Phân tích thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Toyo Việt Nam (Trang 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.5 Phân tích thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại công ty

- Đáp ứng tiến độ hoàn thành nhanh dự án từ chủ đầu tư đã ảnh hưởng đến việc tuân thủ đầy đủ theo các yêu cầu và hướng dẫn của hệ thống quản lý chất lượng.

- Nguồn nhân lực trẻ và năng động giúp cho môi trường làm việc năng động hơn, tuy nhiên nguồn nhân lực trẻ đi đôi với thiếu kinh nghiệm trong thiết kế thi công cũng ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

- Các yêu cầu của nhà đầu tư ngày một cao, do đó hệ thống tài liệu cần phải xem xét lại và hoàn thiện thêm để áp dụng vào công việc nhằm đáp ứng các yêu cầu.

- Vấn đề đào tạo chưa được đầy đủ cho toàn nhân viên để hiểu và áp dụng các yêu cầu và hướng dẫn của hệ thống quản lý chất lượng vào công việc.

2.2.5. Phân tích thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại công ty Toyo Việt Nam Toyo Việt Nam

2.2.5.1 Giới thiệu thiết kế nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu

Để nhận định và đánh giá tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của công ty, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia bằng cách phỏng vấn trực tiếp Ban

37

giám đốc công ty và các trưởng phó phòng ban trong công ty về những hoạt động công việc theo hệ thống quản lý chất lượng. Sau đó, thông tin này được chuyển thành các tiêu chí để xây dựng bảng khảo sát tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại công ty.

Dữ liệu khảo sát được thiết kế dưới dạng bảng, được chia thành từng nhóm tiêu chí để thu thập mức độ đánh giá với các tiêu chí đã nêu trong bảng. Có 5 mức đánh giá kết quả từ “hoàn toàn không tốt” đến mức độ “rất tốt”. Kích thước mẫu chọn ngẫu nhiên từ 180 cán bộ, công nhân viên chức, quản lý có kinh nghiệm làm việc tại công ty từ 2 năm trở lên trải đều trong các phòng ban của công ty.

Kích thước mẫu khảo sát được tính theo công thức n ≥ m*5, với m là số mục hỏi, m = 32, tác giả đã tiến hành khảo sát 180 người, sau khi loại bỏ các bảng không hợp lệ, tác giả sử dụng 164 bảng khảo sát để phân tích.

Về nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu gồm 32 tiêu chí đánh giá tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại công ty, được thể hiện trong bảng khảo sát như phụ lục số 1. Tổng số 32 tiêu chí này được chia thành 7 nhóm như sau:

- Nhóm 1: Quản lý hệ thống và hệ thống tài liệu, gồm 3 tiêu chí từ 1 đến 3. - Nhóm 2: Trách nhiệm lãnh đạo, gồm 6 tiêu chí từ 4 đến 9.

- Nhóm 3: Quản lý nguồn lực, gồm 4 tiêu chí từ 10 đến 13.

- Nhóm 4: Tạo sản phẩm thiết kế và phát triển, gồm 6 tiêu chí từ 14 đến 19. - Nhóm 5: Mua hàng, gồm 2 tiêu chí từ 20 đến 21.

- Nhóm 6: Hoạt động sản xuất và dịch vụ, gồm 6 tiêu chí từ 22 đến 27. - Nhóm 7: Đo lường, phân tích và cải tiến, gồm 5 tiêu chí từ 28 đến 32.

Kết quả nghiên cứu:

Kết quả phân tích nghiên cứu chủ yếu là các thống kê mô tả dựa trên các tiêu chí trong từng nhóm đã được nêu ở trên, tác giả sẽ trình bày kết quả cụ thể theo từng nhóm các chức năng hệ thống quản lý chất lượng thực tế tại công ty thông qua phần phân tích ở các phần tiếp theo sau đây của chương 2.

