Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng về quản lý nguồn lực của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Toyo Việt Nam (Trang 83 - 85)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng về quản lý nguồn lực của công ty

Công ty phải luôn đảm bảo cung cấp và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đáp ứng và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, mang đến những giá trị cốt lõi cho công ty.

Theo phân tích thực trạng về quản lý nguồn lực tại công ty, những đề xuất, các giải pháp về nguồn nhân lực và vật lực bên dưới nên được xem xét và áp dụng ngay vào công ty để thực hiện:

- Đối với nguồn nhân lực:

 Công ty phải hoàn hiện cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát triển của công ty.

 Hoàn thiện các bảng mô tả công việc cho từng chức danh dựa trên chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban, bộ phận và các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện công việc dựa trên các mục tiêu của bộ phận và công ty.

 Để định hướng nghề nghiệp cho các nhân viên trong từng bộ phận, các trưởng bộ phận phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá và cấp bậc năng lực công việc

72

cho thích hợp để nhân viên dựa vào như là những nấc thang cho sự thăng tiến trong công việc giúp cho họ có định hướng, xây dựng cho mình kế hoạch phát triển bản thân, tạo động lực cho nhân viên luôn có tinh thần cầu tiến phấn đấu, nâng cao và hoàn thiện kỹ năng kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc.

 Công ty cần phải có kế hoạch xây dựng nhân sự kế thừa cho những vị trí quản lý chủ chốt trong công ty, qua kế hoạch này đề ra chương trình bồi dưỡng huấn luyện và giao đảm nhiệm các vị trí thử thách để đánh giá, lựa chọn nguồn nhân sự kế thừa, đảm bảo và không bị động trong cơ cấu nhân sự. Đồng thời cũng tạo động lực cho mọi người có năng lực muốn trở thành nhân sự cấp cao luôn phấn đấu, rèn luyện kỹ năng và kiến thức chuyên môn trong công việc.

 Theo phần phân tích thực trạng nguồn lực của công ty, đội ngũ nhân viên còn rất trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm cần thiết cho việc phối hợp và tổ chức công việc. Do đó để đánh giá nhu cầu đào tạo sát với thực tế, công ty phải tổ chức kiểm tra đánh giá toàn bộ số lao động hiện có, việc kiểm tra đánh giá phải dựa vào cấp bậc của từng vị trí, số năm kinh nghiệm. Qua kết quả đánh giá, công ty nên chia nhu cầu đào tạo ra làm 2 nhóm như sau để xác định nội dung cần đào tạo lại, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo:

+ Đối với nhân viên mới: được định nghĩa là dưới 2 năm làm việc từ khi ra trường và dưới một năm làm việc tại công ty, công ty cần định hướng đào tạo về các quy định của công ty, các hướng dẫn công việc của bộ phận, các quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng, các tiêu chuẩn áp dụng thiết kế, các luật định, quy định của nhà nước phải tuân thủ và áp dụng, các kỹ năng mềm cần thiết.

+ Đối với nhân viên cũ: được định nghĩa là làm việc tại công ty trên 1 năm và ra trường trên 2 năm, công ty cần đào tạo lại các quy chế, quy định nội bộ, các quy trình, hướng dẫn công việc trong hệ thống quản lý chất lượng ISO của công ty để cập nhật lại các thông tin mới, đào tạo nâng cao các kiến thức, kỹ

73

năng chuyên môn cấp cao và tổng quan để đảm đương các công việc cần phối hợp, lập kế hoạch, cách thức triển khai kế hoạch và giám sát thực hiện cũng như giải quyết vấn đề phát sinh.

 Để đảm bảo nguồn nhân lực của công ty được sử dụng hiệu quả, Phòng nhân sự phải phối hợp với các phòng ban, bộ phận để đánh giá 3 tháng một lần (4 lần cho một năm) cho hiệu quả sử dụng nguồn lực tại các đơn vị để có các giải pháp và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình hoạt động của công ty.

 Dựa vào kế hoạch phát triển và tình hình kinh doanh, công ty nên xem xét lại việc xác định và lên kế hoạch nhân lực cho từng dự án đang làm thầu để chủ động trong công tác phân bố, điều chuyển kế hoạch nhân sự cho phù hợp với từng dự án, tránh bị động khi dự án đi vào triển khai thực hiện.

 Về đội ngũ nhân lực cho việc kiểm tra nội bộ, trong thời gian qua việc đào tạo và thực hành cho các nhân viên thực hiện đánh giá nội bộ chưa tốt như trong phần chương 2 về thực trạng đã nêu. Vì vậy, công ty cần phải có kế hoạch đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ nhân lực này để khi đánh giá mang lại những kết quả sát với thực tế giúp cho công tác cải tiến luôn được tốt.

- Đối với nguồn vật lực:

 Công ty cần phải trang bị thêm và mới các phần mềm về vẽ mô phỏng mô hình 3D trong thiết kế, các phần mềm về quản lý và lưu trữ tài liệu, các phần mềm tính toán trong thiết kế và phần mềm về quản lý dự án. Việc trang bị các phần mềm chuyên dụng sẽ giúp cho công ty luôn quản lý tốt các công cụ thực hiện công việc, tránh những sai sót của con người lặp đi lặp lại và tối ưu nguồn lực vật lực của công ty.

 Công ty phải đảm bảo cung cấp các thiết bị, dụng cụ, phương tiện, tài liệu tác nghiệp, trang thiết bị kiểm tra và đánh giá chất lượng trong thi công xây dựng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Toyo Việt Nam (Trang 83 - 85)