- Kiên trì, chịu được áp lực của công việc.
Đánh giá công chức là một nội dung cơ bản trong tổng thể hoạt động quản lý công chức và có ý nghĩa quan trọng trong nền công vụ Hiệu lực, hiệu
quản lý công chức và có ý nghĩa quan trọng trong nền công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước nói chung và của hệ thống hành chính nói riêng được quyết định bởi năng lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức. Đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong các giai đoạn phát triển của đất nước xuất phát từ quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng, cán bộ là cái gốc của mọi việc. Công cuộc cải cách hành chính ở nước ta bắt đầu từ năm 1995, trong đó đánh giá là một khâu đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiên các quy trình công vụ. Đồng thời Việt nam đang đứng trước xu thế hội nhập với những thời cơ và thách thức to lớn đòi hỏi cần phải nắm bắt được các cơ hội và lường trước được những nguy cơ. Trong đó, việc hoàn thiện mô hình quản lý công chức nhằm xây dựng được đội ngũ công chức chuyên nghiệp đáp ứng được các yêu cầu trong tình hình mới, góp phần rút ngắn khoảng cách với các nền công vụ tiên tiến trên thế giới là nhiệm vụ trọng tâm. Trong khi đó, những bất cập của chế độ đánh giá công chức mang nhiều dấu ấn của hệ thống chức nghiệp đã hạn chế năng lực thực thi của công chức. Với sự ra đời của Luật cán bộ, công chức 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành, có thể nói việc đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ đã bắt đầu được thể chế hoá với nguyên tắc quản lý công chức kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế, tạo cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả, công tác quản lý công chức.
Với những nhận định trên, luận án đưa ra những nhận xét, đánh giá về chế độ đánh giá công chức ở nước ta trong mối tương quan so sánh với thực