38

2.2.5.2 Phân tích thực trạng về hệ thống tài liệu

Bảng 2.3: Theo dõi sửa đổi tài liệu từ năm 2001 đến 2012 Nguồn: Bảng theo dõi hệ thống tài liệu nội bộ của công ty [5]

STT Mã Tên tài liệu Phát hành lần đầu Năm sửa đổi

Cấp 1

1 QM Sổ tay chất lượng 9/1/2001

2001, 2004, 2010, 2012 Cấp 2

1 QP-100 Xem xét hồ sơ dự thầu và hợp đồng 9/1/2001

2003, 2004, 2010, 2012 2 QP-101 Kế hoạch chất lượng dự án 9/1/2001 2005, 2009, 2012 3 QP-200 Kiểm soát thiết kế chi tiết 9/1/2001 2005, 2010 4 QP-300 Kiểm soát mua sắm vật tư thiết bị hàng hóa 9/1/2001

2001, 2004, 2010, 2011 5 QP-301 Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp 9/1/2001

2005, 2007, 2010, 2012 6 QP-302 Kiểm soát quy trình nghiệm thu tại xưởng chế tạo 9/1/2001 2005, 2010 7 QP-400 Kiểm soát vật tư tại công trường 9/1/2001 2005, 2010 8 QP-401 Kiểm soát hoạt động xây dựng 9/1/2001 2005, 2010, 2012 9 QP-402 Phê duyệt vận hành nhà máy 9/1/2001 2005, 2010 10 QP-600 Sơ đồ tổ chức 9/1/2001 2002, 2005, 2010, 2012 11 QP-601 Xem xét của lãnh đạo 9/1/2001 2002, 2004, 2009, 2011 12 QP-700 Kiểm tra chất lượng nội bộ 9/1/2001 2004, 2010, 2012 13 QP-701 Kiểm soát sự không phù hợp 9/1/2001 2005, 2010, 2012 14 QP-702 Kiểm soát hành động ngăn ngừa và khắc phục 9/1/2001 2005, 2012 15 QP-800 Cải tiến liên tục 9/1/2001 2005, 2012 16 QP-801 Đào tạo 9/1/2001 2005, 2012 17 QP-802 Sự thỏa mãn khách hàng 9/1/2001 2005, 2010 18 QP-900 Kiểm soát tài liệu 9/1/2001 2001, 2010, 2012 19 QP-901 Kiểm soát ghi lại chất lượng 9/1/2001 2004, 2010

39

Sau nhiều lần tái đánh giá vào năm 2004, 2007 và 2010 của bên ngoài và đánh giá nội bộ hàng năm, đến nay hệ thống tài liệu của công ty đã cơ bản hoàn thiện để vận hành hệ thống công ty với một kết quả tốt. Tuy nhiên theo nhu cầu công việc và tình hình hoạt động mở rộng của công ty, hệ thống tài liệu vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục cập nhật, sửa đổi, khắc phục và cải tiến.

Công tác quản lý hệ thống và hệ thống tài liệu được khảo sát tại công ty thông qua bảng câu hỏi về các vấn đề liên quan, với kết quả như sau:

Bảng 2.4: Tổng hợp điểm trung bình chức năng “Quản lý hệ thống và hệ thống tài liệu” Số quan sát Độ lệch chuẩn nhỏ nhất Điểm số Điểm số lớn nhất Điểm trung bình Các công việc hay hoạt động

cần thiết trong bộ phận được lập thành quy trình hướng dẫn công việc

164 0.761 2 4 2.90

Các quy trình hướng dẫn công việc đã ban hành được áp dụng

vào công việc 164 0.693 2 4 3.24

Hệ thống tài liệu hiện tại trong công ty và bộ phận có đầy đủ, sẵn sàng và phù hợp với hoạt động thực tế của công việc

164 0.717 2 4 2.98

Nguồn: Trích từ phụ lục 02 Trong 3 tiêu chí trong nhân tố “Quản lý hệ thống và hệ thống tài liệu”, ta nhận thấy số điểm trung bình đạt được trên trung bình nhưng chưa cao. Như vậy vẫn còn một tỷ lệ người đánh giá chưa cao về các tiêu chí như bên dưới:

- Tiêu chí “Các công việc hay hoạt động cần thiết trong bộ phận được lập thành quy trình hướng dẫn công việc”: số điểm trung bình là 2.90 với kết quả thống kê không tốt chiếm 34.1%, kết quả chấp nhận được chiếm 41.5%, kết quả tốt chiếm 24.4%. Kết quả trên đã thể hiện các công việc cần thiết chưa thành lập các quy trình đầy đủ để áp dụng vào thực hiện công việc. Công ty cần rà soát lại các quy trình và loại bỏ hoặc bổ sung các quy trình hướng dẫn công việc để hoàn thiện hệ thống tài liệu áp dụng cho công việc.

