- Việt Nam không thiếu luật liên quan đến QTCT, chẳng hạn Nghị định 59/2009 của Ngân hàng Nhà nước, gần đây là Thông tư 121/2012 của UBCKNN. Tuy nhiên, các quy định về QTCT áp dụng chủ yếu với hai loại DN: Niêm yết và công ty đại chúng. Như vậy, với những công ty không niêm yết, không phải là công ty đại chúng thì QTCT không được quy định, đó là một lỗ hổng, chưa kể các quy định liên quan khác vẫn thiếu và yếu, ví dụ về minh bạch thông tin. Vì vậy, quốc hội nên xem xét ban hành hoặc bổ sung, sửa đổi các quy định trong luật doanh nghiệp, luật chứng khoán để hoàn thiện nội dung về BKS hay UBKT cho các công ty đại chúng và cân nhắc đề cập những quy định thiết thực cho các loại hình doanh nghiệp khác, góp phần xây dựng mội trường QTCT tốt cho toàn nền kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện phát triển đồng đều, nhất quán.
- Một số kiến nghị cụ thể đối với Luật Doanh nghiệp:
“Thành viên BKS không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Thành viên BKS không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty” nên được sửa thành “Thành viên BKS không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Thành viên BKS không phải là cổ đông (trình bày thông tin trên báo cáo thường niên nếu là cổ đông) hoặc người lao động của công ty”.
Ban hành bổ sung các quy định đối với việc thành lập UBKT cũng như các ủy ban độc lập khác trực thuộc HĐQT để thực thi độc lập các chức năng kiểm tra, giám sát hiệu quả hơn.
- Luật/bộ nguyên tắc QTCT
Các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Anh, Singapore đã sớm có cho mình Đạo luật SOX hay các bộ nguyên tắc QTCT và cập nhật thường xuyên những quy định, nguyên tắc cho phù hợp thực tiễn nền kinh tế. Nhờ đó, các công ty tại các quốc gia này sớm nhận thức và nhận ra hiệu quả của một môi trường quản trị tốt để tự mình áp dụng và làm tốt. Việt Nam cũng vậy, có thể bây giờ nói đến một bộ
nguyên tắc tương đối hoàn chỉnh cho các công ty vận dụng là còn quá sớm và không khả thi, nhưng đó là điều mà sớm muộn Việt Nam cần phải có. Bởi lẽ bên cạnh những quy định trong luật liên quan, những cái mà công ty phải cóp nhặt để thực hiện, thì việc có hẳn một bộ nguyên tắc QTCT sẽ dễ dàng hơn cho việc tiếp cận và áp dụng, và lúc này sẽ không chỉ áp dụng cho công ty đại chúng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể vận dụng cho mình một cách phù hợp hoạt động của công ty mình nhất. Các doanh nghiệp cần có sự thống nhất về khái niệm và nội dung của khoa học quản trị, một hệ thống các khái niệm, thuật ngữ cơ bản thông dụng nhất trong QTCT phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Qua đó bản chất của quản trị sẽ được thể hiện một cách thống nhất, có thể hiểu được và đến với chủ sở hữu, những cán bộ, công chức nhà nước và người quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, việc nghiên cứu, biên soạn các cẩm nang hay sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo khác về quản trị rõ ràng cũng rất cần thiết.
- Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp mới được ban hành. Nghị định này hoàn thiện và thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP, tạo thuận lợi hơn cho việc thực hiện Luật Doanh nghiệp thông qua việc quy định bổ sung và sửa đổi những vấn đề chính về “ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ; góp vốn, mua cổ phần; quyền khởi kiện của cổ đông đối với thành viên HĐQT và Ban Giám đốc; họp và ra quyết định trong công ty; công khai hóa những người có liên quan và các giao dịch của họ với công ty; giải thể doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài”. Tuy nhiên, nghị định này vẫn còn hạn chế nhất định torng vấn đề hướng dẫn rõ ràng. Chính phủ cần phát huy hơn nữa việc ban hành các nghị định hướng dẫn thế này và ngày càng hoàn thiện hơn bằng cách hướng dẫn rõ ràng, cụ thể giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp nhận và vận dụng đúng theo những gì luật quốc hội đã quy định. - Việt Nam cần gấp rút thành lập một tổ chức phát triển, hỗ trợ nâng cao chất
lượng QTCT, cũng như hỗ trợ các thành viên HĐQT trong nâng cao kiến thức, cập nhật các diễn biến trên thế giới về QTCT. Nên thành lập một Viện hay Trung tâm QTCT nhằm xúc tiến các thông lệ tối ưu về QTCT, trong đó có sự đóng góp quan trọng của UBKT, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
UBKT trong QTCT, tập huấn cho thành viên HĐQT, cung cấp dịch vụ, hướng dẫn cho HĐQT.
- Do nhà nước nắm giữ tỉ lệ sở hữu lớn trong các công ty niêm yết Việt Nam, nhà nước phải là ‘người tiên phong’ trong thúc đẩy các thông lệ QTCT tốt. Ít nhất nhà nước thông qua đại diện của mình tại các công ty mà nhà nước nắm phần vốn đa số cần yêu cầu các công ty này thực hiện QTCT tốt, sớm thành lập UBKT thông qua việc áp dụng Hướng dẫn về QTCT dành cho Doanh nghiệp có vốn nhà nước của OECD.