hoặc không bao gồm chức năng KTNB. Thông qua hoạt động của BKS tại một số công ty, BKS biểu hiện nhiều hạn chế trong cơ cấu, đặc tính, hoạt động so với những đặc trưng của UBKT hay thậm chí là hạn chế so với chính những quy định được ban hành cho chính nó như tính độc lập của các thành viên, khả năng am hiểu doanh nghiệp thực sự chứ không phải bằng cấp suông hay số lượng thành viên, cơ cấu tổ chức, đánh giá. BKS tại các công ty Việt Nam chủ yếu đảm bảo tính tuân thủ luật lệ, quy định hơn là đảm bảo công bố thông tin kế toán, tài chính trung thực, hợp lý – một chức năng vô cùng quan trọng đối với UBKT.

Những hạn chế của BKS, sự phát triển, hoàn thiện dần lên của chức năng KTNB, xu thế toàn cầu hóa, phát triển, thu hút vốn đầu tư như hiện nay là những nguyên nhân khách quan, chủ quan cho sự ra đời và phát triển của UBKT tại Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập trong phát triển QTCT thông qua các dự án liên kết về QTCT mà Việt Nam đang tham gia, hợp tác.

Tuy nhiên, để UBKT có thể hình thành và phát triển, Việt Nam cần trang bị rất nhiều, bao gồm môi trường pháp lý, môi trường hoạt động, cơ cấu tổ chức, những vấn đề mà có lẽ Việt Nam cần cố gắng, nỗ lực kiên trì chứ không thể có được trong một sớm một chiều.

KẾT LUẬN

Thông qua những phân tích trên, ta có thể thấy vai trò của UBKT là hết sức quan trọng trong QTCT, đặc biệt là những công ty lớn, đa quốc gia. Một sự yếu kém bất kỳ trong quá trình thực thi vai trò của mình, UBKT cũng có thể để lại mối nguy hại lớn cho công ty, cho các nhà đầu tư. Thậm chí một số trường hợp tưởng chừng đã tuân thủ theo quy định QTCT về mặt chính sách nhưng khi thực thi vẫn không hiệu quả phần lớn là do ảnh hưởng bởi tính độc lập. Có thể nói, tính độc lập và kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực hoạt động của công ty là những yếu tố tối cần thiết để UBKT có thể hoàn thành vai trò của mình hiệu quả theo trông đợi của nhà đầu tư.

UBKT có thể được xem như một ban quan trọng hàng đầu trong các ban của một công ty nhằm đảm bảo QTCT hiệu quả, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư. Khi UBKT thật sự độc lập, các thành viên thật sự am hiểu lĩnh vực hoạt động công ty và có những kiến thức chuyên ngành kế toán, tài chính chuyên sâu, kinh nghiệm thực tế tốt để có thể tầm soát các rủi ro trong kinh doanh cũng như những áp lực tài chính phát sinh trong môi trường kinh tế khó khăn, có được khả năng xét đoán nhạy bén đồng thời tuân thủ những quy định, nguyên tắc cơ bản trong hoạt động, nắm rõ nhiệm vụ của mình đối với công ty, đối với nhà đầu tư thì chắc chắn UBKT đó hoạt động hiệu quả và đóng góp phần lớn trong sự thành công của tổ chức.

Nói tóm lại, thông qua nghiên cứu, người viết muốn gióng lên được hồi chuông về tầm quan trọng của UBKT trong QTCT, một vấn đề của thời đại. Bởi lẽ, xã hội ngày càng phát triển, mội trường kinh doanh, nền kinh tế toàn cầu cũng biến động không ngừng và theo chiều hướng ngày càng phức tạp, nếu công ty không được quản trị tốt thì khó lòng tồn tại và phát triển bền vững. Muốn thế, bên cạnh việc thu hút được những giám đốc điều hành xuất sắc nhằm đảm bảo công ty có được những chiến lược kinh doanh tốt, những giám đốc tài chính tài năng nhằm kiểm soát tài chính tốt còn cần có những thành viên không điều hành, độc lập để có thể kiểm soát và đưa hoạt động của công ty hướng đến lợi ích của cổ đông chứ không vì lợi ích cá nhân nào khác. Do đó, UBKT là không thể thiếu trong chu trình QTCT hiệu quả. Trong tương lai, UBKT cũng không chỉ là nhu cầu đối với các tập đoàn lớn, đa quốc gia, mà bất kỳ công ty nào muốn QTCT tốt đều cần đến UBKT và Việt Nam không phải ngoại lệ. Số thành viên lúc đó của UBKT sẽ phụ thuộc quy mô và bản chất cụ thể của từng công ty.

Và để UBKT hoạt động thật sự hiệu quả, phát huy hết vai trò tích cực của nó, công ty cần quán triệt được những nguyên tắc cốt lõi trong QTCT để UBKT thật sự hoạt động theo mục tiêu QTCT, vì lợi ích nhà đầu tư chứ không phải chỉ đáp ứng về lý thuyết và hình thức.