40

- Tiêu chí “Các quy trình hướng dẫn công việc đã ban hành được áp dụng vào công việc”: số điểm trung bình là 3.24 với kết quả thống kê không tốt chiếm 14.6%, kết quả chấp nhận được chiếm 46.3%, kết quả tốt chiếm 39%. Kết quả này thể hiện các quy trình hướng dẫn đã được ban hành được áp dụng tốt vào thực hiện công việc, tuy nhiên một số quy trình đã thành lập rất lâu cần xem xét những điểm chưa được hợp lý để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình áp dụng vào công việc hiện tại.

- Tiêu chí “Hệ thống tài liệu hiện tại trong công ty và bộ phận có đầy đủ, sẵn sàng và phù hợp với hoạt động thực tế của công việc”: số điểm trung bình là 2.98 với kết quả thống kê tại phụ lục 02, kết quả không tốt chiếm 26.8%, kết quả chấp nhận được chiếm 48.8%, kết quả tốt chiếm 24.4% . Tiêu chí này có số điểm dưới trung bình, theo đánh giá của CB-CNV là hệ thống tài liệu của công ty và bộ phận có chưa đầy đủ, sẵn sàng và phù hợp với hoạt động thực tế của công việc. Công ty cần rà soát, loại bỏ hay bổ sung quy trình hướng dẫn để hệ thống tài liệu không chồng chéo, đơn giản dễ thực hiện và phù hợp.

Tóm lại về hệ thống quản lý chất lượng bao gồm vấn đề quản lý hệ thống và hệ thống tài liệu tại công ty vẫn còn những hạn chế sau:

- Về hệ thống tài liệu của công ty là khá đầy đủ, tuy nhiên hiện nay rất nhiều quy trình, quy định và hướng dẫn chồng chéo lên nhau gây ra nhầm lẫn, khó khăn cho việc áp dụng vào công việc. Công ty và bộ phận cần rà soát lại tài liệu hướng dẫn để thống nhất và loại bỏ những chồng chéo, bất cập để áp dụng quy trình vào công việc.

- Các quy trình hướng dẫn đã được ban hành nhưng vẫn khó khăn khi áp dụng vào thực hiện công việc.

- Các công việc đang thực hiện vẫn chưa được lập thành quy trình hướng dẫn đầy đủ, việc này có thể dẫn đến việc thực hiện và chất lượng công việc không đồng nhất và kết quả không tốt.

2.2.5.3 Phân tích thực trạng về cam kết và trách nhiệm triển khai của lãnh đạo. Trách nhiệm của lãnh đạo phải truyền đạt kế hoạch, chiến lược định hướng hoạt động và phát triển công ty đến toàn thể nhân viên. Qua đó, thiết lập và triển khai

41

chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng đến từng phòng ban cho hoạt động của công ty nhằm đạt được sứ mệnh và tầm nhìn đã thiết lập.

Lãnh đạo phải đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết để đáp ứng các mục tiêu đề ra và luôn xem xét các nhu cầu, phản hồi và mong đợi của các bên liên quan để đảm bảo rằng hệ thống quản lý chất lượng của công ty luôn được duy trì, xây dựng và cải tiến liên tục.

Để có thêm thông tin về việc đánh giá kết quả thực hiện cam kết và trách nhiệm triển khai của lãnh đạo, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của cán bộ công nhân viên với kết quả tổng hợp như sau:

Bảng 2.5: Tổng hợp điểm trung bình chức năng “Trách nhiệm lãnh đạo”

Số quan

sát Độ lệch chuẩn nhỏ nhất Điểm số Điểm số lớn nhất trung bình Điểm Chính sách chất lượng và mục tiêu

chất lượng cho hoạt động công ty đã được lãnh đạo cao nhất truyền đạt và triển khai quy trình hướng dẫn công việc

164 0.795 2 5 3.39 Lãnh đạo đảm bảo sẵn có các

nguồn lực cần thiết để đáp ứng các

mục tiêu 164 0.741 2 4 2.88 Công ty có thường xuyên khảo sát

nhu cầu và mong đợi của khách

hàng 164 0.663 2 4 2.95 Mục tiêu của bộ phận bạn được đo

lường và đánh giá việc thực hiện 164 0.663 2 4 3.05 Trách nhiệm và quyền hạn của

nhân viên được định nghĩa rõ ràng 164 0.645 2 4 3.02 Việc thu thập và tổng hợp thông

tin đã phù hợp cho việc xem xét

của lãnh đạo 164 0.618 2 4 3.24

Nguồn: Trích từ phụ lục 02 Thông qua việc khảo sát ý kiến của CB-CNV với bảng câu hỏi và kết quả ở phụ lục 02, có thể đưa ra các nhận xét như sau:

- Đối với tiêu chí “Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng cho hoạt động công ty đã được lãnh đạo cao nhất truyền đạt và triển khai quy trình hướng dẫn công việc” ta thấy số điểm trung bình đạt được là 3.39, số điểm đạt được trên mức trung bình nhưng vẫn thấp. Điều đó cũng có nghĩa rằng chính sách chất lượng và mục tiêu

42

chất lượng đã thực hiện nhưng chưa được truyền đạt và triển khai sâu rộng đến nhân viên hoặc truyền đạt và triển khai chưa hiệu quả đến nhân viên cấp dưới.

- Đối với tiêu chí “Lãnh đạo đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết để đáp ứng các mục tiêu” số điểm trung bình là 2.88, số điểm đạt được nằm ở dưới mức trung bình. Theo kết quả thống kê của phụ lục 02 thì kết quả không tốt chiếm 34.1%, kết quả chấp nhận được 43.9%, kết quả tốt 22%. Kết quả trên cho thấy nguồn lực chưa đầy đủ để đáp ứng các mục tiêu của công ty đề ra, công ty phải xem xét lại về nguồn lực hiện tại của các bộ phận để có giải pháp điều chuyển, hay bổ sung cho phù hợp.

- Đối với tiêu chí “Công ty có thường xuyên khảo sát nhu cầu và mong đợi của khách hàng” số điểm trung bình đạt được là 2.95, có số điểm thấp hơn mức trung bình và chưa đạt được mong muốn của CB-CNV. Hiện nay sau khi kết thúc mỗi dự án công ty có gửi phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng, tuy nhiên về bảng câu hỏi chưa đi sâu vào các vấn đề cần lấy thông tin để phục vụ cho mục tiêu cải tiến nên kết quả thu được là chưa sát với thực tế. Công ty cần xem xét lại bảng câu hỏi để thể hiện các thông tin cần thu thập cho mục tiêu cải tiến, khắc phục và phòng ngừa.

- Đối với tiêu chí “Mục tiêu của bộ phận bạn được đo lường và đánh giá việc thực hiện”, theo bảng khảo sát cán bộ công nhân viên thì số điểm trung bình đạt được là 3.05 chỉ ở mức trung bình. Cũng theo kết quả thống kê tại phụ lục 02 thì kết quả không tốt chiếm 19.5%, kết quả chấp nhận được 56.1%, kết quả tốt 24.4% . Các mục tiêu là do các bộ phận xem xét nhiệm vụ và mong đợi từ bộ phận để đưa ra theo định hướng của chính sách chất lượng công ty. Hiện tại mục tiêu của bộ phận và công ty chưa có công cụ để đo lường định tính nên kết quả có được chỉ dựa trên định tính ước lượng làm cho kết quả chưa chính xác ảnh hưởng đến kết quả xem xét của lãnh đạo.

- Tiêu chí “Trách nhiệm và quyền hạn của của nhân viên được định nghĩa rõ ràng” với số điểm trung bình đạt được là 3.02. Theo kết quả thống kê của phụ lục 02, số người đánh giá kết quả không tốt chiếm 19.5%, kết quả chấp nhận được 58.5%, kết quả tốt 22%. Trong hệ thống tài liệu quản lý chất lượng, công ty có quy trình số QP-600 - Sơ đồ tổ chức trong đó thể hiện rõ vị trí cấp bậc, dòng công việc và mô tả nhiệm vụ công việc của từng vị trí trong công ty. Vì vậy trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên luôn được định nghĩa rõ ràng và kết quả đã phản ánh thực tế của vấn

43

đề. Tuy nhiên các bộ phận mới thành lập như bộ phận mua hàng, bộ phận dự án cần phải cụ thể rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các vị trí để tránh chồng chéo hay thiếu sót.

- Tiêu chí “Việc thu thập và tổng hợp thông tin đã phù hợp cho việc xem xét của lãnh đạo” số điểm trung bình đạt được là 3.24, theo thống kê kết quả của phụ lục 02 số người đánh giá kết quả không tốt chiếm 9.8%, kết quả chấp nhận được/ không có ý kiến là 56.1%, kết quả tốt 34.1%. Thông thường việc thu thập và tổng hợp thông tin phục vụ cho việc xem xét của lãnh đạo là của cấp quản lý từ nhóm trưởng, phó

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Toyo Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)