QTCT tốt sẽ mang lại nhiều hiệu quả, giá trị to lớn cho sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp, tuy nhiên, điều này hoàn toàn không dễ thực hiện, bằng chứng là tại các quốc gia phát triển mạnh về kinh tế như Mỹ, Anh, Singapore vẫn mắc phải những sai phạm, thiếu sót nhất định. Do đó, vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi muốn định hình và phát triển QTCT hay UBKT thật sự là vấn đề khó khăn, tuy nhiên, không thể không thực hiện, nếu mong muốn sự phát triển vững vàng hơn trong tương lai. Thông qua những khuyến nghị sau khi đúc kết từ những bài học, kinh nghiệm thực tế của các quốc gia trên thế giới, tác giả mong muốn đóng góp được những giá trị tích cực trong tiến trình phát triển QTCT nói chung và UBKT nói riêng tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT:

11.Bảo Trúc (ngày 13 tháng 9 năm 2012), WorldCom – Nợ nần và gian lận, Những vụ án kinh tế chấn động (Kỳ 9), www.tinmoi.vn.

12.Bộ tài chính, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 26 tháng 7 năm 2012), Thông tư Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng.

13.Diệu Minh (2013), Kiểm soát nội bộ: Bắt buộc hay không bắt buộc?, http://vbi.vietinbank.vn.

14.Gato sưu tầm (ngày 14 tháng 4 năm 2007), Quyền lực sụp đổ - Câu chuyện bên trong Enron, www.saga.vn.

15.Gato sưu tầm (ngày 17 tháng 4 năm 2007), Quyền lực sụp đổ - Câu chuyện bên trong Enron, www.saga.vn.

16.Kiểm toán viên nội bộ là ai?, www.tapchiketoan.com.

17.Ông Hoàng Đức Hùng, Phó tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam, Vai trò của kiếm toán nội bộ trong quản trị, www.cic32.com.vn.

18.Quốc hội, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 29 tháng 11 năm 2005), Luật Doanh nghiệp.

19.Quốc hội, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 29 tháng 6 năm 2006), Luật Chứng khoán.

20.Quốc hội, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 24 tháng 11 năm 2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán.

21.Sacombank (2012), Báo cáo thường niên, www.sacombank.com.vn.

22.Tan Cheng Han, Phó Giáo sư, Trưởng Khoa Luật, Đại học Quốc gia Singapore (Niên khóa 2004-2005), Câu chuyện Enron, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

23.Tập đoàn Bảo Việt (2012), Báo cáo thường niên, www.baoviet.com.vn. 24.Techcombank (2012), Báo cáo thường niên, www.techcombank.com.vn.

25.Tổ chức Tài chính Quốc tế và Diễn đàn Quản trị Công ty Toàn cầu phối hợp cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Việt Nam (2012), Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty 2012, Chương trình tư vấn của IFC tại Đông Nam Á và Thá Bình Dương.

26.Vietinbank (2012), Báo cáo thường niên, www.vietinbank.vn.

TIẾNG ANH:

27.Accenture plc (2012), Audit Committee Charter, www.accenture.com. 28.Adrian Cadbury (1992), Report of the committee on the Financial Aspects

of Corporate Governance, Gee, London.

29.Allied Technologies Limited (2012), Annual report, www.allied- tech.com.sg.

30.American International Group, Inc. (2012), Annual report, www.aig.com. 31.BP (2012), Annual report, www.bp.com.

32.Brenda S. Birkett, Southern University (2012), The Recent History of Corporate Audit Committees, Accounting Historians Journal.

33.Bruce A. Rayton & Suwina Cheng (2004), Corporate Governance in the United Kingdom: changes to the regulatory template and company practice from 1998-2002, University of Bath, School of management, Working paper series.

34.Dragon Group International Limited (2012), Annual report, www.dragongp.com.

35.Domino’s Pizza Group plc (2012), Annual report and Accounts 2012, www.fsc.org.

36.Donalson & Davis (1991); Muth & Donaldson (1998), Stewardship Theory. 37.Higgs (2003), Review of the Role and Effectiveness of Non-executive

Directors, London.

38.International Finance Corporation (IFC-2010), Corporate Governance Manual, Second Edition.

39.Keppel Land Limited (2012), Annual report, www.keppelland.com.sg. 40.OECD (2004), Principles of Corporate Governance.

41.Paper P1 (2012), Governance, Risk & Ethics, ACCA Qualification Examinations Book.

42.Parkinson (1994), Corporate Governance.

43.Rebekah A. Sheely, Ph.D., CPA (2006), WorldCom: A Simple Recipe for Cooking the Books.

44.Richard Greenbury (1995), Report on Directors’ Remuneration, Gee, London.

45.Rolls-Royce Holdings plc (2012), Annual report, www.rolls-royce.com. 46.Ronald Hampel (1998), Committee on Corporate Governance: Final Report,

Gee, London.

47.Sarbanes-Oxley (2002).

48.Stuart D. Buchalter and Kristin L. Yokomoto (2006), Audit Committees’ Responsibilities and Liability, The CPA Journal.

49.UK Corporate Governance Code (2010).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ủy ban kiểm toán trong quản trị công ty - Kinh nghiệm của thế giới và hướng ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)